3.1.1 .Nhiệm vụ trọng tâm kế hoạch 5 năm 2020 – 2025
3.2.5. Các giải pháp tăng thu NSNN
3.2.5.1. Nâng cao chất lượng quản lý lập dự toán thu ngân sách nhà nước
Quản lý việc lập dự toán thu ngân sách nhà nước quận cần tập trung xây dựng theo đúng chính sách, chế độ hiện hành; tổng hợp đầy đủ các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí, các khoản thu từ đất và các khoản thu khác vào NSNN theo quy định của Luật NSNN năm 2015; trên cơ sở đánh giá khả năng thực hiện thu NSNN, dự báo tình hình đầu tư, phát triển sản xuất - kinh doanh và hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu phải tính đến các yếu tố tác động trong và ngoài nước;
Thực hiện nguyên tắc lập dự toán thu NSNN phải dựa trên hệ thống dữ liệu về cơ sở kinh tế, chính sách thu; đảm bảo tính khoa học và khả thi. Để lập dự toán thu NSNN quận sát với thực tế, ngoài việc dựa trên cơ sở số thực hiện thu các năm trước, đánh giá mức độ hoàn thành dự toán của năm hiện hành còn phải dựa trên việc thu thập thông tin từ các chỉ tiêu kinh tế như: GDP, CPI, giá cả thị trường; tính toán cụ thể các yếu tố tăng, giảm thu NSNN trên địa bàn, do thực hiện các văn bản pháp luật về thuế mới sửa đổi, bổ sung và thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo cam kết quốc tế, nhất là những năng lực sản xuất mới phát sinh; yếu tố tăng thu từ tăng cường kiểm tra, thanh tra việc kê khai, nộp thuế của các tổ chức, cá nhân, các khoản thu được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra và tăng thu từ chỉ đạo quyết liệt chống thất thu, thu số thuế nợ đọng từ các năm trước, các khoản thu từ các dự án đầu tư đã hết thời gian ưu đãi.
3.2.5.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ và quản lý người nộp thuế
UBND phải đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. Công tác này lâu nay đã được tiến hành nhưng hiệu quả vẫn còn thấp, chưa đi vào chiều sâu, còn nặng về phổ biến các quy định của chính sách thuế mới, phương thức tuyên truyền còn đơn điệu, cứng nhắc, chưa thường xuyên liên tục và có tính hình thức, chưa áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào công tác này, đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế còn thiếu và yếu. Từ thực tế trên, UBND cùng các cơ quan chức năng cần phải có các giải pháp hợp lý như:
Thành lập tổ tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế do Chi cục thuế làm đầu mối để đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn bản pháp luật thuế đến các tổ chức, cá nhân và hỗ trợ người nộp thuế tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện các Luật thuế.
- Khảo sát, phân loại từng nhóm người nộp thuế nhằm áp dụng các hình
thức tuyên truyền phù hợp, thiết thực và hiệu quả.
- Chú trọng việc xây dựng nội dung tuyên truyền, phổ biến các tài liệu
tuyên truyền phong phú, đa dạng, dễ hiểu. Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế như: Tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng với các nội dung phong phú hơn, có thể xây dựng phim tài liệu, các tiểu phẩm hoặc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu chính sách, pháp luật về thuế; tuyên truyền thông qua các công cụ trực quan như tranh cổ động, pa nô áp phích. Thiết kế nội dung về chính sách thuế, các thủ tục hành chính thuế dưới dạng tờ rơi, sổ tay phát miễn phí tại cơ quan thuế, kể cả các trung tâm công cộng nơi người nộp thuế thường giao dịch.
- Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng các chuẩn mực kế toán, hệ
thống kế toán, chế độ kế toán cho các doanh nghiệp, đồng thời cung cấp kịp thời những thông tin về chính sách, chế độ thuế cho các doanh nghiệp để chấp
hành. Thiết lập đường dây nóng để kịp thời hướng dẫn, giải thích những vướng mắc cho người nộp thuế
-Phối hợp tốt với các cơ quan thông tin: Đưa tin những tổ chức, cá nhân
chấp hành tốt chính sách thuế để biểu dương kịp thời; đồng thời phản ánh cụ thể, chi tiết những tổ chức, cá nhân có những hành vi vi phạm pháp luật thuế nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần nhằm cảnh báo, răn đe, tạo sức lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng xã hội.
-Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động hỗ trợ người nộp thuế (thông qua Hội tư
vấn thuế, các đại lý thuế ...): Hợp tác, hỗ trợ các đại lý thuế thực hiện dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế.
-Xây dựng chương trình, nội dung và tổ chức hội nghị đối thoại, trao đổi
chuyên môn hàng quý trong nội bộ cơ quan thuế để nắm bắt, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình quản lý thuế trên địa bàn.
- Để quản lý chặt chẽ, toàn diện người nộp thuế, Chi cục thuế cần thiết phải
phối hợp với các ban ngành chức năng rà soát lại tình hình sản xuất kinh doanh của toàn bộ các công ty, doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động trên địa bàn. Cũng cần quan tâm giám sát người nộp thuế mới thành lập, người nộp thuế nào nghỉ tạm thời, giải thể, phá sản để có kế hoạch quản lý kịp thời, đảm bảo đưa 100% số người nộp thuế thực tế kinh doanh vào diện quản lý thuế, cụ thể:
+ Rà soát địa bàn để đưa vào quản lý thuế đối với người nộp thuế mới ra kinh doanh.
+ Tăng cường rà soát, nâng cao chất lượng công tác điều tra doanh thu nhằm đảm bảo quản lý doanh thu, mức thuế đúng quy định của pháp luật, phù hợp với thực tế kinh doanh của người nộp thuế đồng thời đảm bảo ổn định xã hội. Thực hiện phân loại người nộp thuế để kịp thời đưa ra các giải pháp quản lý phù hợp.
+ Thực hiện công khai dự kiến doanh thu, mức thuế của người nộp thuế; lập bộ, duyệt bộ trên cơ sở danh sách dự kiến doanh thu, mức thuế, ý kiến phản
hồi của người nộp thuế và ý kiến tham vấn của hội đồng tư vấn thuế.
+ Kiểm tra 100% người nộp thuế tạm nghỉ kinh doanh trong tháng để kịp thời phát hiện và xử lý sai phạm.
+ Cán bộ thuế phải phối hợp chặt chẽ với UBND xã, thị trấn từng bước nắm chắc đầy đủ đặc điểm kinh doanh của từng người nộp thuế trên địa bàn, xác định được chính xác các loại thuế mà người nộp thuế phải nộp để tránh bị thất thu thuế.
+ Phát triển công tác hướng dẫn, tuyên truyền chính sách, pháp luật thuế, người nộp thuế càng hiểu biết rộng rãi pháp luật, quy định về kinh doanh và thuế bao nhiêu càng tạo điều kiện cho cán bộ thuế thực hiện nhiệm vụ của mình một cách dễ dàng bấy nhiêu. Đồng thời, xây dựng mạng lưới cộng tác viên làm chỗ dựa cho việc phối hợp, tổ chức, triển khai thực hiện các luật thuế đem lại kết quả cao hơn. Vận động người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế, nộp thuế theo đúng quy định
+ Chi cục thuế phải thường xuyên phát động phong trào thi đua giữa các đội. Thực hiện phân công, phân nhiệm công việc, nhiệm vụ giữa các cán bộ thuế. Mỗi cán bộ chịu trách nhiệm quản lý một địa bàn và phải nắm rõ được những thông tin cần thiết của người nộp thuế và phải gắn trách nhiệm của cán bộ thuế với tình trạng bỏ sót người nộp thuế trên địa bàn mà mình kiểm soát. Tuỳ theo mức độ hoàn thành công việc được giao mà chi cục cần có chế độ thưởng, phạt hợp lý cho cán bộ để khuyến khích lòng yêu nghề, ý thức trách nhiệm với công việc. Có thể linh hoạt thay đổi vị trí công tác của các cán bộ để hạn chế phần nào những tiêu cực sẽ phát sinh.
3.2.5.3. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các nguồn thu ngân sách, khuyến khích tăng thu.
Chi cục Thuế quận thực hiện phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành liên quan để rà soát, nắm chắc đối tượng, nguồn thu ngân sách trên địa bàn. Để bảo đảm thu đúng, thu đủ, cơ quan thuế cần phải tổ chức kiểm tra, giám
sát chặt chẽ việc đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, kê khai nộp thuế, tình hình nộp thuế trên địa bàn huyện để có biện pháp đôn đốc, tháo gỡ khó khăn kịp thời. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, kết hợp với thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về giá nhằm chống gian lận thương mại, chống buôn lậu, chống chuyển giá.
3.2.5.4. Mở rộng ủy nhiệm thu thuế cho các phường nhằm tăng cường trách nhiệm của địa phương trong thuế, chống thất thu và giảm chi phí quản lý thu thuế:
Việc thực hiện ủy nhiệm thu thời gian qua đã mang lại kết quả rất tích cực. Trong thời gian tới cần tiếp tục mở rộng ủy nhiệm thu cho phường, kiến nghị UBND Thành phố cho phép mở rộng sắc thuế được phép ủy nhiệm thu cũng như điều tiết 100 % các khoản thuế này về cho ngân sách phường, thực hiện được điều này sẽ tăng cường tính tích cực, chủ động của địa phương, chống thất thu sẽ đạt hiệu quả hơn, đồng thời giúp ngành thuế tiết giảm chi phí. Chi cục thuế phải có kế hoạch tiếp tục bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ làm ủy nhiệm thu về chính sách thuế, quy trình nghiệp vụ về thu thuế, sử dụng biên lai ấn chỉ cũng như tăng cường kiểm tra đối với cán bộ trực tiếp làm ủy nhiệm thu để kịp thời chấn chỉnh sai sót; thường xuyên tổ chức sơ tổng kết để kịp thời rút kinh nghiệm trong ủy nhiệm thu để nâng cao hiệu quả ủy nhiệm thu.
3.2.5.5. Tăng cường sự lãnh đạo của Quận ủy và sự điều hành của Uỷ ban nhân dân quận Ba Đình đối với quản lý thu ngân sách nhà nước
Việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và vai trò điều hành của quận trong quản lý thu ngân sách trên địa bàn là vấn đề cực kỳ quan trọng. Quận ủy cần đề ra đường lối phát triến KT-XH phù hợp với điều kiện thực tế làm cơ sở cho chính quyền cấp quận triển khai thực hiện. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và đơn vị có trách nhiệm quản lý ngân sách, đảm bảo đúng định mức của Nhà nước và giáo dục đảng viên quần chúng thực hiện các khoản thu ngân sách theo đúng chế độ. Quận ủy phải thuờng xuyên kiếm tra, chỉ đạo thực hiện
các khoản thu ngân sách theo đúng chính sách pháp luật của Nhà nước nhằm góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trên địa bàn quận. Đối với UBND quận Ba Đình cần phải đưa nội dung quản lý thu ngân sách vào chương trình công tác thường kỳ hàng tháng, quý để kiếm tra đánh giá cụ thể. Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền trên địa bàn huyện thông qua các biện pháp:
-Đảng bộ phải lãnh đạo các cấp uỷ Đảng và kết hợp với Nhà nước quản
lý thu ngân sách ở các cấp.
- Đảng phải có trách nhiệm trong việc quán triệt luật NSNN ban hành
đường lối tuyên truyền và thông qua Nghị quyết của Đảng đối với cán bộ đảng viên, nhân dân trên địa bàn để hiểu và thực hiện có hiệu quả.
-Phải có sự chỉ đạo toàn diện của Quận ủy – HĐND – UBND quận về
vấn đề thu ngân sách phù hợp địa bàn của quận.