2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Trƣớc khi sáp nhập với toàn bộ diện tích huyện Kỳ Sơn, Thành phố Hòa Bình nằm ở toạ độ địa lý 20o30’- 20o50’ vĩ Bắc và 105o15’- 105o25’ kinh Đông, cách Hà Nội khoảng 76 km về phía Tây. Ranh giới thành phố Hòa Bình, phía Bắc giáp huyện Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ), phía Đông giáp các huyện Kỳ Sơn và Kim Bôi, phía Nam giáp huyện Cao Phong, phía Tây giáp huyện Đà Bắc. Tổng diện tích tự nhiên của thành phố là 14.784ha (chiếm 2,9% diện tích toàn tỉnh). Thành phố Hoà Bình có địa hình núi chiếm ƣu thế (chiếm 75% diện tích tự nhiên), phân bố bao quanh và ôm trọn khu vực trung tâm. Phần chuyển tiếp là kiểu địa hình đồi, có độ cao trung bình 100 - 150m. Tiếp đến là phần trung tâm thành phố, có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển đô thị.
Thành phố Hoà Bình có 15 đơn vị hành chính gồm 8 phƣờng (Phƣơng Lâm, Đồng Tiến, Thái Bình, Chăm Mát, Tân Thịnh, Thịnh Lang, Hữu Nghị, Tân Hòa) và 7 xã (Hòa Bình, Thái Thịnh, Dân Chủ, Sủ Ngòi, Trung Minh, Yên Mông, Thống Nhất). Dân số thành phố có trên 97.500 ngƣời. Thành phố Hoà Bình có vị trí thuận lợi là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh và cũng là trung tâm phát triển của vùng Tây Bắc, đồng thời cũng nằm trong vùng chiến lƣợc phát triển không gian vùng Hà Nội.
Khí hậu ở các khu vực địa hình thấp là trung bình, mùa đông ít lạnh, thƣờng xuyên ẩm ƣớt, là điều kiện để phát triển nhiều loại cây lƣơng thực và
cây công nghiệp. Khu vực địa hình cao khí hậu lạnh hơn đồng bằng, có thể trở thành những trung tâm nhân giống rau màu và trồng cây đặc sản.
Hình 2.1: Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Hòa Bình
(thời điểm chưa sáp nhập huyện Kỳ sơn với Thành phố Hòa Bình)
Thực hiện Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14 ngày 17/12/2019 của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hòa Bình, đã tiến hành nhập toàn bộ 204,92km2
diện tích tự nhiên, 34.044 ngƣời của huyện Kỳ Sơn vào thành phố Hòa Bình. Sau khi nhập, thành phố Hòa Bình có 348,65km2
diện tích tự nhiên và quy mô dân số 135.718 ngƣời, cùng với đó là sáp nhập một số xã, phƣờng trên địa bàn, từ năm 2020 thành phố Hòa Bình có 19 đơn vị hành chính, gồm 10 phƣờng và 9 xã, giáp các huyện Cao Phong, Đà Bắc, Kim Bôi, Lƣơng Sơn; thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ. [33]
2.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội
Thành phố Hòa Bình có đến 75% địa hình là đồi núi, với nhiều anh em dân tộc cùng sinh sống nhƣ nhƣ Kinh, Mƣờng, Dao, Thái, Tày…. Khắc phục những khó khăn chung của một tỉnh miền núi, thành phố Hòa Bình là đơn vị
cấp huyện đầu tiên của các tỉnh Tây Bắc cũng nhƣ của tỉnh Hòa Bình đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ NTM. Đầu năm 2020, sáp khi sáp nhập toàn bộ diện tích huyện Kỳ Sơn vào thành phố Hòa Bình, hiện nay thành phố Hòa Bình có 7/9 xã đạt chuẩn NTM.
Tình hình kinh tế của thành phố phát triển ổn định và chuyển biến theo hƣớng tích cực, cơ cấu kinh tế năm 2019: Dịch vụ chiếm 56%, Công nghiệp - Xây dựng chiếm 39,7% và nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 4,3%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 63,5 triệu đồng/ngƣời/năm. Thành phố Hòa Bình có nguồn nƣớc Sông Đà là tiềm năng lớn về nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi cá lồng chất lƣợng cao. Sông Đà đoạn chảy qua thành phố Hòa Bình dài 23km là nơi xây dựng Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, cung cấp một nguồn thủy điện dồi dào với công suất gần 2 triệu kw/h, điều tiết nƣớc cho sản xuất, chống lũ cho đồng bằng sông Hồng vào mùa mƣa, đồng thời cũng tạo ra cho thành phố Hòa Bình một cảnh quan đẹp độc đáo.
Trên địa bàn thành phố Hòa Bình có nhiều di chỉ khảo cổ gắn với nền Văn hóa Hòa Bình rực rỡ cùng những danh thắng và di tích lịch sử nổi tiếng nhƣ: tƣợng đài Bác Hồ, Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, động Tiên Phi (xã Hoà Bình), nhà tù Hoà Bình (phƣờng Tân Thịnh), lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình, rừng lim cổ thụ ở xã Dân Chủ… Bên cạnh đó thành phố Hòa Bình còn là nơi chứa đựng nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc của nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Còn lƣu giữ nhiểu nét văn hóa truyền thống của bà con dân tộc Mƣờng, trong đó phải kể đến văn hóa chiêng Mƣờng. Chính nét văn hóa đặc trƣng này đã góp phần tô thắm thêm những giá trị văn hóa truyền thống của bà con dân tộc Mƣờng, âm vang trầm bổng của tiếng chiêng trở thành âm thanh quen thuộc trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con dân tộc Mƣờng ở thành phố Hòa Bình. Với những nét văn hóa đặc sắc, đã mang đến cho thành phố Hòa Bình tiềm năng lớn về phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch
văn hóa. Từ nền tảng lịch sử, văn hóa lâu đời, đến nay truyền thống này đã và đang đƣợc Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các tộc thành phố Hòa Bình bảo tồn và phát huy.