1.1.2 .Thu ngân sách nhà nước
1.5. Kinh nghiệm thực tiễn và bài học cho quản lý thu ngân sách quận
1.5.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý thu ngân sách cho quận Ba Đình
Để quản lý thu NSNN có hiệu quả, sau đây là một số kinh nghiệm được rút ra cho công tác thu NSNN đối với quận Ba Đình:
* Về quản lý lập dự toán thu ngân sách nhà nước
Thực hiện đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu do Nhà nước quy định, kiểm tra về dự toán ngân sách và tình hình thực hiện dự toán. Cơ quan Tài chính phối hợp với Kho bạc Nhà nước, Chi cục Thuế và các cơ quan có liên quan, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định của nhà nước làm căn cứ lập dự toán thu trình UBND Quận xem xét. Khi có quyết định giao dự toán thu NSNN cần phải hoàn chỉnh phương án phân bổ dự toán trình cơ quan quản lý tài chính cấp trên quyết định, sau đó tiến hành công bố công khai tài chính về NSNN. Điều chỉnh sự toán thu NSNN hàng năm trong trường hợp có yêu cầu của UBND cấp trên đảm bảo với định hướng chung hoặc có biến động lớn về nguồn thu.
* Về quản lý chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước
Để quản lý chấp hành dự toán thu NSNN tốt hơn, các địa phương cần bám sát vào dự toán thu NSNN và phương án phân bổ dự toán đã được giao, triển khai quyết liệt công tác thu ngân sách ngay từ đầu năm. Chi cục thuế, Kho bạc nhà nước phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch Quận tổ chức triển khai quyết liệt các giải pháp quản lý thu, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu. Theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách, đánh giá, phân tích cụ thể từng địa bàn, từng khu vực thu, từng sắc thuế, tổng hợp báo cáo kịp thời kết quả thu và dự báo thu hàng tháng, hàng quý. Đồng thời, xác định cụ thể các nguồn thu còn tiềm năng, các lĩnh vực, loại thuế còn thất thu để kịp thời đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả. Đối với các khoản thu điều chỉnh, bổ sung thì Phòng Tài chính - Kế hoạch Quận căn cứ vào số thu NSNN đã giao để cân đối ngân sách và thông báo số thu bổ sung cho các đơn vị giao dự toán.
* Về quản lý quyết toán thu ngân sách nhà nước
Tăng cường tính minh bạch và độ tin cậy của thông tin phục vụ. Để đảm bảo yêu cầu này, cần phải quan tâm một số vấn đề sau:
- Sự đầy đủ của hồ sơ trình báo cáo quyết toán (các biểu mẫu, thuyết minh,
xác nhận của kho bạc nhà nước, dự thảo nghị quyết, tài liệu khác theo yêu cầu của cơ quan quản lý tài chính cấp trên);
-Sự đúng đắn, chính xác, hợp lý của các nội dung đề nghị quyết toán;
-Số liệu cung cấp tại báo cáo cần trung thực, chính xác, đúng chế độ tiêu
chuẩn định mức và hợp pháp;
-Những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong công tác quản lý ngân sách (trong lập và quyết định dự toán ngân sách, trong điều hành ngân sách ...).
* Về công tác kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý thu ngân sách nhà nước
Tổ chức công tác kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý thu NSNN đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm
tra tài chính. Thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có yêu cầu, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan trong công tác chống thất thu thuế, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trong thương mại, giá, thuế suất và quản lý rủi ro, kịp thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót, bất cập trong quản lý Nhà nước, chế độ chính sách, pháp luật để kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 đã xây dựng được khung lý thuyết và hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản nhất về ngân sách nhà nước, thu ngân sách nhà nước và quản lý thu ngân sách nhà nước
Ngoài ra, Chương 1 còn trình bày kinh nghiệm về quản lý thu ngân sách của một số địa phương trong và ngoài tỉnh để có thể đối chiếu với các quy định về quản lý thu ngân sách nhà nước của quận Ba Đình nhằm phát hiện những nội dung mới, khả thi và hiệu quả cao để nghiên cứu áp dụng trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước ở địa phương.
Làm nền tảng cho việc đi sâu vào nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Ba Đình. Từ đó đưa ra kết quả đạt được, những tồn tại vướng mắc trong công tác quản lý thu ngân sách và tìm ra nguyên nhân để khắc phục tình trạng trên.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA QUẬN BA ĐÌNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI