Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh hải dương hiện nay (Trang 28)

Điều kiện tự nhiên các vùng có tác động đến sự phân bố lao động, chất lƣợng lao động, từ đó sẽ ảnh hƣởng đến công tác đào tạo nghề. Điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu tạo ra các đặc điểm con ngƣời khác nhau giữa các địa phƣơng, vùng, miền dẫn đến những đặc điểm khác nhau giữa lao động các vùng, miền nhƣ lao động thuộc các dân tộc khác nhau, lao động ở các vùng sinh thái khác nhau, lao động ở đồng bằng và miền núi, hải đảo đều có những đặc trƣng về tập quán, phƣơng thức sản xuất khác nhau. Khí hậu, thời tiết giữa các vùng khác nhau dẫn đến hệ sinh thái khác nhau, cây trồng, con vật nuôi khác nhau, tạo ra cách thức sản xuất, cách thức canh tác khác nhau của ngƣời lao động. Vùng đồng bằng ngƣời dân thƣờng giỏi về nghề trồng lúa, ngƣời dân ở vùng ven biển thƣờng giỏi nghề thủy sản, ngƣời dân vùng miền núi, trung du lại giỏi về nghề trồng cây công nghiệp, lâm nghiệp…

Điều kiện về khí hậu, thời tiết cũng tạo ra tính chất mùa vụ khác nhau dẫn đến công việc và thời gian của lao động làm nghề nông cũng khác nhau. Điều kiện khí hậu, thời tiết làm cho một số vùng thƣờng xuyên gặp bão lụt, dẫn đến sản xuất của ngƣời dân hay gặp rủi ro... Tất cả các yếu tố về điều kiện tự nhiên đều ảnh hƣởng đến việc xây dựng kế hoạch, lựa chọn hình thức, danh mục nghề đào tạo cho LĐNT.

1.2.2. Quy mô và chất lượng của lực lượng lao động nông thôn

Để chính sách ĐTN cho LĐNT thực hiện đạt hiệu quả, thì ngƣời lao động cần phải có trình độ học vấn nhất định. Điều kiện này có sự khác biệt giữa các ngành nghề đào tạo mà ngƣời lao động mong muốn học nghề cho bản thân; nhƣ đối với đào tạo nghề trong lĩnh vực nông nghiệp thì điều kiện học vấn của ngƣời lao động chỉ cần ở mức tốt nghiệp Trung học cơ sở (chiếm khoảng 64%); nhƣng đối với ngành công nghiệp và dịch vụ thì điều kiện về học vấn cao hơn, tối thiểu ngƣời lao động phải tốt nghiệp Trung học phổ thông (chiếm khoảng 61%), còn đối với việc làm trong ngành dịch vụ thì đòi hỏi ngƣời lao động phải có học vấn cao hơn (gần 80% yêu cầu tối thiểu tốt nghiệp Phổ thông).

Quy mô và chất lƣợng của lực lƣợng lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố đào tạo là rất quan trọng và trong thực tế mỗi ngành nghề hoạt động nhu cầu về trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề của lao động khác nhau; do đó, trong quá trình tƣ vấn cho ngƣời lao động tham gia học nghề cũng cần chú ý đến trình độ, khả năng để ngƣời lao động học các nghề nào là phù hợp thì mới phát huy đƣợc khả năng, tay nghề sau đào tạo; bên cạnh đó, chính sách đào tạo nghề cho các đối tƣợng cũng khác nhau thì mới mang lại hiệu quả.

1.2.3. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất trong dạy nghề

Đội ngũ nhà giáo có trình độ chuyên môn, có kỹ năng, kinh nghiệm và nhiệt huyết trong dạy nghề, truyền nghề sẽ góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo. Bên cạnh đó đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý trong dạy nghề đƣợc xác định là chủ thể trong quá trình dạy nghề, truyền nghề; trong quản lý, sử dụng phƣơng tiện, thiết bị, cơ sở vật chất giảng dạy; trong xây dựng chƣơng trình, giáo trình phục vụ giảng dạy…; do đó, đội ngũ nhà

giáo, cán bộ quản lý là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lƣợng dạy nghề cũng nhƣ sự thành công trong việc thực hiện chính sách đào tạo nghề, trong đó có đào tạo nghề cho LĐNT.

Theo chƣơng trình đào tạo nghề, bên cạnh học lý thuyết thì việc thực hành rèn luyện tay nghề và rèn luyện kỹ năng cho ngƣời học là chủ yếu (thời gian thực hành chiếm trên 70% chƣơng trình đào tạo) [18]; do đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, nhất là vật tƣ phôi liệu sử dụng trong quá trình thực hành là những yếu tố, điều kiện cần thiết liên quan đến chất lƣợng đào tạo, liên quan đến việc thực hiện thành công các mục tiêu của chính sách đào tạo nghề đề ra.

1.2.4. Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH-HĐH ở nƣớc ta có tác động đến việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT trên các mặt sau:

- Đối với lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã nêu: “...Nông nghiệp có bƣớc phát triển theo hƣớng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao; chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động;... tạo môi trƣờng thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tƣ vào NN và nông thôn, nhất là đầu tƣ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hút nhiều lao động nông thôn...; cơ cấu lại NN gắn với xây dựng nông thôn mới...” [27]. Chủ trƣơng này tác động rất lớn đến việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT, do có sự chuyển đổi nghề nên một bộ phận LĐNT rất lớn cần phải đƣợc đào tạo phục vụ cho quá trình đô thị hoá ở nông thôn.

Chiến lƣợc dạy nghề cùng lúc phải đáp ứng hai yêu cầu vừa là đào tạo mới, chuyển đổi ngành nghề đối với lao động trƣớc đây họ là nông dân, để cung ứng cho các nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,

đồng thời phải đào tạo đội ngũ lao động có trình độ cao để đáp ứng, tiếp cận các ngành nghề mới xuất hiện áp dụng công nghệ sinh học, các loại giống mới để nâng cao năng suất lao động và phục vụ cho xuất khẩu lao động.

- Đối với lĩnh vực công nghiệp: Trong chiến lƣợc phát triển KT-XH giai đoạn 2011 - 2020 đã nêu: “Chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ NN nông thôn, năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo và vật liệu mới đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lƣợng, nguyên liệu. Từng bƣớc phát triển công nghiệp sinh học và công nghiệp môi trƣờng. Tiếp tục phát triển phù hợp các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động nông thôn” [44].

Chiến lƣợc dạy nghề của Chính phủ đã từng bƣớc làm thay đổi căn bản xu hƣớng phát triển, từng bƣớc thay đổi cơ cấu lao động ở nông thôn hiện nay; khi sản phẩm công nghiệp do gia công, sử dụng nhiều lao động nông thôn hoặc sản phẩm công nghiệp xuất khẩu thô trong tƣơng lai không phải là ƣu thế vì tính hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh rất thấp trên thị trƣờng thế giới; do vậy, một mặt phải nâng cao chất lƣợng các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, sử dụng nhiều lao động nhƣ: chế biến nông, lâm, thuỷ sản, may mặc, giày da, đồ nhựa…, mặt khác đi nhanh vào một số ngành, lĩnh vực có công nghệ hiện đại, công nghệ cao, sử dụng nhiều vốn. Những ảnh hƣởng về công nghiệp nhƣ trên sẽ tác động trực tiếp đến công tác đào nghề và chính sách đào tạo nghề cho LĐNT.

1.2.5. Hệ thống cơ chế chính sách

Cơ chế chính sách của Nhà nƣớc các cấp là yếu tố quan trọng nhất, có ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển đào tạo nghề, đến việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT cả về quy mô, cơ cấu và chất lƣợng đào tạo. Các chính sách khuyến khích phát triển hệ thống đào tạo nghề chủ yếu tác động vào các mặt, những nội dung trọng yếu tạo ra khuôn khổ pháp lý, môi

trƣờng KT-XH, khuyến khích các lực lƣợng xã hội tham gia vào hoạt động phát triển dạy nghề. Hệ thống chính sách đồng bộ sẽ là căn cứ, cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức thực hiện thành công chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực cho đất nƣớc.

Do đào tạo nghề cần phải có nguồn lực lớn, hiệu quả kinh tế mang lại phải có thời gian mới thấy đƣợc, vì vậy chính sách đào tạo nghề, trong đó có đào tạo nghề cho LĐNT cần phải có các chính sách đầu tƣ, xã hội hóa, thu hút các nguồn bên ngoài (ngoài nguồn ngân sách nhà nƣớc) một cách rộng rãi, lâu dài; đồng thời phải có hệ thống văn bản đồng bộ, nhằm tạo hành lang pháp lý, tạo môi trƣờng thuận lợi để khuyến khích đào tạo nghề phát triển.

Luật Dạy nghề ra đời năm 2006 đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc ra đời hàng loạt chính sách mới liên quan đến ngƣời lao động nói chung và LĐNT nói riêng; các chính sách liên quan đến công tác dạy nghề, học nghề cũng đƣợc hình thành nhƣ: Chính sách đối với giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý trong các cơ sở dạy nghề; Chính sách đối với ngƣời học nghề, trong đó có ngƣời học nghề thuộc đối tƣợng LĐNT; các chính sách của Đề án 1956 đến năm 2020; dự án chƣơng trình mục tiêu quốc gia về dạy nghề và việc làm các giai đoạn; Chính sách miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên học nghề...

Kết quả của việc thực hiện các chính sách này trong thời gian qua đã hình thành nên hệ thống cơ sở dạy nghề rộng khắp trên cả nƣớc, với đội ngũ nhà giáo và quản lý dạy nghề tăng lên cả về số lƣợng và chất lƣợng, cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy đƣợc đầu tƣ ngày càng nhiều hơn...

Hiện nay, Luật giáo dục nghề nghiệp ra đời (thay thế Luật Dạy nghề năm 2006) và chính thức đi vào thực hiện từ đầu năm 2017, tiếp đó hàng loạt các văn bản hƣớng dẫn dƣới Luật đƣợc ban hành, đã tạo ra hành lang, cơ sở

pháp lý đồng bộ để triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề trên cả nƣớc, trong đó có công tác đào tạo nghề cho LĐNT.

1.3. Những nội dung cơ ản của thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Chỉ thị số 19/CT-TW ngày 05/11/2012 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho LĐNT, tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, các cấp ủy, chính quyền các cấp về thực hiện công tác dạy nghề cho LĐNT và ĐTN phát triển nguồn nhân lực.

Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng chính phủ về phê duyệt đề án “ĐTN cho LĐNT đến năm 2020”.

1.3.1. Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Thể chế có thể hiểu là những thiết chế chính trị, luật lệ và quy định mang tính pháp lý, của một chế độ xã hội. Trong chính sách ĐTN cho LĐNT thể chế chính sách có thể hiểu là các văn bản Luật, Nghị định, Thông tƣ, Quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền liên quan đến việc xác định các mục tiêu. Giải pháp, các chủ thể tham gia và mối quan hệ giữa các chủ thể với nhau cũng nhƣ các quy trình hoạch định, thực thi và đánh giá chính sách.

Ngày 25/6/2010, Thủ tƣớng Chính phủ ký Quyết định số 962/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo Trung ƣơng thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 phê duyệt Đề án ĐTN cho LĐNT đến năm 2020; Trƣởng ban là Phó thủ tƣớng Chính phủ.

Theo Quyết định này, Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ tham mƣu, đề xuất với Thủ tƣớng Chính phủ về phƣơng hƣớng, cơ chế, chính sách và các giải pháp thực hiện Đề án ĐTN cho LĐNT đến năm 2020 (Đề án); giúp Thủ tƣớng

Chính phủ chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan và các địa phƣơng trong việc triển khai thực hiện chính sách, chƣơng trình, kế hoạch và các hoạt động của Đề án; kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ kết quả triển khai các hoạt động của Đề án.

Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội là cơ quan thƣờng trực Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ công tác giúp việc cho Ban Chỉ đạo do ngân sách nhà nƣớc bảo đảm và đƣợc bố trí trong dự toán ngân sách Hằng năm của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Trƣởng Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của Thủ tƣớng Chính phủ, Phó trƣởng ban thƣờng trực sử dụng con dấu của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội.

Theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt đề án ĐTN cho LĐNT đến năm 2020 tại Điều 1 đã quy định vai trò, trách nhiệm, quyền hạn tham gia của các chủ thể chính sách.

1.3.2. Lập kế hoạch, phổ biến tuyên truyền chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho lao động nông thôn

Lập kế hoạch, phổ biến tuyên truyền chính sách ĐTN cho LĐNT cần xác định các mục tiêu tuyên truyền về chính sách và lựa chọn các phƣơng thức tuyên truyền để đạt đƣợc các mục tiêu đó.

Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách ĐTN cho LĐNT thông qua các hình thức nhƣ tuyên truyền trực tiếp (tuyên truyền miệng);Tuyên truyền trên các phƣơng tiện truyền thông, các

loại hình báo chí; Qua mạng internet; Thông qua các hoạt động tƣ vấn về đào tạo nghề; …

* Phổ biến chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn qua hình thức tuyên truyền trực tiếp (tuyên truyền miệng)

Tuyên truyền miệng về chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn là hình thức tuyên truyền mà đặc trƣng chính là dùng lời lẽ trực tiếp truyền đạt nội dung chính sách cho ngƣời nghe. Tuyên truyền miệng chủ yếu đƣợc thực hiện thông qua các hội nghị, hội thảo, toạ đàm, tập huấn, nói chuyện chuyên đề.. Tuyên truyền miệng có nhiều ƣu thế, đặc biệt là tính linh hoạt, có thể tiến hành ở bất cứ địa điểm nào, trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào với số lƣợng ngƣời nghe bao nhiêu. Do đây là hình thức phổ biến chính sách một cách trực tiếp nên ngƣời nói có điều kiện thuận lợi để giải thích, phân tích, ngƣời nghe có cơ hội trao đổi, thảo luận, hỏi thêm những điều chƣa rõ.

* Tuyên truyền chính sách trên các loại hình báo chí

Đây là hình thức có tính phổ cập, thƣờng xuyên, kịp thời và rộng khắp, rất có ƣu thế trong tuyên truyền chính sách đào tạo nghề đến ngƣời dân. Hiện nay trên hầu hết các báo (bao gồm cả báo nói, báo viết, báo hình, báo điện tử) đều có chuyên trang, chuyên mục về chính sách. Tiếp nhận chính sách thông qua báo chí là con đƣờng tự nhiên, dễ tiếp thu bởi báo chí có các hình thức thể hiện rất sinh động và có nhiều thể loại tin, bài hết sức phong phú.

Phổ biến chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên các loại hình báo chí là một công cụ tuyên truyền giáo dục pháp luật có hiệu quả xã hội cao. Các phƣơng tiện thông tin đại chúng làm cho mỗi ngƣời dân trong đời sống sinh hoạt thƣờng ngày của mình đƣợc tiếp cận với các phƣơng tiện thông tin đại chúng một cách trực tiếp, cập nhật, phong phú, đa dạng, sinh động, dễ dàng. Thông qua các phƣơng tiện nghe, nhìn của đài phát thanh, đài

truyền hình, sách báo in, báo mạng, báo ảnh, tạp chí... ngƣời dân có thể biết đƣợc những điều cần phải làm, những vấn đề phải quan tâm... Các phƣơng tiện thông tin đại chúng cũng phê phán, nêu rõ các hiện tƣợng sai trái thực hiện không đúng chính sách, những hậu quả cho cá nhân, gia đình và xã hội. Cho nên việc tuyên truyền chính sách thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng là cần thiết, có nhiều ƣu thế và là một trong những phƣơng pháp, phƣơng thức tuyên truyền giáo dục chính sách hiện nay có hiệu quả cao, đƣợc nhiều ngƣời ở nhiều lứa tuổi quan tâm.

* Một số cách thức phổ biến tuyên truyền chính sách qua mạng internet

- Cung cấp văn bản liên quan đến chính sách đào tạo nghề cho lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh hải dương hiện nay (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)