1.1.2 .Thu ngân sách nhà nước
1.2. Quản lý thu ngân sách nhà nước và quản lý thu ngân sách nhà nước cấp
1.2.3. Yêu cầu quản lý thu ngân sách nhà nước
Xuất phát từ bản chất của thu ngân sách nhà nước, quản lý thu ngân sách phải đảm bảo các yêu cầu cụ thể:
Đảm bảo tập trung một bộ phận nguồn lực tài chính quốc gia vào tay Nhà nước để trang trải các khoản chi phí cần thiết trong từng thời kỳ cụ thể theo đúng các quy định của pháp luật về thu ngân sách.
Việc huy động một phần nguồn lực tài chính quốc gia vào tay nhà nước là yêu cầu không thể thiếu đối với mọi Nhà nước. Động viên vào ngân sách nhiều hay ít tùy thuộc vào chức năng nhiệm vụ mà Nhà nước đảm nhận, tùy thuộc vào cách sử dụng nguồn lực tài chính của nhà nước cũng như khả năng tạo ra nguồn lực tài chính của nền kinh tế. Mức huy động nguồn lực tài chính quốc gia vào tay Nhà nước thường chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau trong đó cơ bản là: mức thu nhập GDP bình quân đầu người, tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế, mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước, bộ máy thu nộp. Do đó, công tác quản lý thu phải đảm bảo được các yêu cầu tập trung nguồn lực của nền kinh tế vào trong tay Nhà nước và nội dung quản lý thu ngân sách không đơn thuần là quản lý các hình thức thu và số thu mà còn phải tổ chức quản lý các yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước.
Đảm bảo khuyến khích, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo ra nguồn thu của ngân sách nhà nước ngày càng lớn hơn.
Quản lý thu ngân sách phải căn cứ trên tình hình thực tế của nền kinh tế tránh hiện tượng thu thoát ly thực trạng kinh tế. Thu ngân sách không vì yêu cầu đảm bảo nhu cầu trang trải các khoản chi phí của Nhà nước mà gia tăng không dựa trên cơ sở khoa học gây kìm hãm đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, trong quản lý thu ngân sách nhà nước từ việc hoạch định chính sách, chế độ thu cho đến tổ chức thực hiện phải luôn luôn phân tích, đánh
giá thực trạng kinh tế, thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh để có chính sách chế độ, biện pháp chỉ đạo thu thích hợp. Quản lý thu phải đảm bảo huy động hợp lý các nguồn lực giữa Nhà nước và các cá nhân tổ chức trong nền kinh tế để khuyến khích được sự phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra các nguồn thu ngày càng lớn hơn cho ngân sách. Để đảm bảo được yêu cầu này, quản lý thu ngân sách phải coi bồi dưỡng nguồn thu là mục tiêu có tính chất quyết định đến sự ổn định và phát triển của thu ngân sách nhà nước. Trong quá trình quản lý thu phải coi trọng yêu cầu công bằng xã hội, đảm bảo thực hiện nghiêm túc, đúng đắn các chính sách, chế độ thu do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Để đảm bảo được yêu cầu của công bằng xã hội, trong công tác lập nên chính sách pháp luật về thu phải đặc biệt chú trọng đến tính công bằng của các khoản thu, trong quá trình tổ chức, quản lý, huy động các khoản thu của ngân sách nhà nước không thể tiến hành một cách chủ quan, tùy tiện mà phải tuân thủ đầy đủ chính sách, chế độ thu đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành. Coi trọng yếu tố công bằng trong quản lý thu và thực hiện nghiêm túc công tác thu nộp ngân sách theo pháp luật là yêu cầu quyết định đến sự thành công của công tác quản lý thu ngân sách
Ngoài ra quản lý thu NSNN phải đáp ứng được các yêu cầu: thu đúng, thu đủ và phân chia chính xác các khoản thu NSNN cho từng cấp NSNN từ trung ương đến địa phương theo quy định của pháp luật; đảm bảo thủ tục đơn giản, nhanh chóng, chính xác đạt hiệu quả và hiệu lực cao so với các mục tiêu đề ra.