Đánh giá quản lý nhà nƣớc đối với xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh xay som boun, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 37 - 43)

7. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

1.2.4. Đánh giá quản lý nhà nƣớc đối với xây dựng nông thôn mới

1.2.4.1. Nhận thức về tầm quan trọng và nội dung của việc đánh giá quản lý nhà nước đối với xây dựng NTM

Để có thể có những đánh giá chính xác và khách quan về công tác QLNN đối với xây dựng NTM hiện nay ở nƣớc CHDCND Lào là hết sức khó khăn. Bởi lẽ, trong giai đoạn hiện nay mới là đang bắt đầu triển khai tiến hành chƣơng trình quốc gia về xây dựng NTM, chƣa kết thúc và cũng chƣa hoàn thành. Do đó, đây là vấn đề còn một số những vƣớng mắc nhất định. Tuy

nhiên, trong quá trình thực hiện chƣơng trình xây dựng NTM ở mỗi giai đoạn đều cần có những đánh giá nhất định. Việc đánh giá công tác QLNN về xây dựng NTM cần phải dựa vào các chỉ tiêu, các tiêu chí cơ bản để đánh giá, có nhƣ vậy mới đảm bảo tính chính xác và khách quan của vấn đề đƣợc đánh giá. Xét về mục tiêu thì xây dựng NTM chính là làm cho khu vực nông thôn hiện nay tốt hơn trong tƣơng lai. Tốt hơn trong tƣơng lai dựa trên các mặt về kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, thu nhập và chất lƣợng cuộc sống không ngừng đƣợc nâng cao của nhân dân vùng nông thôn. Thế nhƣng làm thế nào để biết đƣợc quản lý nhà nƣớc đối với xây dựng NTM nhƣ thế nào thì đó lại là vấn đề nhìn nhận với góc độ quản lý các vấn đề trong xây dựng NTM. Nhƣ vậy, trên góc độ lý thuyết, nghiên cứu thì đánh giá hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với xây dựng NTM chính là đánh giá hiệu quả phát triển kinh tế, xã hội và các mặt ở khu vực nông thôn. Và đề đánh giá thì chúng ta cần phải nhìn nhận trên hai phƣơng diện cơ bản đó là những mặt đã đạt đƣợc và những mặt còn hạn chế. Từ đó chỉ ra đƣợc nguyên nhân dẫn đến những thành công cũng nhƣ hạn chế đó để có biện pháp điều chỉnh trong thời gian tiếp theo. Tuy nhiên, trong những năm qua kết quả đạt đƣợc trong việc thực hiện chƣơng trình là chƣa nhiều, cần có những điều chỉ trong giai đoạn tiếp theo đến năm 2020 và 2025. Về cơ bản, đánh giá công tác QLNN về xây dựng nông thôn mới cần đƣợc phân tích trên cơ sở một số tiêu chí chủ yếu sau:

Thứ nhất, sự chuyển đổi cơ cấu lao động, kinh tế theo hƣớng chuyển

dân sang khu vực dịch vụ trong nông nghiệp, cải thiện và gia tăng tốc độ phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Đây đƣợc xem nhƣ là những dấu hiệu, tiêu chí cơ bản để khẳng định phát triển, xây dựng NTM đã và đang chiếm vị trí quan trọng trong bộ phận cƣ dân khu vực nông thôn và vùng nông thôn. Công tác QLNN đã định hƣớng, điều chỉnh các quan hệ kinh tế theo đúng chủ trƣơng của Đảng nhân dân cách mạng Lào và Nhà nƣớc Lào. Đồng thời, các cơ quan quản lý cũng đã có nhiều cơ chế, chính sách hạn chế tiêu cực, thúc

đẩy các nhân tố mới góp phần thay đổi diện mạo kinh tế khu vực nông thôn. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch tại chỗ, theo hƣớng tích cực, không có sự dịch chuyển dân cƣ sang khu vực thành thị, mà dịch chuyển ngay tại địa bàn, góp phần giảm tải sức ép về dân nhập cƣ ra thành thị, khai thác có hiệu quả nguồn lực tại chỗ khu vực nông thôn. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong việc chậm chuyển đổi cơ cấu lao động, dân cƣ trong sản xuất nông nghiệp, dịch vụ trong nông nghiệp, thiếu cơ chế và chính sách cụ thể, ƣu đãi đối với những cá nhân, hộ gia đình trong phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá ở địa phƣơng để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tắc sức phát triển

của kinh tế khu vực nông thôn.

Thứ hai, sự tăng lên về thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của

nhân dân. Tất cả các chính sách phát triển của nhà nƣớc đều có điểm chung

hƣớng đến là nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân, mà cách nâng cao thiết thực nhất là làm tăng thu nhập của ngƣời dân. Chƣơng trình phát triển, xây dựng NTM cũng không ngoại lệ, mục tiêu chung mà nhà nƣớc hƣớng tới trong vấn đề xây dựng NTM mới chính là làm thay đổi bộ mặt khu vực nông thôn, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của đa phần nhân dân sống ở nông thôn, tăng việc làm, nâng cao thu nhập của ngƣời dân. Để làm đƣợc điều đó các cơ quan quản lý nhà nƣớc cần những đòn bảy, những chính sách phát triển thúc đẩy sản xuất, tăng sản lƣợng nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hƣớng hàng hoá. Trên cơ sở đó triển khai xây dựng, phát triển hạ tầng giao thông vận tải, liên lạc, giải quyết vấn đề đầu ra cho sản phẩm nông sản, là đầu mối ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, tháo gỡ khó khăn về vốn, nhân lực… Đây chính là nhân tố cơ bản đảm bảo sự phát triển, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân vùng nông thôn. QLNN đã và đang thực hiện có hiệu quả vai trò của mình. Tuy nhiên, để có thể có bƣớc tiến vƣợt bậc, nâng cao nhanh và bền vững hơn thì trong thời gian tới cần có nhiều chính sách và cơ chế thông thoáng hơn đặc biệt là vấn đề tiếp cận vốn và kinh nghiệm, khoa học tiên tiến vào sản xuất.

Thứ ba, giảm số người nghèo và hộ nghèo, giảm tình trạng thất nghiệp.

Đây đƣợc xem là tiêu chí cơ bản phản ánh mức độ phát triển và trình độ quản lý của nhà nƣớc. Nếu nhƣ thực hiện tốt tiêu chí nâng cao thu nhập, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân thì đó chính là biện pháp hữu hiệu thực hiện tiêu chí giảm nghèo, giảm thất nghiệp trong nhân dân. Hai tiêu chí này có quan hệ mật thiết với nhau và là sự phản ánh lẫn nhau. QLNN đối với xây dựng NTM chính là làm sao để thực hiện hiệu quả hai tiêu chí này. Đánh giá sự thành công hay thất bại trong xây dựng NTM thì chính là việc đi giải quyết bài toán nâng cao chất lƣợng cuộc sống, nâng cao thu nhập của nhân dân, tự nhiên sẽ giảm ngƣời nghèo, giảm thất nghiệp. Vài trò của QLNN sẽ đƣợc thể hiện rõ nét khi các nhà quản lý đƣa ra đƣợc các giải pháp thực hiện phù hợp.

Thứ tư, giảm các vấn đề tệ nạn xã hội, an ninh, an toàn xã hội được

bảo đảm. Tiêu chí này là tiêu chí chung để đánh giá một xã hội phát triển theo

đúng nghĩa ở các nƣớc phát triển, dân chủ và công bằng. Chƣơng trình xây dựng NTM hƣớng tới những điều tốt đẹp, xây dựng xã hội tốt đẹp ngay trên địa bàn vùng nông thôn chậm phát triển, hạn chế về nhiều mặt. Đánh giá QLNN đối với phát triển nông thôn mới dựa trên tiêu chí này sẽ phản ánh thực chất của phát triển. Bởi lẽ, một môi trƣờng, một xã hội phát triển là phải đảm bảo đƣợc sự ổn định, an toàn và nhân văn. Đồng thời, các tệ nạn xã hội giảm chính là môi trƣờng thúc đẩy sự phát triển xã hội lành mạnh, bởi mặt trái của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá, phát triển thì mặt trái của nó là những tệ nạn, sức ép về dân số, nhà ở… QLNN thực hiện tốt vai trò của mình chính là góp phần ổn định xã hội, phát triển bền vững. Tuy nhiên, nếu không quản lý tốt, không thực hiện đƣợc vai trò của mình thì đây chính là mầm mống nảy sinh và phát triển tiêu cực trong xã hội.

Thứ năm, bảo đảm giữ vững môi trường sinh thái, cảnh quan và môi

trường văn hoá khu vực nông thôn. Đây là tiêu chí cốt lõi của phát triển nông

môi trƣờng cảnh quản ở nông thôn, ảnh hƣởng đến môi trƣờng sống, gây ô nhiễm môi trƣờng thì đó chính là thất bại trong xây dựng NTM. Đồng thời, khu vực nông thôn chính là nơi lƣu giữ những giá trị văn hoá cơ bản trong đời sống của nhân dân, dân tộc. Ở đó còn lữu giữ những giá trị làng xóm, thôn bản phản ánh nét văn hoá độc đáo của ngƣời dân tộc Lào, nếu không gìn giữ và có chính sách phát triển và bảo tồn thì sẽ rất dễ bị hoà tan trong xu thế phát triển vô cùng mạnh mẽ hiện nay. Do đó, QLNN cần nhận thức và có những điều chỉnh, đề xuất với các cấp, các ngành phối hợp thực hiện, quản lý khoa học.

Nhƣ vậy, trong những năm qua, do bối cảnh phát triển của khu vực và thế giới tác động mạnh mẽ đến các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc Lào, để đảm bảo giữ vững và không ngừng phát triển mọi mặt của nền kinh tế đất nƣớc, với chủ trƣơng đẩy mạnh và phát triển xây dựng NTM ngày càng giàu mạnh, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân, đặc biệt là cƣ dân nông thôn, nơi có nhiều tiềm lực phát triển song điều kiện phát triển còn hạn chế. Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM đƣợc Đảng nhân dân cách mạng Lào và Nhà nƣớc CHDCND Lào quan tâm, đẩy mạnh trở thành phong trào sâu rộng trong cả nƣớc, góp phần xoá đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống của ngƣời nông dân, ổn định xã hội, phát triển kinh tế.

Trong khi đánh giá QLNN đối với xây dựng NTM cần chú ý đánh giá mức độ hiệu lực, hiệu quả của việc QLNN trong quá trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện, tỉnh nhƣ các vấn đề đánh giá mà tác giả đã đề cập ở trên.

1.2.4.2. Xác định tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá

Đây là việc rất cần làm để có căn cứ xác định việc đổi mới quản lý nhà nƣớc đối với xây dựng NTM trong những năm tiếp theo. Tuy thế nhƣng việc đánh giá quản lý nhà nƣớc đối với xây dựng NTM là vấn đề phức tạp và khó khăn. Nhƣng dù khó khăn vẫn phải làm.

a). Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với xây dựng NTM

Theo tác giả Ngô Thúy Quỳnh, đánh giá quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế cho nền kinh tế quốc dân có ba tiêu chí: hiệu lực, hiệu quả và bền vững. Luật pháp, chính sách của nhà nƣớc đã ban hành phải đi vào cuộc sống. Mức độ đi vào cuộc sống của luật pháp, chính sách thể hiện tính hiệu lực của quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế. Hiệu quả của việc quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế phản ánh tác động do quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế. Hiệu quả quản lý nhà nƣớc đƣợc thể hiện trực tiếp qua hiệu quả phát triển kinh tế mà chúng thƣờng đƣợc đo lƣờng bằng một số chỉ tiêu tổng hợp: năng suất lao động, tốc độ tăng trƣởng kinh tế, mức độ giảm tỷ lệ đói nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội, giảm tai nạn giao thông....

Từ quan điểm của tác giả Ngô Thúy Quỳnh, tác giả luận văn cho rằng, việc đánh giá quản lý nhà nƣớc đối với xây dựng NTM cần theo ba tiêu chí cơ bản sau đây:

- Tiêu chí về hiệu lực quản lý

- Tiêu chí về hiệu quả của việc quản lý - Tiêu chí về tính bền vững của quản lý

Ngô Thúy Quỳnh, Đánh giá Quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam, Tạp chí Quản lý Nhà nƣớc, Học viện Hành chính Quốc gia, số 260. 2017

b). Chỉ tiêu đánh giá quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới

- Mức độ các quy định của luật pháp, chính sách đi vào cuộc sống (theo tiêu chí hiệu lực)

- Năng suất lao động, tốc độ tăng trƣởng kinh tế, mức độ giảm tỷ lệ đói nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội, giảm tai nạn giao thông... (chỉ tiêu phản ánh tiêu chí hiệu quả)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh xay som boun, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)