Chủ thể thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 30 - 33)

1.2. Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới

1.2.3. Chủ thể thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới

Thực thi chính sách đƣợc nhiều tổ chức thực hiện đòi hỏi sự hợp tác và sự phối hợp hợp lý của nhiều tổ chức hoặc các bộ phận của các tổ chức. Thực thi chính sách càng trở nên phức tạp khi càng có nhiều tổ chức tham gia vào quá trình này. NTM là một nhiệm vụ chiến lƣợc, đang đặt ra nhiều vấn đề cần tập trung nỗ lực của nhà nƣớc, nhân dân và các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp… Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ƣơng khóa X, Đảng ta đã khẳng định: “Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội” [11].

- Cơ quan Đảng, Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện chính sách xây dựng NTM: Đảng giữ vai trò lãnh đạo trong

thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM, xây dựng các văn bản chỉ đạo, nghị quyết để toàn thể các chủ thể thực hiện. Nói đến sự tham gia của cơ quan Đảng, Ủy ban Mặt trận tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện

chính sách xây dựng NTM đƣợc thể hiện rõ thông qua công tác "Dân vận khéo", với những cách làm mới, chủ động, sáng tạo, các cấp, các ngành đã tích cực hƣởng ứng và tham gia có hiệu quả phong trào, góp phần đẩy nhanh việc thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM. Với phƣơng châm mỗi cán bộ đảng viên, đoàn viên, hội viên đều gƣơng mẫu, nhiệt tình tham gia xây dựng NTM góp phần lan tỏa tạo thành sức mạnh của động đồng. Nhờ đó, tại hầu hết các địa phƣơng, các mô hình phát triển kinh tế mới trong nhân dân ngày càng nhiều, việc vận động nhân dân đóng góp bằng tiền mặt, ngày công, hiện vật hay hiến đất, hoa màu, giải phóng mặt bằng, làm đƣờng giao thông nông thôn, xây dựng các công trình của địa phƣơng theo tiêu chí NTM đƣợc thực hiện có hiệu quả.

Việc tham gia thực hiện chính sách xây dựng NTM còn đƣợc thể hiện thông qua các hoạt động kiểm tra, giám sát các nội dụng liên quan đến xây dựng NTM của địa phƣơng.

- Cơ quan nhà nước trong thực hiện chính sách xây dựng NTM: Nhà nƣớc là chủ thể ban hành chính sách và tổ chức thực thi, đƣa chính sách xây dựng NTM vào thực tế đời sống. Với vai trò, trách nhiệm của các CQNN từ trung ƣơng đến địa phƣơng, các Bộ, ngành ban hành văn bản hƣớng dẫn thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM. UBND cấp tỉnh, cấp huyện hƣớng dẫn và chỉ đạo thực hiện. UBND cấp xã xây dựng nội dung cụ thể công việc, lấy ý kiến của nhân dân và tổ chức thực hiện.

- Người dân trong thực hiện chính sách xây dựng NTM: Ngƣời dân nông thôn là ngƣời trực tiếp tham gia quá trình thực hiện và cũng là chủ thể hƣởng lợi trực tiếp của chính sách xây dựng NTM. Ngƣời dân nông thôn tham gia trên cơ sở đóng góp ý kiến, biểu quyết và tham gia trực tiếp thực hiện các nội dung. Vai trò chủ thể trong xây dựng NTM của nông dân đƣợc nâng cao "dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và dân

dƣởng lợi" và đƣợc thể hiện cụ thể: thứ nhất, là nguồn nhân lực quan trọng trong phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM; thứ hai, là chủ thể xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở các vùng nông thôn; thứ ba, là ngƣời trực tiếp xây dựng, giữ gìn, bảo vệ kết cấu hạ tầng nông thôn; thứ tư, là những ngƣời trực tiếp tham gia đóng góp xây dựng Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội; thứ năm, là chủ thể giữ gìn an ninh, trật tự ở các vùng nông thôn.

Nhƣ vậy, ngƣời dân là chủ thể tích cực trong xây đựng đời sống văn hóa mới, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển KT-XH, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, làm cho mỗi ngƣời đƣợc thụ hƣởng một cách tốt nhất những giá trị vật chất, tinh thần. Nông dân có vai trò quan trọng trong xây dựng NTM, cùng với các giai cấp, tầng lớp khác phấn đấu xây dựng một nƣớc Việt Nam xã hội chủ nghĩa “Dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [14].

Doanh nghiệp, HTX và các tổ chức, các hội… tham gia vào thực hiện chính sách xây dựng NTM: Thực hiện chính sách xây dựng NTM cần sự hỗ

trợ thực hiện quy hoạch các vùng chuyên canh, sản xuất nguyên liệu, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, hỗ trợ nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, đào tạo nghề, hỗ trợ tài chính, tín dụng, tiếp thị, phát triển thị trƣờng, hỗ trợ các hoạt động nâng cao văn hóa tinh thần cho dân cƣ nông thôn để tạo ra nếp sống mới thông qua phát triển, bảo tồn văn hóa truyền thống... do đó, cần đổi mới về cơ chế, hình thức tổ chức thông qua việc thu hút đầu tƣ doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc về nông thôn, phát triển liên kết cộng đồng, đẩy mạnh các hình thức kinh tế hợp tác, xây dựng hiệp hội các ngành hàng với sự tham gia của nông dân nhằm huy động các nguồn lực cho xây dựng NTM.

Nguồn nhân lực tham gia thực hiện chính sách xây dựng NTM gồm: Cán bộ lãnh đạo các cấp, các BCĐ, Văn phòng điều phối (VPĐP), cán bộ

chuyên môn các cấp, cán bộ kiêm nhiệm, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các cơ quan hoạch định chính sách. Đặc biệt đóng vị trí vai trò trong việc thành bại của công cuộc xây dựng NTM đó là ngƣời dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 30 - 33)