Nguyên tắc quản lý thu ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước của quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 31 - 33)

1.1.2 .Thu ngân sách nhà nước

1.2. Quản lý thu ngân sách nhà nước và quản lý thu ngân sách nhà nước cấp

1.2.2. Nguyên tắc quản lý thu ngân sách nhà nước

Như chúng ta đã biết, thuế là nguồn thu chính chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng ngày càng tăng trong tổng thu NSNN. Đồng thời thuế cũng là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều chỉnh kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội. Do vậy quản lý thu thuế nói chung và quản lý thu thuế ở địa phương có ý nghĩa đặt biệt quan trọng trong quản lý NSNN.

Quản lý thu thuế là hệ thống các biện pháp nghiệp vụ do cơ quan có chức năng thu ngân sách thực hiện. Quản lý thu NSNN phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Thứ nhất, nguyên tắc tuân thủ pháp luật. Quy trình xây dựng các biện pháp quản lý thuế phải xuất phát từ các luật thuế, nằm trong khuôn khổ luật quy định. Nguyên tắc này cũng đòi hỏi các biện pháp quản lý thuế của Nhà nước cũng phải phù hợp với quy định chung về thuế của các tố chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nhất là sau khi chúng ta gia nhập WTO.

- Thứ hai, nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ. Quy trình tố chức và quản lý thuế được áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước cho các cơ quan thu và cho các đối tượng nộp thuế là các pháp nhân hay thể nhân. Không cho phép cơ quan thu được đặt ra bất cứ biệt lệ nào và cũng như có sự phân biệt đối xử giữa những người nộp thuế trong quá trình hành thu thuế.

- Thứ ba, nguyên tắc công bằng trong quản lý thuế. Đây là nguyên tắc cơ bản của thuế, nghĩa là mọi công dân phải có nghĩa vụ vật chất với Nhà nước phù hợp với khả năng tài chính của mình. Khi xây dựng biện pháp quản lý thuế phải quán triệt nguyên tắc này nhằm động viên sức lực của toàn xã hội cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; qua đó gắn kết nghĩa vụ, quyền lợi của các tổ chức và công dân với nghĩa vụ và quyền lợi của quốc gia. Chỉ có như thế sự phát triển mới mang tính chất cộng đồng và bền vững.

- Thứ tư, nguyên tắc minh bạch. Các khâu trong quy trình quản lý thuế đối với các đối tượng nộp thuế phải được công khai hóa. Công tác tuyên truyền, tư vấn, giải thích quy trình quản lý thuế đến việc tô chức thực hiện từng khâu trong quy trình này đều phải rõ ràng, dễ hiểu, công khai. Hạn chế trường hợp đối tượng nộp thuế thiếu thông tin về các quy định về thuế.

- Thứ năm, nguyên tắc thuận tiện, tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý thuế. Quản lý thuế là những biện pháp mang tính nghiệp vụ và hành chính pháp định. Nguyên tắc này đòi hỏi cơ quan hành thu phải xây dựng quy trình quản lý thuế theo luật định một cách hợp lý, phù hợp với tình hình, đặc điểm, điều kiện SXKD, thu nhập phát sinh của người nộp thuế. Việc thực hiện nguyên tắc này phải tạo ra những thuận lợi và tiết kiệm tối đa chi phí về thời gian, vật chất và

tiền cho cơ quan thu và cho người nộp thuế. Có như vậy mới phát huy được hiệu quả và hiệu lực của cơ chế hành thu thuế. [15]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước của quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)