1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.8.3. Một số bài học kinh nghiệm tại quận Đồ Sơn, thành phố Hả
Hải Phòng.
Từ những kinh nghiêm phát triển du lịch bền vững của Thái Lan, Singapore; của thành phố Đà Nẵng; Tỉnh Quảng Ninh có thể rút ra một số kinh nghiệm thực tiễn cho QLNN về du lịch tại quận Đồ Sơn, thành phố Hải phòng như sau:
Hải Phòng là một trong những thành phố lớn của cả nước, đã được Nhà nước định hướng tập trung xây dựng thành một trung tâm kinh tế thương mại của vùng Duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ, là một cực quan trọng trong cực tăng trưởng kinh tế của miền Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Vị trí địa lý, hệ thống đường thuỷ cùng mạng lưới đường bộ, đường sắt, cảng biển và sân bay đã tạo cho Hải Phòng trở thành một cửa biển quan trọng nhất khu vực miền Bắc Việt Nam. Kể từ khi Việt Nam thực hiện chiến lược kinh tế mở, du lịch Hải Phòng phát triển nhanh chóng.
Hải Phòng là cửa ngõ giao lưu kinh tế quốc tế khu vực phía Bắc thông qua cảng biển trong đó có Đồ Sơn là vùng có nhiều thuận lợi đang nỗ lực phát huy nội lực tạo thế hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nghị quyết 32-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo tiêu chuẩn Đô thị loại I đang tạo cho Hải Phòng những vị thế mới, đồng thời cũng đặt ra cho Thành phố trọng trách phải phát huy hết nội lực, thu hút ngoại lực biến các tiềm năng thành hiện thực đưa tốc độ phát triển kinh tế Hải Phòng tăng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Trong bối cảnh đó, Đồ Sơn không chỉ là một Quận Đô thị bình thường mà là một trung tâm du lịch quốc
tế lớn của Thành phố Hải Phòng và khu vực các tỉnh phía Bắc.
- Chính quyền thành phố Hải Phòng và quận Đồ Sơn phải có định hướng chiến lược, xây dựng các chính sách phát triển du lịch bền vững, làm cơ sở cho công tác quy hoạch phát triển du lịch bền vững. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư cần có sự nhận thức đúng đắn và đầy đủ về phát triển du lịch bền vững. Phát triển phải cân đối cả ba mặt: kinh tế, xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường; kết hợp hài hòa giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài trong quá trình phát triển du lịch. Có như vậy mới thúc đẩy các ngành nghề, lĩnh vực trên địa bàn cùng phát triển, là tiền đề và là điều kiện cần thiết cho sự phát triển bền vững của du lịch.
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch có chất lượng cao và tổ chức thực hiện hiệu quả quy hoạch, kế hoạch. Quy hoạch phát triển du lịch bền vững phải được xây dựng trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng đắn tiềm năng, hiện trạng tài nguyên du lịch, các nguồn lực phát triển du lịch; luận chứng phải phù hợp các phương án phát triển du lịch bền vững, cân đối giữa các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường và phải có tính ổn định lâu dài.
- Chú trọng công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có chuyên môn nghiệp vụ tốt, chuyên nghiệp trong thực hiện công việc
- Hoàn thiện xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ cho phát triển du lịch bền vững. Nâng cấp đồng bộ hệ thống giao thông, điện, nước, mạng lưới thông tin, cơ sở lưu trú, dịch vụ, các khu vui chơi phục vụ du lịch…
- Thực hiện quảng bá sâu rộng đến mọi chủ thể trong và ngoài nước; cộng đồng dân cư về phát triển du lịch bền vững để thu hút sự tham gia tích cực, có trách nhiệm của các chủ thể vào quá trình phát triển du lịch bền vững.
- Tăng cường bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường. Nâng cấp hệ thống xử lý nước thải trong khu du lịch; bảo vệ và mở rộng diện tích rừng thông, tăng độ che phủ đồi núi…Đặc biệt là bảo vệ môi trường biển, chống ô nhiễm, xói mòn các bãi tắm; thích ứng với biến đổi khí hậu…
Tiểu kết Chương 1:
Những vấn đề lý luận của quản lý nhà nước về du lịch là phần rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài này. Chương này tập trung làm rõ những vấn đề lý luận QLNN về du lịch và có 3 nội dung cơ bản mà tác giả tập trung đề cập đó là:
- Các khái niệm về Du lich, hoạt động du lịch và QLNN về du lịch. Trên cơ sở nghiên cứu các khái niệm, định nghĩa về du lịch từ trước đến nay và thực tiễn của du lịch Việt Nam, tác giả luận văn cho rằng định nghĩa về du lịch theo Luật Du lịch của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phù hợp và mang tính tổng quát cao của hoạt động du lịch…Trong thời đại ngày nay phát triển du lịch là xu hướng tất yếu của một quốc gia, một vùng lãnh thổ nhưng phải đảm bảo được các yêu cầu và điều kiện phát triển của nó.Theo đó, sự quản lý nhà nước về du lịch đòi hỏi ngày càng hoàn thiện hơn. QLNN về du lịch là hoạt động chấp hành và điều hành của Nhà nước đối với hoạt động du lịch, để các hoạt động đó diễn ra theo quy định của Pháp luật.
Nội dung QLNN về du lịch bao gồm các nội dung chính như xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch; xây dựng hệ thống văn bản chính sách quản lý hoạt động du lịch; tổ chức bộ máy và đào tạo; bồi dưỡng nguồn lực quản lý hoạt động; đầu tư các nguồn lực cho hoạt động du lịch; Thanh tra, kiểm tra trong QLNN đối với hoạt động du lịch
Kinh nghiệm QLNN về du lịch của một số quốc gia Đông Nam Á và các thành phố lân cận. Từ đó nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về du lịch trên một số lĩnh vực như : Định hướng phát triển ngành du lịch ở địa phương; Tạo khuôn khổ pháp luật thuận lợi cho sự phát triển và Tổ chức chỉ đạo điều hành, kiểm tra hoạt động ngành du lịch ở địa phương…
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỒ SƠN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG