Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia vào quản lý nhà nước của ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam huyện phú hòa, tỉnh phú yên (Trang 79 - 83)

với yêu cầu của tình hình mới.

Bốn là, phát huy vai trò các cá nhân tiêu biểu của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện. Các cá nhân tiêu biểu nhƣ là già làng, chức sắc các tôn giáo; Dựa vào đó, Mặt trận tập hợp lực lƣợng nòng cốt giúp Mặt trận đi sâu trong cộng đồng, trong các tầng lớp nhân dân. Đổi mới phƣơng thức hoạt động của mình, tiếp tục làm tốt vai trò là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, xứng đáng là cầu nối giữa nhân dân với Đảng và Nhà nƣớc, thực sự là nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân.

3.2.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trận Tổ quốc Việt Nam

Trong sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc nói chung và công tác tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nói riêng, vai trò của ngƣời cán bộ Mặt trận là hết sức quan trọng. Cán bộ Mặt trận ngoài những

phẩm chất chung nhƣ cán bộ các cơ quan, tổ chức khác trong hệ thống chính trị, còn đòi hỏi một phẩm chất không thể thiếu đó là có năng lực làm công tác vận động quần chúng và luôn luôn có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhân dân.

Thực vậy, vấn đề cán bộ là vấn đề cốt lõi của mọi công việc, là nhân tố quyết định đến sự thành bại của toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Ở đâu có cán bộ có năng lực, trình độ và tâm huyết thì ở đó mọi phong trào, mọi công việc sẽ phát triển và có hiệu quả. Về vấn đề này Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc""Muốn có phong trào tốt, phải có cán bộ tốt". Nhƣ vậy, có thể khẳng định rằng, muốn cho các phong trào của Mặt trận tốt thì phải có đội ngũ cán bộ Mặt trận tốt.

- Thực trạng đội ngũ cán bộ Mặt trận huyện Phú Hòa hiện nay có thể nói là vừa thiếu, vừa không ổn định. Thực trạng còn chắp vá nhƣ hiện nay cho thấy quan điểm xây dựng đội ngũ cán bộ Mặt trận chƣa rõ ràng. Muốn xây dựng đội ngũ cán bộ Mặt trận cho tốt cần phải có quan điểm đúng về vị trí, chức năng, nhiệm vụ và tính chất của tổ chức Mặt trận hiện nay. Cán bộ chủ chốt của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện phần lớn không đƣợc quy hoạch, chƣa có ngƣời đƣợc đào tạo cơ bản về công tác vận động quần chúng và thƣờng biến động do sự sắp xếp, điều chuyển ở địa phƣơng. Bộ máy tổ chức Mặt trận xã, thị trấn còn đơn giản, nặng về công tác phong trào, công tác tham gia xây dựng và củng cổ chính quyền chƣa thật sự đƣợc chú trọng cả về nội dung hoạt động cũng nhƣ tổ chức, con ngƣời.

- Trƣớc những yêu cầu ngày càng cao của công tác tham gia xây dựng và củng cố chính quyền hiện nay, đòi hỏi Mặt trận cần sớm đổi mới tổ chức và nâng cao chất lƣợng cán bộ. Mặt khác, cấp uỷ các cấp cần quan tâm lãnh đạo công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ chủ chốt Mặt trận; tôn trọng và phát huy nguyên tắc hiệp thƣơng dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam. Chính vì thế cần tập trung nâng cao hơn nữa chất lƣợng đội ngũ cán bộ Mặt trận theo những nội dung, yêu cầu chính nhƣ sau:

+ Phải có chiến lƣợc xây dựng đội ngũ cán bộ Mặt trận thật sự khoa học và hợp lý; có năng lực và chuyên nghiệp. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ Mặt trận đòi hỏi phải tính đến một cơ cấu hợp lý; đảm bảo tính đồng bộ về cơ cấu ngành nghề chuyên môn, về trình độ, tuổi tác, về đội ngũ cán bộ chuyên trách hay không chuyên trách, về đội ngũ công tác viên, cần tăng cƣờng tuyển chọn những cán bộ có trình độ, chuyên môn về pháp lý, về quản lý Nhà nƣớc để Mặt trận thực hiện tốt chức năng tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân.

+ Phải thƣờng xuyên bồi dƣỡng, đạo tạo để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ: thông qua hoạt động thực tiễn nhằm rèn luyện bản lĩnh và kinh nghiệm của cán bộ Mặt trận; qua việc cử cán bộ Mặt trận đi học tập tại các cơ sở đào tạo; thông qua việc mở các lớp bồi dƣỡng, tập huấn... . Hiện nay, trong hệ thống Mặt trận chƣa có các trƣờng đào tạo về công tác Mặt trận, do đó khi mở các lớp tập huấn thƣờng lồng ghép các công tác Mặt trận vào các chƣơng trình tập huấn nghiệp vụ của Trƣờng Chính trị huyện, tỉnh nên về lâu dài nên mở trƣờng đào tạo riêng về công tác Mặt trận và về quản lý hành chính cho cán bộ Mặt trận nhằm bồi dƣỡng và nâng cao kiến thức về công tác Mặt trận cho cán bộ làm công tác Mặt trận.

+ Có chính sách chăm lo, đãi ngộ về vật chất một cách hợp lý và thoả đáng hơn đối với đội ngũ cán bộ Mặt trận, nhất là cấp cơ sở; đảm bảo cho đội ngũ này có cuộc sống ổn định để yên tâm công tác. Thƣờng xuyên kiện toàn, bổ sung, thay thế kịp thời Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện theo quy định của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đổi mới nội dung và phƣơng thức họp hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp hàng năm theo hƣớng vừa

có chƣơng trình phối hợp thống nhất hành động vừa có chuyên đề đi sâu từng đối tƣợng vận động, từng chuyên đề trọng tâm về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... Phát huy dân chủ, khuyến khích thảo luận, tôn trọng mọi ý kiến khác nhau, không phân biệt đa số hay thiểu số, đồng tình hay phản đối. Mọi ý kiến phát biểu trực tiếp hoặc bằng văn bản đều đƣợc tổng hợp, xử lý và thông báo lại kết quả cho ngƣời đề xuất.

+ Rà soát, đánh giá thực trạng chất lƣợng cán bộ Mặt trận Tổ quốc huyện, xã, thị trấn hiện nay, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để tiến hành sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ đúng ngƣời, đúng việc. Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ ở các cấp, xây dựng tiêu chuẩn cán bộ Mặt trận chuyên trách của từng cấp và tiêu chuẩn của từng chức danh; đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ Mặt trận chuyên trách phù hợp với điều kiện cụ thể. Tham mƣu công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng, luân chuyển cán bộ, bổ sung chế độ, chính sách, điều kiện làm việc của cán bộ Mặt trận Tổ quốc huyện, xã, thị trấn phù hợp với yêu cầu chuyên nghiệp hóa, từng bƣớc hiện đại. Đổi mới phong cách của cán bộ Mặt trận theo hƣớng trọng dân, gần dân và có trách nhiệm với dân. Tăng cƣờng phƣơng pháp hội ý, trao đổi, bàn bạc, dân chủ, đối thoại, sâu sát, lắng nghe giải trình trong phƣơng thức quan hệ công chúng của cán bộ Mặt trận các cấp.

+ Kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp đáp ứng yêu cầu về trình độ lý luận, năng lực thực tiễn và đặc biệt kỹ năng công tác vận động nhân dân.

+ Tổ chức hợp lý bộ máy cấp huyện; mở rộng thành phần cán bộ không chuyên trách cho cấp xã, thị trấn. Coi trọng việc kết hợp, phát huy có hiệu quả đội ngũ cán bộ: chuyên trách, không chuyên trách và cộng tác viên. Quan tâm việc đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể có phẩm chất, năng lực và kỹ năng vận động quần chúng, đƣợc phát hiện từ

trong phong trào quần chúng.

+ Nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ công tác vận động quần chúng cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể ở xã, thị trấn và thôn, buôn, khu phố,... nơi trực tiếp triển khai ra dân để thực hiện các chủ trƣơng, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc và nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng, cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia vào quản lý nhà nước của ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam huyện phú hòa, tỉnh phú yên (Trang 79 - 83)