2.3. Đánh giá việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Một số cấp ủy, chính quyền chƣa quan tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch đề ra; Đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, tinh thần trách nhiệm, nguồn nhân lực chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển trên lĩnh vực đời sống xã hội. Thực tế cho thấy, đội ngũ công chức, viên chức cấp thành phố, xã đủ về số lƣợng, trình độ bằng, cấp đúng và vƣợt theo quy định. Nhƣng chất lƣợng tham mƣu, giải quyết công việc, tinh thần trách nhiệm còn hạn chế, đặc biệt trong xây dựng NTM khối lƣợng công việc nhiều, phức tạp, đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có trình độ, năng lực, sáng tạo, tinh thần, trách nhiệm cao, có phƣơng pháp tổ chức, thực hiện.
Hàng năm nguồn kinh phí dành cho đào tạo, tập huấn không nhiều, cán bộ ít có cơ hội đƣợc đi tham quan học hỏi kinh nghiệm để học hỏi những cách làm hay, sáng tạo ở các tỉnh khác. Trình độ nhận thức của một số cán bộ xóm còn không đồng đều nên ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo.
Thành phố Hòa Bình đang trong quá trình đô thị hóa nên diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, ảnh hƣởng tới phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. Ảnh hƣởng của thiên tai đặc biệt là năm 2017 (với 16 cơn bão, 04 đợt áp thấp nhiệt đới, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, …) đã gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng, về tài sản, con ngƣời và ảnh hƣởng nặng nề đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của ngƣời dân, qua đó, đã ảnh hƣởng thực
tiếp đến việc duy trì các tiêu chí về hạ tầng - xã hội, môi trƣờng, … Những lý do trên cũng chính là những hạn chế mà doanh nghiệp ít đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngoài ra, đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn có tỷ lệ sinh lời thấp, quay vòng vốn chậm, thƣờng xuyên gặp rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, thị trƣờng tiêu thụ nông sản thiếu bền vững, lực lƣợng lao động cung cấp cho doanh nghiệp đủ về số lƣợng, tuy nhiên lao động có kỹ thuật cao, có trình độ chuyên môn còn ít, ….
Xuất phát điểm của một số các xã còn thấp, trong khi nguồn lực của cả nhà nƣớc, ngƣời dân và doanh nghiệp còn hạn chế. Nguồn vốn ngân sách hỗ trợ thực hiện chính sách còn thấp (tổng nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ Chƣơng trình 9 năm chiếm khoảng 7,7 % tổng huy động nguồn lực của 9 năm), trong khi khả năng ngân sách của thành phố và đóng góp của nhân dân hạn chế.
VPĐP NTM thành phố không đƣợc giao riêng chỉ tiêu biên chế, nhân viên làm việc đều đƣợc trƣng tập từ các phòng ban khác về nên ảnh hƣởng chất lƣợng công việc. Bên cạnh đó lực lƣợng chuyên trách còn ít so với nhiệm vụ chuyên môn. Hiện nay cán bộ phụ trách Chƣơng trình xây dựng NTM các xã mặc dù giao chuyên trách nhƣng không có chức danh công chức Chƣơng trình xây dựng NTM nên thực chất chủ yếu là do công chức Văn phòng - Thống kê, Địa chính - Xây dựng - Nông nghiệp và Môi trƣờng đảm nhiệm, trong khi khối lƣợng công việc chuyên môn phụ trách ở xã tƣơng đối lớn do đó không đảm bảo đƣợc tiến độ, chất lƣợng triển khai các nhiệm vụ nhƣ tham mƣu báo cáo, xây dựng kế hoạch, rà soát, đánh giá, theo dõi các nội dung... của chính sách.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Hòa Bình là một tỉnh miền núi, trong đó thành phố Hòa Bình là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phƣơng nhƣng điều kiện KT- XH còn khó khăn và 75% diện tích là địa hình đồi núi. Việc thực hiện chính sách xây dựng NTM đã đƣợc Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình quan tâm, chỉ đạo sâu sát và kịp thời. Bên cạnh đó, sự đồng thuận và ủng hộ của cán bộ và nhân dân các xã trên địa bàn thành phố đã giúp địa phƣơng đạt đƣợc những thành tựu trong xây dựng NTM.
Trong chƣơng 2, Học viên đã nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách xây dựng NTM theo quy trình: (1) Lập kế hoạch thực hiện chính sách xây dựng NTM; (2) Tuyên truyền, phổ biến chính sách xây dựng NTM; (3) Tổ chức thực hiện các nội dung xây dựng NTM; (4) Giám sát, kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo thực hiện; (5) Sơ kết, tổng kết việc thực hiện chính sách xây dựng NTM. Học viên cũng đã trình bày cụ thể về kết quả thực hiện chính sách xây NTM thông qua việc đánh giá kết quả đạt đƣợc theo 19 tiêu chí NTM và kết quả huy động nguồn lực để thực hiện chính sách. Cuối cùng, Học viên đã đƣa ra những đánh giá về các ƣu điểm, những hạn chế và nguyên nhân tồn tại những hạn chế trong thực hiện chính sách xây dựng NTM tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình để làm cở sở cho việc đề xuất các giải pháp ở Chƣơng 3.
Với sự nỗ lực của thành phố Hòa Bình và sự đoàn kết, chung tay của nhân dân địa phƣơng. Năm 2011, với kết quả khảo sát 7/7 xã thuộc thành phố Hòa Bình với xuất phát điểm trung bình 5,4/19 tiêu chí theo bộ tiêu chí xây dựng NTM. Đến năm 2018, thành phố Hòa Bình đã hoàn thành 19/19 tiêu chí và đƣợc công nhận đơn vị hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Tuy nhiên, thành phố Hòa Bình cần phải tiếp tục cố gắng để duy trì và nâng cao chất lƣợng các tiêu chí trong xây dựng NTM của địa phƣơng.
Chƣơng 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI CÁC XÃ
THUỘC THÀNH PHỐ HÒA BÌNH, TỈNH HÒA BÌNH