Kinh nghiệm của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 42)

1.3. Kinh nghiệm thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới ở một số địa

1.3.2. Kinh nghiệm của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

Trong 10 năm triển khai thực hiện phong trào xây dựng NTM huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đã đạt đƣợc kết quả nổi bật đáng tự hào, bộ mặt nông thôn của huyện có nhiều khởi sắc, kết cấu hạ tầng KT-XH ngày càng

đồng bộ hoàn thiện theo hƣớng hiện đại. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân không ngừng đƣợc nâng cao, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững. Với sự nỗ lực cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tiền Hải đến đầu năm 2019 đã có 34/34 xã đạt chuẩn NTM; tháng 10/2019, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký quyết định công nhận huyện Tiền Hải đạt chuẩn huyện NTM và vinh dự đƣợc Chủ tịch nƣớc tặng thƣởng phần thƣởng cao quý Huân chƣơng Lao động hạng Ba cho nhân dân và cán bộ huyện Tiền Hải đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua cả nƣớc chung sức xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020.

Để đạt đƣợc những kết quả to lớn trên, ngay từ khi bắt đầu xây dựng NTM, huyện đã xác định phải tập trung mọi nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và chuyển dịch nhanh, mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Do vậy, Ðảng ủy đã ra nghị quyết lãnh đạo, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch triển khai, ban hành cơ chế hỗ trợ xây dựng NTM. Phong trào làm đƣờng giao thông nông thôn, xây dựng cơ sở vật chất văn hóa, trƣờng học, y tế,… đã đƣợc đông đảo nhân dân trong các xã thuộc huyện nhiệt tình hƣởng ứng, tạo ra hiệu ứng lan tỏa rộng khắp. Ðể hỗ trợ các xã hoàn thành các tiêu chí, huyện Tiền Hải đẩy mạnh phát triển các cụm công nghiệp; chuyển đổi những vùng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, xây dựng, phát triển nhiều trang trại, gia trại.

Ðể triển khai thực hiện hiệu quả chính sách xây dựng NTM, huyện Tiền Hải xác định công tác tuyên truyền là khâu then chốt, phải làm sâu rộng để nâng cao nhận thức trong nhân dân trên địa bàn huyện về nội dung, phƣơng pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Nhà nƣớc về xây dựng NTM. Tiếp đó, xây dựng NTM cần có sự tập trung chỉ đạo cụ thể, liên tục, đồng bộ và huy động đƣợc sự tham gia của cả hệ thống chính trị từ huyện đến tận

thôn; phải coi trọng công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt ở các cấp, nhất là đội ngũ CBCC cơ sở xã, thôn; đối với cấp xã phải có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng xã, tránh rập khuôn, máy móc. Ðồng thời, xác định nguồn vốn để xây dựng NTM là rất lớn, do vậy, cần phải đa dạng hóa việc huy động nguồn lực để xây dựng NTM theo phƣơng châm huy động nguồn lực xã hội hóa là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc là cần thiết. Ðặc biệt, trong quá trình triển khai tại các xã phải luôn bảo đảm sự công khai, minh bạch, tuân thủ chủ trƣơng “dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Ngoài tuyên truyền dƣới nhiều hình thức, huyện Tiền Hải còn đẩy mạnh các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cƣ”; cuộc vận động vì ngƣời nghèo; phong trào thi đua “Chùa cảnh 4 gƣơng mẫu; xứ họ đạo gƣơng mẫu” từ đó củng cố thêm niềm tin để mọi tầng lớp nhân dân xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân cùng nhau xây dựng NTM vững chắc.

1.3.3. Kinh nghiệm của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

Huyện Lƣơng Sơn có tổng diện tích tự nhiên là 36.488,84 ha, dân số là 99.457 ngƣời. Huyện đƣợc chia thành 20 đơn vị hành chính, bao gồm 1 thị trấn và 19 xã (sau sáp nhập còn 11/11 đơn vị). Huyện Lƣơng Sơn có lợi thế về vị trí địa lý, là đầu mối giao lƣu kinh tế, văn hóa - xã hội giữa miền núi Tây Bắc với vùng đồng bằng sông Hồng, là cửa ngõ thủ đô Hà Nội thông qua các tuyến giao thông chính chạy qua địa bàn huyện nhƣ các tuyến: Quốc lộ 6 và 21km đƣờng Hồ Chí Minh...

Mục tiêu của huyện Lƣơng Sơn là trở thành huyện cán đích NTM thứ 2 của tỉnh Hòa Bình. Với quyết tâm chính trị rất cao, cùng sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, các địa phƣơng và sự hƣởng ứng nhiệt tình tham gia của nhân dân, KT-XH của huyện Lƣơng Sơn đã có bƣớc tiến vƣợt bậc trong xây dựng NTM và phát triển đô thị. Và đến năm 2019, huyện Lƣơng Sơn

đƣợc công nhận huyện đạt chuẩn NTM và vinh dự đón nhận Huân chƣơng Lao động hạng Ba cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Lƣơng Sơn. Để đạt kết quả trên, những năm qua huyện Lƣơng Sơn luôn tập trung thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo từ khâu quy hoạch, huy động nguồn lực đến thực hiện các tiêu chí. Ƣu tiên đầu tƣ cho các xã khó khăn, nhất là tập trung đầu tƣ xây dựng các công trình điện, đƣờng, trƣờng, trạm.

Nét nổi bật trong phong trào xây dựng NTM của huyện Lƣơng Sơn là đã vận dụng đúng đắn và sáng tạo trong huy động sức dân, để ngƣời dân vừa là chủ thể, vừa là đối tƣợng thụ hƣởng của nông thôn NTM. Trong giai đoạn 2011 - 2019, huyện đã huy động đƣợc hơn 3.121 tỷ đồng đầu tƣ cho xây dựng NTM. Trong đó, nhân dân đóng góp 242,2 tỷ đồng, vận động nhân dân hiến hơn 2.908.887m2

và 365.400 ngày công xây dựng các công trình NTM. Xây mới, cải tạo, nâng cấp 240.100m2

sàn nhà ở. Huyện đã đầu tƣ xây mới và nâng cấp, sửa chữa đƣợc 138 công trình hạ tầng giao thông, bê tông hóa 268,79km đƣờng, nâng tỷ lệ km đƣờng giao thông đạt chuẩn lên 75,77%; xây mới, sửa chữa 70 công trình thủy lợi, kiên cố hóa 100km kênh mƣơng; đầu tƣ xây dựng 18 trạm biến áp, 7,93km đƣờng dây trung thế và 36,09km đƣờng dây hạ thế, 100% hộ đƣợc sử dụng điện an toàn. Về lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, môi trƣờng có nhiều chuyển biến tích cực. Sau 10 năm đã đầu tƣ nâng cấp 223 hạng mục trƣờng học; đầu tƣ xây dựng, nâng cấp 13 trạm y tế, 100% các trạm y tế đã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Xây dựng và thiết lập 9 đài truyền thanh xã, 31 công trình Nhà văn hóa và khu vui chơi thể thao các xã, xóm, các điểm thu gom rác thải đƣợc đầu tƣ, đảm bảo môi trƣờng nông thôn xanh, sạch, đẹp. Phong trào xây dựng cơ quan, làng bản, gia đình, trƣờng học văn hóa luôn đƣợc quan tâm chỉ đạo.

Bên cạnh đó, một trong những điểm nổi bật trong xây dựng NTM của huyện là quan tâm phát triển sản xuất tập trung. Trên địa bàn huyện đã hình

thành nhiều vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn theo hƣớng hàng hóa và có thƣơng hiệu, đƣợc ngƣời tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến, nhƣ: Dê núi, rau hữu cơ, gà thả đồi và vùng sản xuất cây ăn quả hơn 2.000ha, ... tạo điều kiện nâng cao nguồn thu nhập ổn định cho bà con nhân dân. Năm 2019, huyện Lƣơng Sơn đã có 3 sản phẩm đƣợc xếp hạng từ 3 sao đến 4 sao sản phẩm OCOP cấp tỉnh (Chƣơng trình OCOP là chƣơng trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hƣớng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chƣơng trình MTQG xây dựng NTM. Trọng tâm của chƣơng trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phƣơng theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tƣ nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện).

1.3.4. Những bài học kinh nghiệm cho việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình trong những năm tiếp theo

Từ kinh nghiệm thực tiễn của Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình và huyện Lƣơng Sơn, tỉnh Hòa Bình đã rút một số kinh nghiệm trong thực hiện chính sách xây dựng NTM tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình và các đơn vị khác trên cả nƣớc nói chung, cụ thể:

Một là, Tăng cƣờng công tác tuyên truyền sâu rộng tới cán bộ, đảng

viên và mọi tầng lớp nhân dân hiểu đúng, hiểu sâu về nhiệm vụ xây dựng NTM, coi đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó, ngƣời dân là chủ thể trực tiếp.

Từ kinh nghiệm thực tiễn, cả 3 đơn vị đều đặc biệt quan tâm và thực hiện tốt công tác tuyên truyền trong thực hiện chính sách xây dựng NTM và đạt đƣợc những thành tựu nhất định. Xác định nhân dân là chủ thể trực tiếp thực hiện với phƣơng châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân

hƣởng lợi", nhân dân đã tích cực tham vào thực hiện chính sách với nhiều hình thức đóng góp tiền mặt, sức lao động, hiện vật, hiến đất làm đƣờng,… để cùng xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phƣơng, có ý thức chấp hành trong giữ gìn vệ sinh môi trƣờng, làm đẹp cảnh quan, tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ và góp phần đảm bảo công tác ANTT,… Các địa phƣơng đã thực hiện tốt phong trào thi đua sôi nổi, đặc biệt ở các ngành, đoàn thể trên các mảng lĩnh vực phù hợp với lĩnh vực và điều kiện thực tế của địa phƣơng.

Hai là, Quy hoạch phải đi trƣớc một bƣớc, đây chính là cơ sở để xây

dựng kế hoạch phát triển dài dạn cũng nhƣ trung hạn, tránh chồng chéo khi triển khai thực hiện.

Trong thực hiện chính sách xây dựng NTM, công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng NTM đóng vai trò then chốt, tạo nền móng để thực hiện các tiêu chí còn lại.Quy hoạch NTM là bố trí, sắp xếp các khu chức năng, sản xuất, dịch vụ, hạ tầng KT-XH, môi trƣờng trên địa bàn theo tiêu chuẩn NTM gắn với đặc thù, tiềm năng, lợi thế của từng địa phƣơng. Để có mô hình NTM mang tính kế thừa và bổ sung, phát triển mới theo hƣớng CNH-HĐH thì công tác quy hoạch đƣợc đặt lên hàng đầu (nằm ở vị trí số 1 trong 19 tiêu chí xây dựng NTM). Nếu quy hoạch không có chất lƣợng, tính tổng thể và tầm nhìn, thì lộ trình đến đích NTM của các địa phƣơng là vô cùng gian khó.

Ba là, Lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các xã cần phải tập trung chỉ đạo,

quan tâm xây dựng tổ chức cơ sở đảng và các tổ chức ở cơ sở vững mạnh. Việc triển khai chính sách xây dựng NTM, bên cạnh sự lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể, sâu sát của cấp ủy, chính quyền địa phƣơng, sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể và sự đồng lòng chung sức của Nhân dân, thì còn phải kể đến sự tham gia đóng góp rất lớn của các tổ chức cơ sở đảng và các ban ngành đoàn thể khác của thôn, xóm. Việc quan tâm xây dựng và phát triển tổ

chức cơ sở đảng và các tổ chức khác có vai trò vô cùng quan trọng, trong đó nổi bật là việc phát huy vai trò lãnh đạo trong việc tuyên truyền, vận động ngƣời dân tham gia tích cực xây dựng NTM. Các chi bộ thôn, xóm tăng cƣờng và phát huy vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở, mỗi đảng viên, đoàn viên, hội viên nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình, thông suốt các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, gƣơng mẫu đi đầu trong xây dựng NTM, nhất là trong công tác xóa đói, giảm nghèo, hiến đất làm đƣờng giao thông, đóng góp ngày công,…

Bốn là, Cần có cơ chế, chính sách đặc thù cho việc triển khai thực hiện

các dự án, đề án của Chƣơng trình MTQG xây dựng NTM.

Việc triển khai thực hiện các dự án, đề án trong xây dựng NTM với mỗi đơn vị, địa phƣơng sẽ có điều kiện đặc thù khác nhau, đòi hỏi địa phƣơng cần phải có các cơ chế, chính sách đặc thù khác nhau để thực hiện có hiệu quả và thành công các dự án, đề án. Điển hình nhƣ huyện Tiền Hải với việc chuyển đổi những vùng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, hay huyện Lƣơng Sơn với việc ƣu tiên phát triển sản xuất tập trung, trong tâm là chƣơng trình OCOP.

Năm là, Phải đảm bảo sự cân đối về đầu tƣ cơ sở hạ tầng KT-XH với

đầu tƣ phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập cho ngƣời dân.

Bên cạnh việc quan tâm đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng, các địa phƣơng của 03 huyện cũng thực hiện tốt các phong trào thi đua, các tiêu chí về văn hóa, giáo dục, bảo vệ môi trƣờng,….. đặc biệt là quan tâm đến phát triển kinh tế trong đó các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp đƣợc quan tâm đổi mới theo hƣớng tăng cƣờng liên kết sản xuất hàng hóa kết hợp với đẩy mạnh phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Tại Chƣơng 1, Học viên đã đã trình bày và làm rõ một số khái niệm về nông thôn, nông thôn mới, chính sách xây dựng nông thôn mới và thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới. Tìm hiểu chức năng của Nhà nƣớc trong hoạch định và thực thi chính sách xây dựng NTM, xác định xây dựng NTM dựa trên nền tảng phát huy vai trò của ngƣời dân địa phƣơng là chủ yếu, trong đó Nhà nƣớc có 02 chức chức năng cơ bản là chức năng định hƣớng và chức năng hỗ trợ và hƣớng dẫn thực hiện. Chính sách xây dựng NTM là một chính sách có nội dung rộng, theo từng cách tiếp cận có thể phân chia nội dung của chính sách thành 11 nội dung, 5 nhóm tiêu chí với 19 tiêu chí cụ thể,…. Nhƣng bao quát lại, nội dung chính sách xây dựng NTM là quá trình thay đổi toàn diện về kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trƣờng, an ninh, quốc phòng ở khu vực nông thôn.

Thực thi chính sách công là một giai đoạn rất quan trọng của chu trình chính sách công bởi vì sự thành công của một chính sách công phụ thuộc vào kết quả của thực thi chính sách. Vì vậy, việc thực hiện chính sách xây dựng NTM có vai trò rất quan trọng. Chủ thể thực hiện chính sách xây dựng NTM là sự vào cuộc cả hệ thống chính trị bao gồm: Cơ quan Đảng, Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, CQNN, ngƣời dân, các doanh nghiệp, HTX và các tổ chức, các hội,… Nội dung của Chƣơng 1 cũng đã trình bày rõ các yếu tổ ảnh hƣởng đến thực hiện chính sách xây dựng NTM. Kinh nghiệm thực hiện của 03 đơn vị: Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình; huyện Lƣơng Sơn, tỉnh Hòa Bình và rút ra những kinh nghiệm thực tiễn trong thực hiện chính sách xây dựng NTM.

Đây là khung lý thuyết làm tiền đề cho nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách xây dựng NTM tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình ở Chƣơng 2.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI TẠI CÁC XÃ THUỘC THÀNH PHỐ HÒA BÌNH, TỈNH HÒA BÌNH

2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Hòa Bình

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Trƣớc khi sáp nhập với toàn bộ diện tích huyện Kỳ Sơn, Thành phố Hòa Bình nằm ở toạ độ địa lý 20o30’- 20o50’ vĩ Bắc và 105o15’- 105o25’ kinh Đông, cách Hà Nội khoảng 76 km về phía Tây. Ranh giới thành phố Hòa Bình, phía Bắc giáp huyện Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ), phía Đông giáp các huyện Kỳ Sơn và Kim Bôi, phía Nam giáp huyện Cao Phong, phía Tây giáp huyện Đà Bắc. Tổng diện tích tự nhiên của thành phố là 14.784ha (chiếm 2,9% diện tích toàn tỉnh). Thành phố Hoà Bình có địa hình núi chiếm ƣu thế (chiếm 75% diện tích tự nhiên), phân bố bao quanh và ôm trọn khu vực trung tâm. Phần chuyển tiếp là kiểu địa hình đồi, có độ cao trung bình 100 - 150m. Tiếp đến là phần trung tâm thành phố, có địa hình tƣơng đối bằng phẳng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)