1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
2.1.3. Điều kiện về xã hội
* Đặc điểm về dân số và lao động
Năm 2010, khi mới chuyển sang đơn vị hành chính cấp quận, Đồ Sơn có dân số 44.775 người. Mật độ dân số bình quân 1.054 người/km2, tương đương với bình quân chung của toàn thành phố Hải Phòng. Đến năm 2017, dân số Quận tăng lên đến 47.473 người, mật độ dân số lên đến người/km2
. Một đặc thù của Đồ Sơn là diện tích đất bãi và diện tích đất nằm trong khu du lịch (toàn bộ phường Vạn Hương), khu dành cho quốc phòng an ninh khá lớn nên mật số dân ở một số khu vực trung tâm phát triển dịch vụ du lịch của quận thường cao hơn nhiều so với các khu vực khác.
Biểu 2.1.3: Diện tích, dân số năm thành lập quận Đồ Sơn
Phường Năm 2010 Năm 2017 Diện tích đất tự nhiên (Ha) Dân số tr. bình (Người) Mật độ dân số (Ng/km2) Diện tích đất tự nhiên (Ha) Dân số trung bình (Người) Mật độ dân số (Ng/km2) Ngọc Xuyên 1.196,29 6,072 508 1.196,29 5.826 487 Ngọc Hải 349,48 7.846 2.245 349,48 8.003 2.290 Vạn Hương 421,53 5.403 1.282 421,53 3.622 806 Vạn Sơn 218,64 6,424 2,938 218,64 5.812 2.658 Minh Đức 523,80 5.424 1.036 523,80 6.169 1.178 Bàng La 966,73 7.858 813 966,73 9.930 1.027 Hợp Đức 571.60 5.748 1.006 571.60 8.111 1.419 Tổng số 4.248,07 44.775 1.054 4.248,07 47.473,0 1.118
Mật độ dân số không đồng đều giữa các phường và đã có sự biến động trái chiều giữa các phường giai đoạn 2008-2015. Năm 2010, phường Vạn Sơn có mật độ dân số cao nhất lên đến 2.938 người/km2, trong khi phường Ngọc Xuyên chỉ có hơn 508 người/km2. Phường Bàng La có 813 người/km2
, phường Hợp Đức có 1096 người/km2, phường Minh Đức có 1.036 người/km2
. Đến năm 2017, mật độ dân số phường Vạn Sơn còn 2.658 người/km2, phường Ngọc Xuyên còn 487 người/km2, đặc biệt phường Vạn Hương chỉ còn 586 người/km2, trong khi đó mật độ dân số các phường có biến động tăng là phường Hợp Đức 1.419 người/km2, Minh Đức 1.178 người/km2…
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm tương đối thấp. Năm 2010 là 0,84%, năm 2017: 0,9%. Tuy nhiên, do sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hoá, phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ đã tạo sức hút lao động làm cho tỷ lệ tăng dân số cơ học trên địa bàn quận Đồ Sơn có thể biến động tăng khá. Vì vậy quy mô dân số của quận Đồ Sơn đã tăng từ 44.775 người năm 2010 lên 47.473 người năm 2017. Xu hướng này có thể tăng nhanh hơn ở giai đoạn 2020 đến năm 2030.
Về quy mô cơ cấu lao động, năm 2010 tổng số lao động toàn Quận có 26.715 người, chiếm 59,2% tổng dân số Quận, trong đó khu vực nông, lâm, thủy sản chiếm 30%, khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 15,4%, khu vực thương mại, dịch vụ chiếm 54,6%.
Đến năm 2017, theo số liệu thống kê Quận Đồ Sơn tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế còn 26.261 người chiếm 58,6% tổng dân số. Trong số đó, lao động làm việc ở khu vực nông lâm, thủy sản chiếm 30,4% tổng số lao động Quận, khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 15,7% tổng số lao động Quận, khu vực thương mại, dịch vụ, chiếm 53,9% tổng số lao động Quận.
Về chất lượng lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề được tăng lên đáng kể. Năm 2005 mới đạt 9,2% tổng lao động, năm 2010 ước đạt 61,23% tổng lao động đang làm việc, trong đó có 15,8% số lao động được đào tạo có trình độ cao đẳng, đại học. Tính đến năm 2017 tỷ lệ lao động qua đào tạo ở mức 75%, trong đó có 21,5% lao động được đào tạo ở bậc cao đẳng và Đại học.
* Các di tích lịch sử, văn hoá và lễ hội
Đồ Sơn là nơi có nhiều di tích lịch sử, các hoạt động văn hóa, lễ hội được tổ chức hàng năm khá đa dạng và phong phú, tạo sức hấp dẫn và là tiềm năng để xây dựng thành các sản phẩm du lịch có thể khai thác trên địa bàn Quận. Cụ thể:
- Các di tích lịch sử: Trên địa bàn quận có nhiều di tích lịch sử như Tháp Tường Long là di tích lịch sử thời Lý, đã được khôi phục và hoàn thành vào dịp 2010 kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội.
Đình Ngọc, suối Rồng nằm ở phường Ngọc Xuyên; đền Nam Hải Thần Vương và Đèn Hải Đăng nằm trên đảo Dáu là những di tích lịch sử gắn với các truyền thuyết, những điểm thăm quan hấp dẫn trong tour du lịch.
Ngoài ra, Đồ Sơn còn có nhiều di tích lịch sử văn hoá, tín ngưỡng như Đền Bà Đế, chùa Thiên Phúc với nhiều lễ hội hàng năm là tiềm năng phát triển du lịch tín ngưỡng, tâm linh.
+ Bến tàu “Không số”, nơi xuất phát của những con tàu không số của Hải quân Việt nam theo “đường Hồ Chí Minh trên biển” từ miền Bắc vào chi viện cho chiến trường miền Nam. Hiện nay chứng tích bộ khung của cầu tàu vẫn nằm ở mép bờ thung lũng xanh tại khu III Đồ Sơn. Đây là nơi thu hút khách thăm quan, nơi diễn ra các sự kiện kỷ niệm về lịch sử của Hải quân Việt Nam anh hùng, nơi các cựu chiến binh Hải quân tìm về nhân các ngày truyền thống. Nơi đây có thể trở thành một điểm thăm quan, du lịch lịch sử.
+ Lễ hội chọi trâu được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Chọi trâu là lễ hội đặc sắc và nổi tiếng riêng có của Đồ Sơn với vòng đấu loại tổ chức vào đầu tháng 6 âm lịch, vòng chung kết tổ chức vào ngày 9/8 Âm lịch hàng năm là hoạt động thu hút khách thập phương về thăm dự lễ hội và khai trương mùa du lịch hè Đồ Sơn. Các hoạt động thăm quan quy trình chăm sóc huấn luyện trâu chọi sẽ là một tiềm năng có sức thu hút hấp dẫn khách du lịch.
+ Bãi tắm biển: Ba bãi tắm khu I, khu II, khu III là khu vực bãi biển có
nền bãi và cảnh quan đẹp nhưng nước biển đục do ảnh hưởng của nước sông Cấm, sông Lạch Tray, sông Văn úc đổ ra vào mùa mưa.