Đảm bảo các điều kiện cho sự tham gia quản lý nhà nước của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia vào quản lý nhà nước của ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam huyện phú hòa, tỉnh phú yên (Trang 83 - 88)

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

3.2.3.1. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác tham gia quản lý nhà nước nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân

- Trong tình hình hiện nay, nƣớc ta đã hội nhập hoàn toàn với thế giới. Ngoài những thời cơ và vận hội mới để phát triển, đất nƣớc còn chịu tác động bởi nhiều thách thức từ mặt trái của cơ chế thị trƣờng, của vấn đề toàn cầu hoá... Đại đoàn kết toàn dân tộc càng là yếu tố cơ bản trong sự nghiệp phát triển bền vững của đất nƣớc và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Do vậy, MTTQ Việt Nam nói chung, MTTQ Việt Nam huyện Phú Hòa nói riêng càng phải đƣợc tôn trọng địa vị lịch sử, khẳng định vai trò, vị trí trong hệ thống chính trị với tƣ cách là tổ chức đại diện cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về vai trò, vị trí, quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các văn bản liên tịch giữa Mặt trận và các cơ quan nhà nƣớc đến cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân.

- Vai trò, chức năng, trách nhiệm và thẩm quyền của Mặt trận phải đƣợc khẳng định rõ ràng, hoạt động của Mặt trận đi đúng trọng tâm, thực

chất. Đó chính là đại diện cho xã hội và toàn dân trong hoạt động giám sát, tƣ vấn, kiểm tra, phản biện đối với Đảng và Nhà nƣớc.

- Công tác Mặt trận thực chất là công tác xã hội, công tác dân vận, phải thể hiện và phản ánh đúng tiếng nói, nguyện vọng, đòi hỏi của ngƣời dân, không rập khuôn, máy móc kiểu nhà nƣớc, cần phân biệt chức năng chính yếu và những hoạt động bổ trợ, hỗ trợ mà Mặt trận tham gia phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, với các đoàn thể khác. Đây là chỗ bộc lộ rõ nhất những bất cập, hạn chế hiện nay, một phần thuộc về Mặt trận, mặt khác, lớn hơn, chủ yếu hơn là thuộc về trách nhiệm của Đảng và Nhà nƣớc.

- Thực tế cho thấy, các hoạt động của Mặt trận nói chung và công tác phối hợp với Nhà nƣớc trong việc vận động nhân dân xây dựng chính quyền chỉ có thể thu đƣợc kết quả nhƣ mong muốn một khi có sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp uỷ, chính quyền các cấp. Về chủ trƣơng đƣờng lối, nhìn chung là hết sức rõ ràng và có sự thống nhất cao trong hệ thống chính trị. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu sự phối hợp công tác với Mặt trận, chƣa tạo điều kiện thuận lợi theo quy định của pháp luật cho Mặt trận thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, chẳng hạn nhƣ việc xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo nhƣng những hộ này chƣa có đất, chƣa có sổ hồng thì không đƣợc phép xây dựng; sự phối hợp thiếu đồng bộ này giữa nhà nƣớc (bộ phận cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bộ phận cấp giấy phép xây dựng nhà) dẫn đến việc hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết chậm tiến độ, ảnh hƣởng đến đời sống của ngƣời dân.

3.2.3.2. Tăng cường bổ sung và thực hiện quy chế phối hợp công tác giữa Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện với Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân; Tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện trong mối quan hệ phối hợp với cơ quan nhà nước

nhiệm của cơ quan nhà nƣớc đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong việc đảm bảo các điều kiện cho Mặt trận Tổ quốc hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ trong hệ thống chính trị. Ban Thƣờng vụ Huyện uỷ cần lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cùng cấp trong việc thực hiện các phong trào, các cuộc vận động để đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả, tránh tình trạng phân tán, chồng chéo, hình thức;

- Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Mặt trận Tổ quốc huyện cần cụ thể hoá và tăng cƣờng hơn nữa việc thực hiện các nội dung, chƣơng trình, kế hoạch phối hợp công tác giữa hai bên thông qua các quy chế phối hợp công tác, giám sát và phản biện xã hội. Nhà nƣớc phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện để Mặt trận tổ chức thực hiện tốt vai trò của mình.

- Nhƣ đã nêu ở trên, qua thực tế, việc tiếp xúc cử tri còn gặp khó khăn là do việc tiếp xúc của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đƣợc tổ chức riêng theo từng cấp và việc mời cử tri tham dự còn gặp khó khăn do việc tiếp xúc nhiều cuộc ảnh hƣởng đến công việc của ngƣời dân và dẫn đến tình trạng thành phần tham dự các điểm tiếp xúc chủ yếu là đại cử tri, cán bộ, công chức cấp xã, làm cho chất lƣợng, hiệu quả của việc tiếp xúc cử tri không cao.

Do vậy, tôi đã mạnh dạn đề xuất phƣơng pháp tổ chức tiếp xúc cử tri của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, xã, thị trấn và đƣợc trao đổi, thống nhất giữa Ban Thƣờng trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện với Ban Thƣờng trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thí điểm tại huyện. Cụ thể nhƣ:

+ Đối với việc tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã vẫn đƣợc tổ chức riêng vì đại biểu Quốc hội tiếp xúc theo cụm xã và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã tiếp xúc ở từng thôn, buôn, khu phố; riêng Hội nghị tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện việc kết hợp tiếp xúc cùng lúc ở 2 cấp.

Phƣơng pháp, cách thức thông báo mời cử tri đƣợc áp dụng đối với việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Việc tổ chức hội nghị tiếp xúc đƣợc thực hiện theo đúng nội dung, chƣơng trình; đảm bảo đầy đủ các thành phần tham dự hội nghị theo quy định. Hình thức tổ chức tiếp xúc đƣợc thực hiện nhƣ sau:

● Đối với các xã, thị trấn đƣợc chia làm 2 đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh (nếu có) thì thực hiện việc tiếp xúc riêng đối với HĐND cấp tỉnh và cấp huyện.

● Đối với các xã, thị trấn cùng một đơn vị bầu cử của cả đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thì thực hiện việc kết hợp tiếp xúc.

+ Ban Thƣờng trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp xây dựng lịch tiếp xúc cho đại biểu Hội đồng nhân dân từng cấp. Ban Thƣờng trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện cần thống nhất với Hội đồng nhân dân cùng cấp để kết hợp tổ chức cho đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tiếp xúc cử tri trong cùng một thời gian, tạo thuận lợi cho cử tri tham dự hội nghị.

+ Đổi mới phƣơng pháp, cách thức mời cử tri tham dự hội nghị: Công tác truyền thông về thời gian, địa điểm, nội dung các cuộc tiếp xúc cử tri sẽ đƣợc thông báo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng để mọi ngƣời dân đến dự, vì đây là thành phần chính và cốt lõi của cuộc tiếp xúc. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã chỉ đạo Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cƣ phối hợp với cấp ủy chi bộ, trƣởng thôn, buôn, khu phố, chi hội trƣởng các đoàn thể thƣờng xuyên lồng ghép nội dung tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc tiếp xúc cử tri, quyền và nghĩa vụ của công dân, đoàn viên, hội viên khi tham gia tiếp xúc cử tri vào các cuộc họp dân của thôn, buôn, khu phố và trong sinh hoạt của các chi hội đoàn thể; hƣớng dẫn các Ban công tác Mặt trận ở khu dân cƣ lập danh sách và chia số hộ dân theo từng cụm nhỏ (tổ), để

mời tiếp xúc theo từng cụm hộ gia đình đƣợc thuận lợi; gửi giấy mời trực tiếp đến một số hộ gia đình, nếu gia đình nào không cử ngƣời tham dự thì Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cƣ theo dõi và cuối năm đƣa nội dung này vào xét công nhận gia đình văn hóa theo quy định hƣơng ƣớc, quy ƣớc.

- Qua triển khai thực hiện từ tháng 9/2016 đến nay, mặc dù Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Phú Hòa là huyện đầu tiên tiến hành việc tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri kết hợp cả hai cấp trong toàn tỉnh Phú Yên, nhƣng kết quả cho thấy việc tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện cùng một thời điểm đã đảm bảo tiết kiệm về thời gian, kinh phí trong tổ chức thực hiện và việc mời cử tri tham dự cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã. Những biện pháp, cách thức để tuyên truyền, vận động nhân dân tham dự hội nghị tiếp xúc cử tri đã thu hút đông đảo cử tri đến tham dự, đồng thời không ngừng nâng cao chất lƣợng đại biểu. Hiện nay, phƣơng án này đã đƣợc Ban Thƣờng trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh thống nhất và ban hành Đề án số 1145/ĐA-MTTQ-BTT, ngày 01/11/2016 để triển khai trong toàn tỉnh.

- Vấn đề tổ chức lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân tham gia vào góp ý, kiến nghị vào các dự án, đề án, các chủ trƣơng, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phƣơng trƣớc khi ban hành hoặc trƣớc khi Ban Thƣờng vụ Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quyết định cần lấy ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân. Mặc dù Luật trƣng cầu ý dân 2015 đã đƣợc Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1-7-2016, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nhân dân trong nhiều năm qua nhƣng đến nay vẫn chƣa đƣợc triển khai trong thực tiễn nhƣ: quy định về trƣng cầu ý dân hiện nay còn mang tính “khung”, chƣa đƣợc cụ thể hóa nên chỉ mang tính chất “tuyên ngôn”, chƣa đủ cơ sở pháp lý để có thể triển khai tổ chức thực hiện đƣợc việc trƣng cầu ý dân trên thực tế. Đề nghị Quốc hội sớm ban hành văn bản pháp

luật quy định rõ về nội dung, hình thức, đối tƣợng, trình tự, thủ tục việc tổ chức lấy ý kiến của nhân dân; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức lấy ý kiến và tổng hợp tiếp thu ý kiến, công bố công khai. Nhƣ vậy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên sẽ có cơ sở để phản ánh ý kiến, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân với cơ quan quyền lực nhà nƣớc.

- Hiện nay, Nhà nƣớc đã ban hành nhiều cơ chế nhân dân làm chủ, nhƣng khâu tuyên truyền giáo dục pháp luật vẫn còn yếu. Do vậy, Mặt trận Tổ quốc cần có trách nhiệm cao hơn nữa trong việc đƣa đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về với cộng đồng, về với từng ngƣời dân. Mặt trận Tổ quốc cần chủ động và tích cực hơn trong việc đề xuất các chủ trƣơng, chính sách pháp luật với Đảng, Nhà nƣớc và cụ thể hoá thành pháp luật những vấn đề lớn có liên quan đến việc củng cố và tăng cƣờng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia vào quản lý nhà nước của ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam huyện phú hòa, tỉnh phú yên (Trang 83 - 88)