Quan điểm phát triển du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn quận đồ sơn, thành phố hải phòng (Trang 79 - 84)

3. Phương hướng phát triển QLNN về du lịch trên địa bàn quận Đồ Sơn,

3.2.1. Quan điểm phát triển du lịch

a) Quan điểm 1: Phát triển du lịch Đồ Sơn phải phù hợp với Quy hoạch

tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Quận, Quy hoạch phát triển du lịch Hải Phòng giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Du lịch Đồ Sơn một mặt là bộ phân không thể tách dời của tổng thể kinh tế - xã hội của Quận, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Điều đó thể hiện ở mối quan hệ trong khai thác các tiềm năng, lợi thế, trong cùng khai thác nguồn vốn đầu tư và sử dụng các hệ thống hạ tầng, nguồn nhân lực hiện có của Quận; đặc biệt trong mối tác động tương hỗ lẫn nhau cùng phát triển, trong đó các ngành nông, lâm thủy sản tạo lập các sản phẩm du lịch (các sản phẩm về môi trường cho du lịch sinh thái, du lịch làng nghề…), cung cấp các sản phẩm là nguyên liệu đầu vào cho các dịch vụ du lịch (thủ hải sản để chế biến các món ăn đặc trưng phục vụ du khách…). Ngược lại, dịch vụ du lịch hỗ trợ các hoạt động nông, lâm, thủy sản với tư các là thị trường các nông sản, tạo nguồn tiêu thụ ổn định, sức mua lớn, giá trị gia tăng cao.

Mặt khác, du lịch của quận Đồ Sơn là bộ phận của hoạt động du lịch của Thành phố Hải Phòng và các địa phương phụ cận trong tổng thể các hoạt động du lịch của các tỉnh ven biển vùng Bắc Bộ. Vì vậy, du lịch của quận Đồ Sơn cũng như của toàn Thành phố Hải phòng và các tỉnh ven biển vùng Bắc

Bộ cần có sự liên kết phối hợp với nhau để cùng phát triển. Sự liên kết đó cần được thực thi ngay từ ban đầu thông qua các quy hoạch.

Với ý nghĩa đó, phát triển du lịch Đồ Sơn phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Quận, Quy hoạch phát triển du lịch Hải Phòng và các tỉnh ven biển vùng Bắc Bộ giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn 2030 là cần thiết và cần được quán triệt khi quy hoạch phát triển du lịch quận Đồ sơn, cũng như các điah phương khác trong vùng.

Quán triệt quan điểm này, việc xác định hướng phát triển, các chỉ tiêu quy hoạch du lịch của Đồ Sơn phải dựa trên cơ sở định hướng phát triển và các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và các chỉ tiêu phát triển về du lịch của Thành phố đã được phê duyệt.

Với quan điểm này trong thời kỳ qui hoạch 2016-2020, tiếp tục phấn đấu để phát triển Đồ Sơn trở thành một trung tâm đô thị du lịch dịch vụ lớn ở khu vực phía Bắc. Đến năm 2030 du lịch Đồ Sơn phải có bước chuyển biến về chất, với các cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại, các sản phẩm du lịch được thiết kế phong phú và khai thác có hiệu quả.

Đặc biệt, việc xác định mục tiêu phương hướng phát triển du lịch trên địa bàn Đồ Sơn phải dựa vào định hướng bố trí phát triển không gian kinh tế Hải Phòng và dựa vào định hướng phát triển ngành du lịch dịch vụ của Thành phố Hải Phòng và vùng ven biển Bắc Bộ.

Qui hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn quận Đồ Sơn, đặc biệt là giao thông đường bộ, đường sắt, cấp điện, nước phải đảm bảo đồng bộ với qui hoạch hạ tầng kỹ thuật và không gian đô thị của toàn thành phố Hải Phòng 2011- 2025 tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Sự phát triển các hoạt động du lịch của Đồ Sơn cần có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ với các quận, huyện khác của thành phố và các tỉnh bạn.

b) Quan điểm 2:Phát triển du lịch quân Đồ Sơn phải bền vững, tranh thủ khai thác mọi nguồn lực, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế; nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu phát triển.

Phát triển bền vững là xu thế tất yếu của nền kinh tế hiện đại, khi các nguồn lực cho phát triển kinh tế, xã hội ngày càng suy giảm và thực trạng phát triển kém bền vững của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, kể cả phát triển du lịch của quận Đồ Sơn.

Phát triển bền vững được thể hiện ở cả về kinh tế, xã hội và môi trường, nhưng trên thực tế phát triển du lịch nói chung, ở Đồ Sơn nói riêng đều chưa thật chú ý từng mặt và xem xét tổng thể cả 3 mặt đó.

Về kinh tế: Tình trạng khai thác nguồn lực cho phát triển du lịch lãng

phí đã tiềm ẩn những nguy cơ lãng phí nguồn lực, nhất là nguồn lực tự nhiên và các cơ sở lưu trú du lịch. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các cơ sở kinh doanh du lịch làm cho môi trường kinh doanh và hưởng thụ các sản phẩm du lịch…

Về xã hội: Tình trạng chèo kéo khách, tình trạng chặt chém… ở một vài

cơ sở kinh doanh du lịch, thậm chí trình độ nguồn nhân lực thấp không đáp ứng yêu cầu của tiếp cận và phục vụ khách hàng sẽ gây sự mất thiện cảm khiến du khách không muốn quay lại là những biểu hiện và nguyên nhân của sự không bền vững trong phát triển du lịch về mặt xã hội.

Về môi trường: Những vấn đề ô nhiễm môi trường đối với các sản

phẩm du lịch như ô nhiễm nguồn nước ở các bãi tắm, ô nhiễm ở các cơ sở dịch vụ ăn uống, thậm chí xây dựng các cơ sở du lịch, phát triển nuôi trồng thủy sản, phát triển các khu công nghiệp… gây ảnh hưởng đến môi trường là những biểu hiện của sự phát triển du lịch kém bền vững.

Những biểu hiện trên đều biểu hiện ở Đồ Sơn ở những mức độ khác nhau, ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch bền vững của quận Đồ Sơn. Để phát triển bền vững du lịch, quận Đồ Sơn cần tranh thủ khai thác mọi nguồn lực, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế; nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu phát triển. Những vấn đề trên cần được quán triệt ngay từ khi xây dựng các đề án quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, trong đó có du lịch cho đến triển khai các hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn Quận trong những năm đến 2020, tầm nhìn 2030.

c) Quan điểm 3: Phát triển du lịch phải đảm bảo gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của địa phương, khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch nhưng phải gắn liền với bảo vệ tài nguyên, môi trường.

Phát triển du lịch vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội rộng rãi. Vì vậy, phát triển du lịch nói chung, trên địa bàn quân Đồ Sơn nói riêng cần kết hợp với đảm bảo, giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của địa phương; đặc biệt giữa khai thác có hiệu quả các tài nguyên du lịch với bảo vệ tài nguyên, môi trường. Đây về thực chất cũng là nội dung của phát triển bền vững, nhưng là sự phối hợp, gắn kết giữa các ngành, lĩnh vực và có tầm quan trọng nên tách thành quan điểm riêng.

Với quận Đồ Sơn, quan điểm trên cần được đặc biệt chú ý, vì du lịch của Quận có lịch sử phát triển lâu đời, các sản phẩm du lịch vừa mang tính văn hóa, xã hội, vừa có tính nhạy cảm như: các hoạt động mang tính tâm linh, các sản phẩm du lịch lễ hội, nhưng lại có những sản phẩm vui chơi như casino… Những sản phẩm du lịch gắn với môi trường biển, với những hoạt động du lịch và phát triển thủy sản có những sự tương đồng với nhau, nhưng rất dễ mâu thuẫn với nhau, cần phải được xử lý thỏa đáng.

Quán triệt quan điểm trên đòi hỏi quy hoạch phát triển Đồ Sơn phải lựa chọn mức độ khai thức các sản phẩm du lịch phù hợp, tăng cường sự phối hợp giữa các ngành trong phát triển, tăng cường quản lý nhà nước với các hoạt động du lịch. Đặc biệt, có quan điểm rõ ràng với các hoạt động nhạy cảm như hoạt động casino, với các hoạt động vui chơi giải trí khác theo hướng mở rộng hoạt động để tăng quy mô, tăng hiệu quả kinh doanh du lịch, nhưng tăng cường quản lý theo các mức độ được mở rộng.

d) Quan điểm 4: Phát triển du lịch nội địa và du lịch quốc tế, kết hợp

chặt chẽ với an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội góp phần phục vụ đắc lực sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc.

Phát triển du lịch là hoạt động mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại cho địa phương có tiềm năng phát triển du lịch.

Các quan hệ kinh tế đối ngoại của phát triển du lịch bao gồm: Quan hệ giữa địa phương phát triển du lịch với các địa phương có phát triển du lịch khác trong nước, với các khách du lịch trong nước;Quan hệ giữa các quốc gia với nhau trong phối hợp khai thác du lịch giữa các nước và với các quốc gia có khách du lịch đến.

Các quan hệ này cần được mở rộng để đẩy mạnh khai thác các sản phẩm du lịch giữa các địa phương, giữa các quốc gia. Đó là xu hướng phát triển cần được mở rộng để phát triển du lịch. Tuy nhiên, cùng với việc mở rộng du lịch là sự gia tăng dòng người từ các địa phương khác nhau, từ các quốc gia khác nhau đến. Đây là cơ hội để các thế lực phản động trà trộn, các thế lực thù địch xâm nhập để tìm hiểu hay thực hiện các âm mưu chống phá về kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng.

Những cơ hội đó cần được hiểu như là nguy cơ để có biện pháp đề phòng, nhưng vì là nguy cơ nên các biện pháp đề phòng cần chặt chẽ, nhưng hết sức tế nhị, đề phòng từ xa, tránh gây phản cảm cho du khách.

Đối với Đồ Sơn, do vị trí trọng yếu về địa lý, do lịch sử phát triển kinh tế nên các vấn đề phát triển du lịch nội địa và du lịch quốc tế, kết hợp chặt chẽ với an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội cần được đặc biệt chú ý. Trên địa bàn Quận, các cơ sở quốc phòng, nhất là diện tích đất đai do quốc phòng quản lý và khai thác chiếm tỷ trọng lớn. Trên địa bàn quận còn có các cơ sở kinh tế có vị trí chiến lược cho an ninh biển như Đèn hải đăng, Biên phòng…

Vì vậy, khi quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, nhất là phát triển du lịch một mặt cần huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển kinh tế, xã hội, cho phát tirne du lich; nhưng mặt khác cần đảm bảo an ninh, quốc phòng… nhất là những vấn đề liên quan đến an ninh biển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn quận đồ sơn, thành phố hải phòng (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)