Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn quận đồ sơn, thành phố hải phòng (Trang 68 - 75)

1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Hạn chế

Tuy đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, song so với tiềm năng, lợi thế, nhất là so với yêu cầu chuyển đổi sang kinh tế thị trường và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, du lịch Đồ Sơn vẫn còn những hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết sau:

Một là, ngành du lịch Việt Nam nói chung cũng như Hải Phòng, Đồ

Sơn nói riêng tuy có mức tăng trưởng khá, nhưng phát triển chậm chưa theo kịp với tiến trình hội nhập quốc tế. Riêng đối với Đồ Sơn, tốc độ tăng doanh thu du lịch mới đạt 10,45%/năm giai đoạn 2007-2017 và 12,93%/năm giai đoạn 2012-2017 so với mức tăng 16,6%/năm giai đoạn 2010-2015 của nhóm ngành dịch vụ trên địa bàn Quận.

Đặc biệt, quy mô hoạt động du lịch ở mức nhỏ bé nên mặc dù tốc độ tăng trưởng cao về số tương đối, nhưng khá nhỏ về tuyệt đối, mới đạt 145 tỷ năm 2005 và 380 tỷ đến năm 2017.

Hai là, mặc dù xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, quan trọng

góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội; là nhịp cầu thân ái nối các địa phương, Quốc gia, Châu lục nhưng chưa được quan tâm đầu tư phát triển; việc kết nối hoạt động du lịch giữa Đồ Sơn với các địa phương mới chỉ là

bước đầu, nhất là kết nối theo các tua, tuyến.

Hầu hết các kết nối còn mang tính tự phát, tính chủ động thuộc về các cơ sở du lịch ngoài địa bàn quận Đồ Sơn. Vì vậy, nguồn thu trong các tua, tuyến của quận Đồ Sơn chủ yếu là các dịch vụ tại Quận nên mức thu thấp, tính chủ động của các cơ sở du lịch tại quận Đồ sơn chưa cao.

Ba là, du lịch của quận Đồ Sơn mang tính mùa vụ cao, chủ yếu tập trung vào mùa hè, vào khoảng 6-8 tháng/năm gắn liền với các hoạt động khai thác sinh thái biển, nên hệ số sử dụng các cơ sở dịch vụ thấp. Vào mùa vụ du lịch, Đồ Sơn có thể thiếu các cơ sở lưu trú, nhưng vào các tháng mùa đông các cơ sở hiện tại vẫn chưa sử dụng hết, rất lãng phí. Tăng quy mô du lịch, sử dụng có hiệu quả nguồn lực du lịch là một trong các vấn đề cần chú trọng cho du lịch quận Đồ sơn những năm tới.

Bốn là, tuy sản phẩm du lịch có được xác định theo 5 nhóm, nhưng thực chất sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa có “điểm nhấn” để thu hút khách. Một số sản phẩm du lịch còn hạn chế bởi các quy định pháp lý. Casino là hoạt động có sức thu hút du khách, nhưng việc hạn chế người Việt Nam vào tham gia đã giảm khả năng thu hút du khách trong nước. Trong khi nhu cầu vui chơi của bộ phận dân cư trong nước khá cao, nhiều người đã vượt biên sang vui chơi ở các casino nằm ở biên giới với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia.

Năm là, sức cạnh tranh của sản phẩm và môi trường hoạt động du lịch

thấp. Du lịch Đồ Sơn có lịch sử và truyền thống lâu đời, có thương hiệu từ những năm của thế kỷ XX. Tuy nhiên so với một số địa phương có biển khác như Quảng Ninh, Thành Hóa, Nghệ An…các sản phẩm du lịch gắn với biển chưa thật có nhiều lợi thế vì bãi biển hẹp, nước đục.

không bằng Thiền viện Trúc Lâm ở Quảng Ninh, Vĩnh Phúc; các đình chùa và cảnh quan không quy mô bằng Chùa Ba Vàng, Yên Tử Quảng Ninh, Bái Đính Ninh Bình…

Có những hoạt động riêng có của Đồ Sơn, nhưng bị hạn chế về mức độ khai thác, thậm chí có những hoạt động không được thừa nhận khai thác, nhưng có tiềm năng rất lớn.

Những hoạt động du lịch hội nghị, hội thảo chịu sự cạnh tranh gay gắt của các cơ sở du lịch miền Trung và Thành phố Hồ Chí Minh với các dịch vụ đi kèm mới mẻ và phong phú hơn.

Sáu là, hạ tầng và một số cơ sở du lịch mới được đầu tư xây dựng tạo

nên sự phong phú và sức hấp dẫn mới trong kinh doanh du lịch của Quận. Tuy nhiên, so với các địa phương khác mức độ đầu tư hạ tầng vẫn chưa bằng. Đặc biệt các cơ sở vui chơi đầu tư mới còn ít và tốc độ đầu tư chậm so với yêu cầu thực tế, thậm chí so với dự kiến đầu tư. Đây là trạng thái và là nguyên nhân du lịch Đồ Sơn có sức cạnh tranh kém.

Bảy là, các tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh du lịch tuy có tăng

lên những năm gần đây, nhưng vẫn chưa phong phú, sức cạnh tranh yếu, chưa thu hút các nguồn lực vào đầu tư và kinh doanh du lịch. Các cơ sở du lịch có quy mô lớn lại do các Bộ, Ngành quản lý và tổ chức khai thác nên tính chuyên nghiệp không cao, vẫn còn bao cấp trong thu hút khách và tổ chức hoạt động kinh doanh của các cơ sở trực thuộc gắn với các bộ, ngành.

Đặc biệt, chưa có sự bình đẳng trong kinh doanh du lịch. Nhiều nhà khách, nhà nghỉ ở Đồ Sơn của các cơ quan, đoàn thể, bộ, ngành... vẫn đón khách du lịch nhưng không đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp nên có chênh lệch lớn về chi phí đầu vào với các khách sạn. Đây là vấn đề cần xử lý để du lịch Đồ Sơn chuyển mạnh sang kinh tế thị trường, nâng cao tính

chuyên nghiệp, năng lực cạnh tranh của các hoạt động kinh doanh du lịch.

Tám là, quản lý nhà nước về du lịch tuy có nhiều đổi mới, nhưng tình

trạng quản lý chồng chéo, bất cập trong chấp hành một số quy định của địa phương đối với một số nhà nghỉ của các Bộ, Ngành đóng trên địa bàn còn kém hiệu quả; việc quản lý đất đai, khai thác vỉa hè, bãi tắm trong khu du lịch Đồ Sơn nhiều năm qua trở thành căn cứ của nhiều đơn vị quản lý dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp thu lợi từ nguồn tài nguyên du lịch của địa phương nhưng không đủ năng lực để thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực này vì thế dẫn đến tình trạng mất trật tự công cộng, không đảm bảo mỹ quan đô thị và mất vệ sinh môi trường.

Chín là, tuy có những cải thiện, nhưng nhận thức của đại bộ phận người

làm du lịch còn hạn chế, tình trạng chèo kéo, đeo bám khách vẫn còn tồn tại, đây là một trong những vấn nạn làm mất đi tính thân thiện đối với du khách, làm xấu đi hình ảnh của khu du lịch Đồ Sơn.

Mười là, tốc độ triển khai các đầu tư hạ tầng du lich, các cơ sở kinh

doanh dịch vụ du lịch chậm tiến độ so với quy hoạch. Một số quy định pháp lý như quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã hạn chế khả năng đầu tư nâng cấp quy mô và cảnh quan các cơ sở du lịch, nhất là các nhà nghỉ, nhà hàng theo hướng bề thế và hiện đại hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách du lịch, thu hút vốn đầu tư ngay nội bộ cư dân địa bàn Quận vào kinh doanh du lịch.

Mười một là, tuy là địa phương có truyền thống kinh doanh du lịch,

nhưng trên thực tế ở Đồ Sơn lao động quản lý, lao động nghề tại cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, hướng dẫn viên và nhất là thuyết minh viên điểm chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng đối với phát triển du lịch trong tình hình mới và hội nhập kinh tế quốc tế.

án đầu tư, lấn biển gây ra, nhất là dự án lấn biển về phía Đông khu du lịch và xung quanh đảo Hòn Dấu sẽ gây nên hiện tượng sa bồi các bãi tắm nhất là bãi tắm khu II; Tình trạng một số địa phương xả bèo ra cửa sông trực tiếp đổ ra biển trong những ngày mưa bão, tràn vào các bãi tắm gây phản cảm cho du khách tắm biển và mất cảnh quan du lịch.

Phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn trên biển chưa đáp ứng nhu cầu. Vệ sinh bãi tắm mới chỉ quan tâm tới rác mà xem nhẹ việc vệ sinh nguồn nước. Chưa xử lý tốt chất thải nước thải và rác thải tại các trọng điểm du lịch.

2.4.2.2. Nguyên nhân

- Mặc dù đã có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, nhưng quận Đồ Sơn chưa xây dựng được quy hoạch phát triển du lịch bền vững của quận; thiếu định hướng; dẫn đến du lịch phát triển thiếu cân đối, hài hòa, vững chắc và hiệu quả; sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên; nguy cơ ô nhiễm môi trường cao. Nhiều dự án du lịch không nhận được sự đồng thuận của cộng đồng bản địa…

-Việc xây dựng, đổi mới và hoàn thiện các chính sách thúc đẩy phát triển du lịch bền vững còn hạn chế, thiếu quan tâm, trong khi đó Bộ Chính Trị đã có nghị quyết xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong đó có đề cập đến du lịch Đồ Sơn; HĐND thành phố Hải phòng ban hành nghị quyết số 20/2006/NQ – HĐND về phát triển du lịch Hải Phòng giai đoạn 2006 – 2010, định hướng đến năm 2020. Trong đó xác định Quận Đồ Sơn và đảo Cát Bà là hai trọng điểm du lịch của thành phố cần tập trung đầu tư phát triển du lịch; Nghị quyết của Đảng bộ quận Đồ Sơn lần thứ 22, 23,24 đều khẳng định xây dựng quận Đồ Sơn thành đô thị du lịch văn minh, hiện đại, trung tâm du lịch của thành phố Hải Phòng và của cả nước.

- Công tác tổ chức xúc tiến đầu tư, tuyên truyền quảng bá hình ảnh, thu hút các chủ thể tham gia vào phát triển du lịch bền vững trong những năm qua đã được quận Đồ Sơn quan tâm, thu hút được một số doanh nghiệp đầu tư vào phát triển du lịch. Tuy nhiên, công tác này không được làm thường xuyên, liên tục, thiếu tính chiến lược, kinh phí đầu tư thấp, do đó hiệu quả chưa cao, chưa thu hút được các chủ thể ngoài nước, và cộng đồng bản địa tham gia vào phát triển du lịch bền vững.

- Công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về công tác QLNN về du lịch tuy đã được quận Đồ Sơn quan tâm chỉ đạo và đạt được những kết quả đáng kể. Nhưng do chưa có những quy chuẩn trong công tác QLNN về du lịch nên công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm không có chiều sâu, xử lý theo vụ việc, không chủ động, ngăn ngừa được các vi phạm; đặc biệt là các vi phạm làm ô nhiễm nước biển, xâm hại cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên trong khu du lịch…

Tiểu kết Chương 2:

Trong chương 2 tập trung phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về Du lịch trên địa bàn quận Đồ Sơn trong giai đoạn 2010-2017 cụ thể đó là:

Giới thiệu khái quát về tiềm năng phát triển du lịch quận Đồ Sơn như vị trí địa lý, tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn

Phân tích thực trạng hoạt động du lịch của quận Đồ Sơn qua một số tiêu chí cụ thể về diện tích đất, số lượng khách, doanh thu du lịch...

Phân tích thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn trong đó tập trung các nội dung:

+ Phân tích thực trạng QLNN về định hướng phát triển du lịch bao gồm những nội dung chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch, nhận xét, đánh giá.

+ Tạo lập môi trường pháp luật thuận lợi cho sự phát triển của ngành du lịch thông qua việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn quận

+ Tổ chức chỉ đạo, điều hành, kiểm tra hoạt động du lịch bao gồm điều hành xúc tiến mở rộng thị trường, liên kết phát triển du lịch như tuyên truyền quảng bá, hoạt động đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực...

Đánh giá chung thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn quận Đồ Sơn, trong đó nêu lên những kết quả đạt được; những hạn chế; nguyên nhân của những hạn chế

Thông qua việc nghiên cứu đánh giá thực trạng QLNN về du lịch nhằm phát huy những mặt tích cực, khắc phục những tồn tại, bất cậptrong thời gian qua Từ đó làm cơ sở cho nghiên cứu để tìm ra phương hướng, và nhất thiết ngành Du lịch ở quận Đồ Sơn phải có những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương.

CHƯƠNG 3:

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QLNN VỀ DU LỊCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn quận đồ sơn, thành phố hải phòng (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)