tình hình hoạt động của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, thống nhất hình thức khen thƣởng những đại biểu có thành tích xuất sắc, đƣa ra hội nghị cử tri để cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân nếu đại biểu Hội đồng nhân dân không đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
+ Chủ trì hoặc đồng chủ trì trong việc tổ chức giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, cán bộ, công chức, viên chức nhà nƣớc theo kế hoạch đƣợc xây dựng hàng năm. Giám sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo phức tạp, kéo dài theo quy định của pháp luật. + Phối hợp với Thƣờng trực Huyện ủy, Thƣờng trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện và các tổ chức thành viên tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào các văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện, văn bản pháp quy của chính quyền địa phƣơng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại có liên quan mật thiết đến quyền và nghĩa vụ công dân, đến các tầng lớp xã hội do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc trực tiếp vận động và quyền tham gia xây dựng pháp luật của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện đƣợc thực hiện theo luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện.
2.2.4. Tham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân, phiên họp Uỷ ban nhân dân nhân dân
Điều 22. Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015 quy định sự tham gia quản lý nhà nƣớc của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông qua dự các kỳ họp Quốc hội, phiên họp của Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc Hội, Chính phủ, kỳ họp Hội đồng nhân dân, phiên họp Ủy ban nhân dân đƣợc thể hiện nhƣ sau:
các kỳ họp Hội đồng nhân dân; đƣợc mời tham dự các phiên họp Ủy ban nhân dân cùng cấp khi bàn các vấn đề có liên quan đến quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tại kỳ họp Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thông báo về hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng chính quyền, ý kiến, kiến nghị của Nhân dân địa phƣơng; đề xuất, kiến nghị với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân những vấn đề cần thiết" [32, tr.8]
- Trong công tác này, Ban Thƣờng trực ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Phú Hòa phối hợp trong tổ chức để đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp xúc cử tri, thu thập ý kiến, kiến nghị của cử tri. Định kỳ trƣớc và sau kỳ họp Hội đồng nhân dân, Ban Thƣờng trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện phối hợp xây dựng, thực hiện kế hoạch tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri với đại biểu (Mỗi năm tổ chức định kỳ 108 cuộc hội nghị tiếp xúc giữa đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND tỉnh, huyện, xã thị trấn với cử tri). Cụ thể nhƣ sau:
+ Đối với đại biểu Quốc hội : Qua 5 năm đã tổ chức cho đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri 20 đợt với 40 điểm, có 11.113 lƣợt cử tri tham dự. Sau mỗi kỳ tiếp xúc cử tri, Ban Thƣờng trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện tổng hợp ý kiến, nguyện vọng chính đáng của cử tri báo cáo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh.
+ Đối với Hội đồng nhân dân tỉnh: Tổ chức cho đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp xúc cử tri 20 đợt tại 180 điểm, có 9.101 cử tri tham dự.
+ Đối với Hội đồng nhân dân huyện: Tổ chức cho đại biểu Hội đồng nhân dân huyện tiếp xúc cử tri 20 đợt tại 220 điểm, có 3.100 cử tri tham dự.
+ Yêu cầu của hội nghị tiếp xúc cử tri là tổ chức chu đáo, không khí hội nghị gần gũi, chân tình giữa đại biểu và cử tri; lắng nghe, ghi nhận và giải trình ý kiến phản ảnh của cƣ tri. Tại buổi tiếp xúc cử tri ngoài đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện còn có sự tham dự của lãnh đạo huyện, xã nơi tổ
chức hội nghị để giải trình, ghi nhận những kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền của huyện, của xã. Bằng cách làm trên nhiều ý kiến của cử tri đƣợc giải đáp và có ý kiến chỉ đạo thực hiện tại buổi tiếp xúc. Ngoài ra, đại biểu Hội đồng nhân dân phải thông tin phản hồi cho cử tri biết về những nội dung mà cử tri phản ảnh, kiến nghị trƣớc đây đã đƣợc các Sở, ban, ngành của tỉnh, phòng, ban của huyện, đảng ủy, chính quyền xã, thị trấn xem xét giải quyết nhƣ thế nào, nếu chƣa đƣợc xem xét giải quyết thì nêu nguyên nhân vì sao. Điều này, góp phần quan trọng trong xây dựng chính quyền nói riêng, xây dựng, củng cố niềm tin yêu của nhân dân với Đảng và nhà nƣớc ta.
- Gắn liền với tổ chức tiếp xúc cử tri là công tác tiếp thu, tổng hợp ý kiến, phản ánh, kiến nghị, của cử tri; chọn lọc, đề xuất với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Đây là khâu quan trọng của chuỗi hoạt động tiếp xúc, tiếp thu ý kiến cử tri. Để thực hiện tốt công tác này, ngoài việc thu thập ý kiến cử tri thông qua các buổi tiếp xúc cử tri, Ban Thƣờng trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện đặc biệt quan tâm đến các ý kiến, kiến nghị của nhân dân trên lĩnh vực liên quan đến đời sống, sản xuất, an sinh xã hội, chế độ chính sách, xây dựng nông thôn mới, vệ sinh môi trƣờng... đƣợc ghi nhận từ báo cáo của Mặt trận Tổ quốc xã, thị trấn gửi về.
- Tại mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân huyện, trong phiên khai mạc Ban Thƣờng trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện có phát biểu “Thông báo công tác Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền” tại Hội trƣờng và đƣợc truyền hình trực tiếp trên đài Truyền thanh - Truyền hình của huyện. Do đó, có tác động nhanh chóng, sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Ý thức đƣợc tầm quan trọng đó, dự thảo “Thông báo Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền” đều tổng hợp, nắm bắt đầy đủ các thông tin liên quan trƣớc khi hòan chỉnh, ban hành chính thức. Vì vậy, nội dung thông báo xây dựng chính quyền, những kiến nghị, phản ảnh đƣợc trình bày tại kỳ họp Hội đồng nhân dân có
thể đƣợc xem là ý kiến, nguyện vọng tâm huyết, trách nhiệm của đại đa số các tầng lớp nhân dân trong huyện. Thông báo xây dựng chính quyền của Mặt trận đƣợc các đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá cao, nhiều vấn đề phản ánh đƣợc các sở ngành giải trình thỏa đáng hoặc xem xét giải quyết, nhiều kiến nghị đƣợc đƣa vào nghị quyết thông qua tại kỳ họp.
- Đối với Ủy ban nhân dân huyện đã ký kết Quy chế phối hợp nhiệm kỳ 2016 - 2021, hàng năm đều có tổ chức hội nghị tổng kết và bàn chƣơng trình phối hợp cho năm sau.