Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia vào quản lý nhà nước của ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam huyện phú hòa, tỉnh phú yên (Trang 28 - 31)

- Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng: Trong điều kiện chỉ có duy nhất một Đảng Cộng sản lãnh đạo, cầm quyền, để bảo đảm và phát huy chế độ dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân, Đảng lãnh đạo để phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đảng xác định, động lực chủ yếu để phát triển đất nƣớc là đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở liên minh giữa nông dân và tri thức, kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của toàn xã hội. Đoàn kết bao giờ cũng đi liền với dân chủ. Để có dân chủ thực sự, Đảng, Nhà nƣớc và cả hệ thống chính trị phải thực sự vì dân, gắn bó với dân, đề ra và quyết định các chính sách, chủ trƣơng xuất phát từ nguyện vọng và trí tuệ của dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của dân, chịu sự giám sát và kiểm tra thƣờng xuyên của dân, tạo điều kiện thiết thực cho dân, phát huy quyền làm chủ của dân, thì mới huy động đƣợc sức mạnh vật chất và tinh thần của dân, của dân tộc để xây dựng và phát triển đất nƣớc,

phát triển xã hội. Chỉ có dân chủ thực sự mới có thể đoàn kết đƣợc nhân dân, từ đó đồng thuận xã hội ngày càng đƣợc củng cố và nâng cao. Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là tổ chức lãnh đạo vừa là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đây là một nét độc đáo trong lý luận cách mạng nƣớc ta. Đảng là thành viên Mặt trận nhƣng với tƣ cách thành viên lãnh đạo, thông qua Mặt trận để tập hợp các lực lƣợng quần chúng nhân dân theo Đảng làm cách mạng. Trong sự nghiệp xây dựng đất nƣớc ngày nay, quan điểm của Đảng là phải phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân gắn với việc phát huy dân chủ trong đời sống xã hội dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Thực hiện dân chủ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở các cấp, các ngành để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.

- Trình độ, năng lực của cán bộ Mặt trận: Để thực hiện tốt việc tham gia quản lý nhà nƣớc trong giai đoạn hiện nay, thì đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận phải có đầy đủ phẩm chất và trình độ nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng vận động quần chúng, kỹ năng lãnh đạo, quản lý là một mục tiêu chiến lƣợc của Đảng và Nhà nƣớc ta. Cụ thể, đội ngũ làm công tác Mặt trận cần phải có những yêu cầu sau:

+ Về trình độ chuyên môn: Là những ngƣời đƣợc đào tạo, đƣợc bồi dƣỡng thƣờng xuyên để có trình độ chuyên môn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình. Có khả năng tiếp thu những kiến thức khoa học, công nghệ tiên tiến, kiến thức về pháp luật, về quản lý nhà nƣớc, ngoại ngữ và tin học,... để nắm bắt kịp thời những yêu cầu, những biến động của thực tiễn ở cơ sở.

+ Về năng lực công tác: Là ngƣời có trình độ tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao, tƣ duy nhạy bén, sáng tạo, có tính quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có khả năng đề ra các kế hoạch,

chƣơng trình hành động và khả năng tổ chức thực hiện các chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc.

+ Về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng: Phẩm chất chính trị là yêu cầu cơ bản của cán bộ làm công tác Mặt trận, đó là lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, với Chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và lợi ích của giai cấp, của dân tộc; có ý thức tự chủ, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu, con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội; có tinh thần tận tụy với công việc, hết lòng hết sức vì sự nghiệp của Đảng, của nhân dân.

+ Ngoài ra đội ngũ làm công tác Mặt trận phải là ngƣời có sức khỏe tốt, phù hợp với từng cƣơng vị, từng công việc đƣợc giao; có ý thức rèn luyện sức khỏe để đủ điều kiện hoàn thành nhiệm vụ trong mọi hoàn cảnh, trƣớc mọi yêu cầu của công cuộc xây dựng đất nƣớc.

- Sự phối hợp hoạt động giữa Mặt trận Tổ quốc và cơ quan nhà nƣớc: dƣới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Nhà nƣớc đều là bộ phận của hệ thống chính trị. Tùy chức năng, nhiệm vụ và phƣơng thức hoạt động của Mặt trận và Nhà nƣớc có khác nhau nhƣng đều là công cụ để nhân dân thực hiện và phát huy quyền làm chủ của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Củng cố và tăng cƣờng đoàn kết phải trên cơ sở chính sách, pháp luật. Nhà nƣớc có vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng và tăng cƣờng khối đại đoàn kết toàn dân nên Mặt trận Tổ quốc phải chăm lo xây dựng, bảo vệ và giám sát Nhà nƣớc. Chỉ có phối hợp với Nhà nƣớc thì Mặt trận mới có khả năng và điều kiện thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của mình. Nhà nƣớc điều hành quản lý xã hội bằng luật pháp, nhân dân là ngƣời trực tiếp thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nƣớc. Nhà nƣớc cần tôn trọng và tạo điều kiện để Mặt trận và các đoàn thể động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ và sức mạnh có tổ chức của nhân dân tham gia xây

dựng, bảo vệ và giám sát Nhà nƣớc. Trong quá trình ra các nghị quyết về quản lý và điều hành, cơ quan nhà nƣớc các cấp cần lắng nghe những kiến nghị của Mặt trận. Nhà nƣớc căn cứ quy chế tổ chức và cơ chế hoạt động để giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nƣớc với Mặt trận. Nhà nƣớc cần thể chế hóa quyền hạn và trách nhiệm của Mặt trận trong việc tham gia quản lý kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia vào quản lý nhà nước của ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam huyện phú hòa, tỉnh phú yên (Trang 28 - 31)