Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh xay som boun, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 27 - 37)

7. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

1.2.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với xây dựng nông thôn mới

Khi đề cập tới các nội dung của quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới chính là việc đề cập tới vấn đề trong việc xây dựng mục tiêu, chƣơng trình nông thôn mới. Đồng thời, nội dung quản lý nhà nƣớc cũng cần quản lý về đối tƣợng, nguồn lực, hệ thống và các tiêu chí cơ bản trong xây dựng nông thôn mới. Bởi lẽ khi tiến hành xây dựng nông thôn mới thì nhà nƣớc không chỉ thực hiện việc xây dựng một vài con đƣờng giao thông nông thôn hay một vài trƣờng học, bệnh xá nhỏ lẻ hoặc là đƣa nƣớc sạch về vùng nông thôn… xây dựng nông thôn mới chính là cách thức nhà nƣớc triển khai làm mới nông thôn, phát triển đồng bộ khu vực nông thôn từ nhận thức đến thực tiễn, từ thay đổi về đời sống vật chất lẫn tinh thần, thay đổi diện mạo vùng nông thôn, rút ngắn khoảng cách với thành thị. Nhƣ vậy, xây dựng nông thôn mới chính là chƣơng trình tổng thể các mặt của văn hoá, xã hội, kinh tế, an ninh, quốc phòng… chính vì vậy mà Đảng và Nhà nƣớc Lào coi trọng xây dựng, phát triển nông thôn, tạo tiền đề, cơ sở thúc đẩy phát triển xã hội.

Trong khuôn khổ nghiên cứu và thực tiễn ở nƣớc CHDCND Lào hiện nay, QLNN về xây dựng nông thôn mới tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:

- Thứ nhất, QLNN về mục tiêu, chương trình xây dựng nông thôn mới:

Để đảm bảo phát triển bền vững khu vực nông thôn, các mục tiêu và chƣơng trình xây dựng nông thôn mới phải đƣợc chỉ rõ và thực hiện một cách nghiêm túc, đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào và nhà nƣớc cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Trong các mục tiêu, phải đảm bảo thực hiện trên tinh thần của mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể ở mỗi giai đoạn nhất định. Bên cạnh đó, các mục tiêu cũng cần phải căn cứ trên những nguồn lực của từng địa phƣơng, tránh đề ra mục tiêu quá cao mà không thực hiện đƣợc hoặc mục tiêu quá thấp, không phản ánh đúng trình độ phát triển của địa phƣơng. Trên cơ sở mục tiêu, thì chƣơng trình xây dựng nông thôn mới cũng cần có lộ trình hợp lý và nhất quán. Quản lý nhà nƣớc cần tập trung vào các nội dung mà chƣơng trình đã định trƣớc, bám sát vào mục tiêu và chƣơng trình thì sẽ đảm bảo hiệu quả của xây dựng nông thôn mới.

Ở CHDCND Lào các mục tiêu đề ra trên cơ sở thực tiễn đất nƣớc, bối cảnh phát triển chung ở khu vực nông thôn. Trên cơ sở tham khảo và học hỏi mô hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam, hiện nay mục tiêu chung mà Đảng và Nhà nƣớc Lào đang hƣớng tới trong xây dựng nông thôn mới là:

Xây dựng cộng đồng xã hội văn minh, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện; cơ cấu kinh tế hợp lý, các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến; gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ và du lịch; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo qui hoạch; từng bƣớc thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; Xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; trình độ dân trí đƣợc nâng cao; môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ; Hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; an ninh trật tự đƣợc giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân không ngừng đƣợc cải thiện và nâng cao.

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng: Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chƣơng trình phát triển nông thôn toàn diện và là

chƣơng trình khung định hƣớng các nội dung cần thiết phải thực hiện để xây dựng các xã, các bản đạt chuẩn nông thôn mới. Chƣơng trình sẽ đƣợc triển khai trên địa bàn các xã, bản trong cả nƣớc, nhằm xây dựng nông thôn phát triển toàn diện, bao gồm nhiều nội dung liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trƣờng, hệ thống chính trị ở cơ sở và an ninh trật tự xã hội ở khu vực nông thôn. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng nhân dân cách mạng Lào đã xác định: "Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng

hiện đại”. Mục tiêu cụ thể của xây dựng nông thôn mới tuỳ thuộc vào từng tỉnh,

từng vùng khác nhau ở mỗi địa phƣơng trong cả nƣớc mà đặt ra. Do mức độ phát triển không đồng đều giữa các vùng, các tỉnh ngay trong khu vực nông thôn cũng khác nhau. Trong điều kiện mặt bằng chung khu vực nông thôn ở nƣớc CHDCND Lào hiện nay thì các mục tiêu chung là định hƣớng cơ bản để bám vào đó triển khai thực hiện mục tiêu phát triển, xây dựng nông thôn mới theo hƣớng hiện đại. Từ đó hƣớng đến năm 2025 cơ bản hoàn thành mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Chính vì lẽ đó mà công tác QLNN đối với mục tiêu, chƣơng trình xây dựng nông thôn mới cần đƣợc chú trọng và đặc biệt quan tâm để đảm bảo sự phát triển đúng hƣớng, xây dựng nông thôn mới đúng với tinh thần chỉ đạo của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc.

- Thứ hai, QLNN về đối tượng trong thực hiện xây dựng nông thôn mới:

Đối tƣợng trong thực hiện xây dựng nông thôn mới chính là tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đều là đối tƣợng thực hiện các hoạt động của Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Chính vì vậy mà công tác QLNN về đối tƣợng trong thực hiện xây dựng NTM cần đƣợc chú trọng và quan tâm để đảm bảo đúng định hƣớng, đúng quy định của pháp luật, theo đúng tinh thần của chƣơng trình xây dựng nông thôn mới ở nƣớc CHDCND Lào giai đoạn hiện nay. Đồng thời, phát huy đƣợc sức mạnh, ƣu điểm của tất

cả các đối tƣợng và hạn chế những khuyết điểm, hạn chế trong sự nghiệp xây dựng nông thôn mới.

- Thứ ba, QLNN về nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới:

Nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới chính là các yếu tố cơ bản góp phần thực hiện thành công trong công tác xây dựng nông thôn mới hiện nay. Khi đề cập đến nguồn lực chúng ta cần đặc biệt chú ý tới hai yếu tố cơ bản đó là nhân lực và vật lực. Bên cạnh đó các yếu tố này có thể đƣợc hiểu cụ thể hơn ở từng bộ phận nhƣ nguồn lực về con ngƣời, nguồn lực về tài chính, nguồn lực về cơ chế, chính sách, nguồn lực hạ tầng kỹ thuật… tất cả những nguồn lực đó nếu nhƣ đƣợc quản lý tốt sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển và hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Ngƣợc lại, nếu nhƣ các yếu tố về nguồn lực thiếu hoặc cản trở quá trình xây dựng nông thôn mới thì sẽ làm ảnh hƣởng lớn đến tiến độ, kế hoạch và tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Do vậy, để đảm bảo tận dụng tối đa mọi nguồn lực, công tác QLNN cần bám sát và chủ động trong vấn đề tiếp cận và sử dụng các nguồn lực nêu trên.

- Thứ tư, QLNN về hệ thống tổ chức xây dựng nông thôn mới:

Hệ thống tổ chức xây dựng NTM là xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh ở các cấp khác nhau trong chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Nó bao gồm bốn yếu tố cơ bản về tổ chức nhƣ: Cán bộ thực hiện tốt; có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở; Đảng bộ, chính quyền địa phƣơng đạt trong sạch, vững mạnh; các tổ chức đoàn thể chính trị trong xã, bản đều đạt tiên tiến. Nhƣ vậy đây chính là các yếu tố cơ bản về hệ thống tổ chức xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng Nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng lâu dài của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Vì vậy, hệ thống tổ chức đoàn thể cần chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, tổ chức tốt các phong trào thi đua để vận động đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân

hƣởng ứng, chung tay, góp sức xây dựng Nông thôn mới bằng những việc làm cụ thể, thiết thực với chính bản thân, gia đình, thôn bản mình và góp phần cùng địa phƣơng thực hiện tốt các tiêu chí. Qua đó, cần có giải pháp cụ thể để nâng cao và duy trì chất lƣợng hoạt động của hệ thống và các đoàn thể chính trị - xã hội để luôn đạt danh hiệu tiên tiến trở lên, nhằm cùng Đảng bộ, chính quyền xã xây dựng Hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, góp phần thực hiện thành công công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay. Trong đó, công tác QLNN đối với các hệ thống, các bƣớc tiến hành cần chú trọng, định hƣớng cụ thể và chính xác.

- Thứ năm, QLNN về các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới:

Có nhiều cách tiếp cận và hiểu khác nhau về tiêu chí. Theo cá nhân tác giả thì: Tiêu chí (criterion) là các tiêu chuẩn dùng để kiểm định hay để đánh giá một đối tƣợng, mà bao gồm các yêu cầu về chất lƣợng, mức độ, hiệu quả, khả năng, tuân thủ các qui tắc và qui định, kết quả cuối cùng và tính bền vững của các kết quả đó. Nhƣ vậy, tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới chính là các quy định, các chuẩn mực về xây dựng nông thôn mới cần đƣợc thực hiện. Căn cứ vào đặc điểm tình hình chung cũng nhƣ tình hình cụ thể của từng địa phƣơng sẽ có sự vận dụng và đặt ra các tiêu chí cho phù hợp. Ở nƣớc CHDCND Lào, các tiêu chí về xây dựng NTM cơ bản giống nhƣ ở Việt Nam, do có sự tƣơng đồng về chế độ chính trị, về đặc điểm của cƣ dân nông nghiệp, đa phần sinh sống ở nông thôn. Hiện nay, Ở Lào các tiêu chí cũng đƣợc chia thành các nhóm khác nhau và chia ra thành bộ tiêu chí chung của cả nƣớc. Các nhóm tiêu chí cơ bản nhƣ: Nhóm tiêu chí về quy hoạch; về hạ tầng kinh tế - xã hội; về kinh tế và tổ chức sản xuất; về văn hóa - xã hội - môi trƣờng và về hệ thống chính trị. Trên cơ sở các nhóm trên, sẽ chia ra thành từng tiêu chí cụ thể. Trong công tác QLNN về xây dựng NTM các nhà quản lý bám sát vào bộ tiêu chí đó để định hƣớng và đánh giá mức độ hoàn thành hay chƣa hoàn thành của từng địa phƣơng trong xây dựng NTM.

Theo Quyết định 1980/QĐ-TTg, ngày 17/10/2016 của Thủ tƣớng chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc ban hành bộ tiêu chí đánh giá về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 đã chỉ rõ gồm 19 tiêu chí cơ bản thể hiện 19 lĩnh vực quan trọng của một xã đạt chuẩn nông thôn mới. Trên cơ sở đó ở Lào cũng triển khai thực hiện theo bộ tiêu chí này. Mỗi tiêu chí có một số chỉ tiêu phản ánh. Đó là:

1. Quy hoạch (có quy hoạch và quy hoạch đã đƣợc công bố công khai) 2. Giao thông (có đƣờng xã, đƣờng từ trung tâm xã tới đƣờng huyện

đƣợc nhựa hóa hay bê tông hóa đi lại thuận tiện quanh năm, đƣờng trục thôn, bản, ấp ít nhất đƣợc cứng hóa; đƣờng ngõ xóm sạch, không lầy lội vào mùa mƣa; đƣờng trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận lợi quanh năm)

3. Thủy lợi (Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp đƣợc tƣới, tiêu chuẩn động đạt từ 80% trở lên; Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định của phòng chống thiên tai tại chỗ)

4. Điện (Hệ thống điện đạt chuẩn, Tỷ lệ hộ sử dụng điện thƣờng xuyên, an toàn từ nguồn)

5. Trƣờng học (tỷ lệ trƣờng học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia)

6. Cơ sở vật chất văn hóa (Xã có nhà văn hóa hoặc hội trƣờng đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã; Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và ngƣời cao tuổi theo quy định; Tỷ lệ thôn, bản, ấp có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng)

7. Cơ sở hạ tầng thƣơng mại nông thôn (Xã có chợ nông thôn hoặc nơi mua bán, trao đổi hàng hóa)

8. Thông tin và truyền thông (Xã có điểm phục vụ bƣu chính, Xã có dịch vụ viễn thông, internet, Xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn, Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành)

9. Nhà ở dân cƣ (không còn nhà tạm, dột nát, Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy định đạt quy định)

10. Thu nhập (Thu nhập bình quân đầu ngƣời khu vực nông thôn đến năm 2020 (triệu đồng/ngƣời)

11. Hộ nghèo (Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020 đạt chuẩn theo quy định đối với từng vùng miền)

12. Lao động có việc làm (Tỷ lệ ngƣời có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động đạt chuẩn theo quy định) 13. Tổ chức sản xuất (Xã có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của

Luật Hợp tác xã năm 2012; ã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững)

14. Giáo dục và đào tạo (hổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập giáo dục trung học cơ sở; Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đƣợc tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp); Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo)

15. Y tế (Tỷ lệ hộ đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh và nƣớc sạch theo quy định; Tỷ lệ ngƣời dân tham gia bảo hiểm y tế; Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế; Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi bị suy dinh dƣỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi).

16. Văn hóa (Tỷ lệ thôn, bản, ấp đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định) 17. Môi trƣờng và an toàn thực phẩm (Tỷ lệ hộ đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ

sinh và nƣớc sạch theo quy định; Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trƣờng;

Xây dựng cảnh quan, môi trƣờng xanh - sạch - đẹp, an toàn; Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch; Chất thải rắn trên địa bàn và nƣớc thải khu dân cƣ tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh đƣợc thu gom, xử lý theo quy định; Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch; Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trƣờng; Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm

18. Hệ thống chính trị (Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn, Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định, Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn "trong sạch, vững mạnh, Tổ chức chính trị - xã hội của xã đạt loại khá trở lên, Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định, Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những ngƣời dễ bị tổn thƣơng trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội)

19. Quốc phòng an ninh (Xây dựng lực lƣợng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng, Xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên: không có khiếu kiện đông ngƣời kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh xay som boun, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)