Kinh nghiệm của Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 41 - 42)

1.3. Kinh nghiệm thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới ở một số địa

1.3.1. Kinh nghiệm của Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Từ Sơn gồm có 12 đơn vị hành chính gồm 7 phƣờng 5 xã, hiện nay là một trong những đơn vị dẫn đầu của tỉnh Bắc Ninh về phát triển KT-XH, có tốc độ tăng trƣởng kinh tế khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng CNH- HĐH, phát triển công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa và xây dựng NTM, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực và an sinh xã hội nhằm phấn đấu xây dựng thị xã Từ Sơn thành đô thị loại III vào năm 2020, trong đó thị xã Từ Sơn đã đạt mục tiêu sớm hơn là cuối năm 2018, thị xã đã đƣợc công nhận là đô thị loại III.

Ngay sau khi tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo triển khai thực hiện chính sách xây dựng NTM, UBND thị xã Từ Sơn đã chỉ đạo thành lập các BCĐ, BQL, điều hành và thực hiện chƣơng trình từ cấp thị xã đến cơ sở đúng theo quy định. HĐND, UBND thị xã ban hành các cơ chế, chính sách liên quan nhƣ: chính sách hỗ trợ các Chƣơng trình NTM, huy động nguồn lực đầu tƣ kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, trƣờng học; hỗ trợ giảm nghèo, đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đấu giá đất để xây dựng NTM, chính sách khuyến khích xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa.

Ƣu tiên hàng đầu là công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ cán bộ. Cán bộ và nhân dân nhận thức rõ việc xây dựng NTM là nhiệm vụ chính trị ƣu tiên hàng đầu, vì lợi ích chung và nâng cao đời sống cộng đồng ở khu dân cƣ nông thôn. Từ đó cán bộ và nhân dân đồng thuận cao trong việc đóng góp sức ngƣời, sức của và tích cực thi đua xây dựng NTM. Các cơ quan chức

năng của Thị xã cũng phối hợp với các xã, phƣờng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia tích cực xây dựng NTM trên các lĩnh vực, làm cho ngƣời dân hiểu rõ vai trò của ngƣời dân là chủ thể xây dựng NTM, lấy nội lực là căn bản, tự giác tham gia, sáng tạo trong tổ chức thực hiện. Các cơ quan quản lý nhà nƣớc hỗ trợ tích cực, tạo ra phong trào thi đua sôi nổi trong xã hội và giúp cho cộng đồng chủ động hơn trong việc thực hiện chính sách. Lấy phƣơng châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hƣởng lợi” làm mục tiêu, định hƣớng công tác tuyên truyền vận động nhân dân, xây dựng kế hoạch, tổ chức hội nghị triển khai Chƣơng trình MTQG xây dựng NTM đến các thôn, xóm để tuyên truyền, quán triệt nội dung chƣơng trình, thông qua đó đã tạo đƣợc sự chuyển biến về nhận thức đề cao trách nhiệm xây dựng NTM, đảm bảo dân chủ, công khai. Cùng với đó, các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp đƣợc quan tâm đổi mới theo hƣớng tăng cƣờng liên kết sản xuất hàng hoá kết hợp với đẩy mạnh phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ.

Kết quả đến hết năm 2016 có 5/5 xã đƣợc công nhận đạt chuẩn NTM bao gồm: xã Tƣơng Giang đƣợc công nhận năm 2014; xã Phù Khê, Hƣơng Mạc và Phù Chẩn đƣợc công nhận năm 2015; xã Tam Sơn đƣợc công nhận đạt chuẩn năm 2016. Thị xã Từ Sơn đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ký quyết định công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2016. Những năm tiếp theo, thị xã Từ Sơn tiếp tục duy trì các kết quả đạt đƣợc và xây dựng NTM theo hƣớng đô thị hóa, lấy ngƣời dân làm trung tâm và huy động sự ủng hộ của nhân dân để tạo sự phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 41 - 42)