Phát triển đội ngũ doanh nghiệp và tổ chức sản xuất ở khu vực nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh xay som boun, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 97 - 101)

7. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

3.2.5. Phát triển đội ngũ doanh nghiệp và tổ chức sản xuất ở khu vực nông

vực nông thôn

Trong phát triển nông thôn mới, tiêu chí ổn định sản xuất khu vực nông tphát huy nguồn lực tại chỗ, giải quyết việc làm cho ngƣời dân nông thôn là một tiêu chí quan trọng. Chính điều này góp phần thắng lợi trong xây dụng nông thôn mới. Các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh và các doanh nghiệp tỉnh ngoài, thậm chí doanh nghiệp quốc doanh, ngoài nƣớc… Đều có thể đầu tƣ và phát triển các sản phẩm, các mặt hàng nông sản của địa phƣơng, hình thành tổ chức sản xuất hợp lý, có sự điều tiết, quản lý của nhà nƣớc.

Để phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM hiện nay đã có một số các doanh nghiệp lớn tham gia trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế tại khu vực nông thôn. Tuy nhiên, quá trình trực tiếp tham gia tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, cũng phải kể đến những doanh nghiệp nhỏ, những mô hình liên kết trong sản xuất của những ngƣời nông dân đã mang lại hiệu quả kinh tế, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, đảm bảo cung ứng dịch vụ đầu vào và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của sản xuất. Hiện

nay, trên cả nƣớc đã và đang có rất nhiều những doanh nghiệp vừa và nhỏ hình thành từ kế hoạch lồng ghép các chƣơng trình xã hội với xây dựng NTM. Nhiều doanh nghiệp đã giúp đỡ và hỗ trợ các địa phƣơng triển khai chƣơng trình xây dựng NTM dƣới nhiều hình thức nhƣ: cam kết sử dụng lao động; giúp nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm…Để phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Xay Som Boun thì trong những năm tới ngƣời dân, cơ quan quản lý, doanh nghiệp phải kết hợp với nhau rất hài hòa, dựa trên nhu cầu thị trƣờng thì mới phát triển mở rộng sản xuất, đảm bảo đầu ra sản phẩm - trong đó vai trò của doanh nghiệp là rất quan trọng. Bên cạnh đó tỉnh cần chú trọng gia tăng giá trị cho mặt hàng nông sản là yêu cầu lớn nhất ở từng địa phƣơng và trong phạm vi cả nƣớc hiện nay. Chúng ta không chỉ quan tâm đến khâu lựa chọn cây, con giống cho năng xuất cao, thích hợp với nhu cầu của thị trƣờng, mà còn phải chú trọng đến khâu sản xuất, chế biến để có những sản phẩm chất lƣợng tốt, đảm bảo đƣợc các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, các sở, ban, ngành liên quan cần phối hợp để đầu tƣ thích đáng cho các khâu tạo ra sản phẩm nông nghiệp tốt, nhất là khâu chế biến. Từ đó các doanh nghiệp có cơ chế và có định hƣớng thực hiện hiệu quả nhất. Thu hút đƣợc các doanh nghiệp khác quan tâm đầu tƣ phát triển nông nghiệp, tạo them vốn, việc làm cho ngƣời dân ở tỉnh. Đồng thời, ban hành hệ thống tiêu chuẩn chất lƣợng cho sản phẩm nông nghiệp. Đó sẽ là cơ sở để ngƣời nông dân sản xuất và là cơ sở để xác định chất lƣợng sản phẩm khi đƣa ra thị trƣờng.

Trong thực tế hiện nay và các năm tiếp theo thì chính quyền tỉnh Xay Som Boun cần phải có nhiều chính sách thiết thực và cụ thể hơn để thu hút các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất nông nghiệp địa phƣơng, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng NTM. Thực tế đã chứng minh xây dựng NTM là chủ trƣơng hợp lòng dân của Đảng nhân dân cách mạng Lào và của nhà nƣớc CHDCND Lào. Xây dựng NTM đã trở thành phong trào rộng khắp trong cả nƣớc nói chung và ở tỉnh Xay Som Boun nói riêng. Qua đó, dân

chủ cơ sở đƣợc nâng cao hơn, ý thức và trách nhiệm làm chủ của ngƣời dân từng bƣớc đƣợc nâng lên rõ rệt. Từ đó đã phát huy đƣợc nhiều cách làm sáng tạo, góp phần huy động đƣợc nhiều nguồn lực đóng góp cho xây dựng NTM. Sau một thời gian thực hiện, bộ mặt nông thôn ở nhiều nơi trong tỉnh đƣợc đổi mới, văn minh hơn, rõ nhất là cơ sở hạ tầng thiết yếu đƣợc nâng cấp, thu nhập của cƣ dân nông thôn tăng gấp 1,85 lần, điều kiện sống đƣợc cải thiện nhanh. Trình độ của cán bộ cấp cơ sở đƣợc nâng lên rõ rệt.

Có thể trong thời gian tới các sở, ban, ngành của tỉnh cần khuyến khích, tạo điều kiện ƣu đãi để các thành phần kinh tế tƣ nhân tham gia đầu tƣ, xây dựng những cơ sở chế biến, xuất khẩu hàng nông sản có quy mô lớn và hoạt động hiệu quả. Đây là giải pháp hữu hiệu cho việc tiêu thụ hàng nông sản, nhờ vào lợi thế về quy mô trong bao tiêu sản phẩm, cũng nhƣ kinh nghiệm và khả năng nắm bắt thông tin, tìm kiếm thị trƣờng để xuất khẩu. Các cơ sở chế biến nông sản lớn thƣờng gắn với công nghệ chế biến cao, bảo quản hiện đại, không những gia tăng giá trị sản phẩm mà còn giúp ổn định giá cả của nông sản khi vào mùa, mang lại lợi ích lâu dài và kích thích ngƣời nông dân sản xuất, tăng vụ, tăng diện tích cây trồng.

Mặc dù Đảng, Nhà nƣớc Lào đã ban hành nhiều chủ trƣơng, chính sách rất cụ thể nhằm thu hút, khuyến khích phát triển doanh nghiệp phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, những chủ trƣơng chính sách đến nay chậm đi vào cuộc sống, các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc trong đầu tƣ và nông nghiệp, nhƣ khó khăn trong tiếp cận đất đai và vốn tín dụng để đầu tƣ cơ sở sản xuất, chế biến; một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp còn chƣa phù hợp... Vì vậy, để thu hút đƣợc doanh nghiệp đầu tƣ mạnh mẽ hơn nữa vào nông nghiệp, nông thôn, Chính quyền tỉnh Xay Som Boun cần phải cụ thể hoá các chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc vào thành các điều kiện và quy định, tạo cơ chế mở, cần có cơ chế linh động và phù hợp, chính sách hỗ trợ tích cực hơn đối với doanh nghiệp trong

lĩnh vực nông nghiệp. Cơ chế chính sách phải tạo ra đƣợc sự hấp dẫn thực sự để thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, đi kèm đó là các chính sách hỗ trợ, ƣu đãi với những điều kiện thuận lợi nhất. Chỉ có thể làm nhƣ vậy mới có thể mang lại những luồng gió mới thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia sản xuất, thu hút nguồn vốn, khóa học và công nghệ của khu vực tƣ nhận vào trong phát triển kinh tế ở các vùng nông thôn, phát huy vai trò của toàn dân trong xây dựng NTM.

Mục đích của chủ trƣơng này nhằm thực hiện đa dạng háo các hình thức huy động vốn trong nhân dân để góp phần bổ sung cho sự nghiệp xây dựng nông thôn mới. Dự kiến kinh phí cho xây dựng Nông thôn mới ở tỉnh Xay Som Boun là rất lớn, trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2025, 10 năm tiến hành sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là về nguồn vốn, ngân sách nhà nƣớc thị rất hạn hẹp, ngân sách của tỉnh còn phải tăng cƣờng thực hiện các nhiệm vụ khác trong phát triển kinh tế, xã hội ở tỉnh. Do đó, nguồn vốn xây dựng nông thôn mới có thể huy động từ các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, ngƣời dân và các quỹ phát triển của tỉnh để đầu tƣ xây dựng hạ tầng, đƣờng giao thon nông thôn, các nhà văn hóa, các điểm họp chợ, các trạm bơm nƣớc, các hội sản xuất, các trƣờng học, bệnh xá cho ngƣời dân vùng nông thôn, đặc biệt là vùng nói còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Giải pháp cơ bản để thực hiện huy động vồn vẫn là dựa vào sự phối hợp giữa các cấp chính quyền trong tỉnh và sự liên lạc giữa các ban chỉ đạo và chính quyền các cấp địa phƣơng làm tốt nhiệm vụ giới thiệu việc làm, vận động các doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ tham gia vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh, nhất là ở vùng nông thôn. Thông qua đó, góp phần giải quyết việc làm, ổn định nhân dân lao động sản xuất, giúp cho ngƣời dân tiếp cận vốn từ các doanh nghiệp, các ngân hang, quỹ tín dụng là biện pháp cơ bản hỗ trợ vốn cho sản xuất. Tuy nhiên, điều này cũng cần chính quyền có những chính sách huy động, hỗ trợ, bảo đảm cho ngƣời dân, doanh nghiệp đầu tự sản xuất, có những

ƣu đãi về vốn vay để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi cá, vật nuôi…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh xay som boun, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)