chức, cá nhân có thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó; trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo và các cơ quan, tổ chức hữu quan, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia góp ý, kiến nghị; tiếp thu và phản hồi góp ý, kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Bằng nhiều hình thức, Mặt trận Tổ quốc các cấp và các đoàn thể chính trị - xã hội tham gia góp ý kiến trong quá trình xây dựng, ban hành các chủ trƣơng, chính sách; góp phần làm cho các chủ trƣơng, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng và quyền lợi hợp pháp, chính đáng của nhân dân.
1.3. Sự cần thiết của việc tham gia quản lý nhà nƣớc của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tổ quốc Việt Nam
- Quan hệ giữa Mặt trận với chính quyền là quan hệ hợp tác bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, phối hợp cùng thực hiện nhiệm vụ chung. Quyền hạn của Mặt trận đã đƣợc Hiến pháp và pháp luật qui định Mặt trận hoạt động theo pháp luật và qui chế làm việc đã đƣợc thoả thuận giữa Mặt trận và chính quyền. Mặt trận tham gia xây dựng, giám sát và bảo vệ Nhà nƣớc nhƣ: vận
động các tầng lớp nhân dân thực hiện quyền làm chủ, bầu ra cơ quan dân cử, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nƣớc, đại biểu dân cử, cán bộ viên chức Nhà nƣớc; tham gia xây dựng pháp luật và chính sách; đóng góp ý kiến với cơ quan Nhà nƣớc các cấp, vận động nhân dân xây dựng các qui ƣớc, qui chế trên địa bàn cƣ trú về các vấn đề liên quan đến đời sống nghĩa vụ và lợi ích của công dân phù hợp với pháp luật. Mặt trận tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân, đấu tranh chống tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, gây phiền hà cho dân, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của dân. Nhà nƣớc dựa vào Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể để phát huy quyền làm chủ và sức mạnh có tổ chức của nhân dân, tôn trọng và tạo mọi điều kiện để nhân dân trực tiếp hoặc thông qua đoàn thể của mình tham gia xây dựng, quản lý và bảo vệ Nhà nƣớc. Đó cũng là sức mạnh của bản thân Nhà nƣớc.
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta còn tồn tại lâu dài các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo. Mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội là quan hệ đoàn kết, hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự phát triển của khoa học - công nghệ, sự giao lƣu văn hóa không ngừng đã tác động đến lối sống và nếp nghĩ của mọi ngƣời trong xã hội. Nhƣ vậy, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc với nền dân chủ ngày càng phát triển thì vai trò của Mặt trận và các đoàn thể ngày càng đƣợc mở rộng. Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã chỉ rõ:
“Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có đổi mới cả về nội dung và phương thức hoạt động; phát huy ngày càng tốt hơn vai trò tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc..." [11, tr.156-157]. Do đó, vai trò Mặt trận trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội là một yêu cầu khách quan, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc.