Hoàn thiện thể chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia vào quản lý nhà nước của ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam huyện phú hòa, tỉnh phú yên (Trang 77 - 79)

Thể chế hóa quan điểm của Đảng và cụ thể hóa tinh thần của Hiến pháp năm 2013, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 là một bƣớc tiến lớn

về lập pháp trong việc hoàn thiện cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, tạo bƣớc chuyển biến quan trọng nhằm nâng cao vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Để phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tham gia xây dựng chính quyền vững mạnh, cần có những giải pháp sau:

Một là, nâng cao nhận thức về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong phát huy quyền làm chủ nhân dân, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Phú Hòa chỉ có thể thu đƣợc kết quả tốt khi có sự quan tâm, ủng hộ và tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền các cấp.

Hai là, tiếp tục hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện với các tổ chức thành viên Mặt trận trong hoạt động tham gia quản lý nhà nƣớc nói chung. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện hoặc mỗi tổ chức thành viên cùng cấp rất khó có thể tiến hành các hoạt động góp ý, xây dựng chính quyền một cách đầy đủ, nhất là đối với những vấn đề quan trọng có liên quan và tác động đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội. Vì vậy, rất cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, thƣờng xuyên và hiệu quả giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên Mặt trận trong các hoạt động này. Theo đó, những vấn đề lớn liên quan đến quyền và nghĩa vụ của đông đảo các tầng lớp nhân dân, thì Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện giữ vai trò chủ trì, điều phối các tổ chức thành viên hữu quan cùng tham gia; những vấn đề chuyên biệt liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của tổ chức thành viên nào, thì tổ chức đó tiến hành hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên khác cùng tham gia. Ngoài ra, cần tiếp tục đa dạng hóa các hình thức hoạt động, phối hợp thống nhất hành động với các tổ chức thành viên, nâng cao chất lƣợng

các phong trào thi đua, các cuộc vận động của các tổ chức thành viên Mặt trận, tạo ra khí thế thi đua sôi nổi trong lao động, học tập, công tác ở tất cả các giới, các giai cấp, các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nƣớc.

Ba là, trong sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc nói chung và công tác tham gia phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tham gia xây dựng Nhà nƣớc nói riêng, vai trò của ngƣời cán bộ Mặt trận là vô cùng quan trọng. Cán bộ Mặt trận ngoài những tiêu chuẩn chung nhƣ cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, tổ chức khác trong hệ thống chính trị còn đòi hỏi phải có kỹ năng làm công tác vận động quần chúng, luôn luôn có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhân dân và có bản lĩnh làm ngƣời đại diện cho quần chúng. Vì vậy, các cấp ủy Đảng, chính quyền và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần đặc biệt quan tâm tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng nhằm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia vào quản lý nhà nước của ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam huyện phú hòa, tỉnh phú yên (Trang 77 - 79)