Đánh giá việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh hải dương hiện nay (Trang 55)

nông thôn ở tỉnh Hải Dƣơng hiện nay

2.3.1. Những thành tựu đã đạt được, ưu điểm của việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn

* Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Nhà nƣớc. Chính sách ĐTN và giải quyết việc làm cho LĐNT là một trong những chính sách công của Nhà nƣớc, do đó, chủ thể ban hành chính sách này là các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền nhƣ: Quốc hội, Chính phủ, Bộ LĐTBXH. Ngoài ra, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, cũng ban hành các văn bản phục vụ cho hoạt động ĐTN và giải quyết việc làm cho LĐNT trong phạm vi địa bàn quản lý. Trong đó Quốc hội ban hành Luật dạy nghề; Chính phủ ban hành các Nghị định hƣớng dẫn thi hành Luật; Đề án hƣớng dẫn ĐTN và giải quyết việc làm cho LĐNT. Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội là cơ quan đóng vai trò chính trong việc tham mƣu, tổng hợp và trực tiếp xây dựng chính sách.

Để triển khai thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT tại địa phƣơng, UBND tỉnh Hải Dƣơng đã ban hành Quyết định số 982/QĐ-UBND ngày 22/4/2010 về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án “ĐTN cho LĐNT đến năm 2020”. Tỉnh ủy Hải Dƣơng đã ban hành Chỉ thị số 42-CT/TU ngày 05/8/2010 về tăng cƣờng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Sau đó, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 758/QĐ-UBND ngày 22/4/2011 về phê duyệt Đề án “ĐTN cho LĐNT tỉnh Hải Dƣơng đến năm 2020”.

Việc Tỉnh ủy ban hành chỉ thị tăng cƣờng công tác lãnh đạo, UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án và Quyết định triển khai là thể hiện sự quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện chủ trƣơng của TW trong công tác ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh, nhằm huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân tích cực thực hiện Đề án.

Đồng thời tỉnh Hải Dƣơng đang tích cực triển khai thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ

tƣớng Chính phủ về phê duyệt “Đề án ĐTN cho LĐNT đến năm 2020”, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ban, ngành khẩn trƣơng triển khai thực hiện chủ trƣơng trên của Chính phủ.

Hằng năm, Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội đã tham mƣu với UBND tỉnh ban hành kế hoạch dạy nghề cho LĐNT; Kế hoạch kiểm tra, giám sát, công tác triển khai Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ trên địa bàn các huyện, thị, thành phố có dạy nghề cho LĐNT;

Hệ thống các văn bản chính sách do Trung ƣơng. Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở LĐTBXH đã chỉ đạo về Đề án ĐTN cho LĐNT là tƣơng đối kịp thời, đầy đủ, phù hợp tình hình thực tế. Môi trƣờng thể chế chính sách đƣợc xây dựng trên cơ sở triển khai thực hiện theo những quy định chung hiện hành của Nhà nƣớc và dựa trên tình hình thực tế địa phƣơng nên có tính khả thi cao.

Dựa trên các văn bản chỉ đạo của Trung ƣơng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở LĐTBXH đã chủ động ban hành các văn bản để thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh về việc thực hiện đề án ĐTN cho LĐNT theo Quyết định số 1956/QĐ- TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ.

- Ban hành các quyết định phê duyệt đặt hàng các đơn vị ĐTN cho LĐNT về các nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp tại các cơ sở đào tạo.

Thể chế chính sách ĐTN cho LĐNT thể hiện sự đồng thuận, thống nhất của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở LĐTBXH; không mâu thuẫn và không trái với những quy định của Trung ƣơng, phù hợp với thực tiễn của địa phƣơng.

* Về lập kế hoạch và phổ biến tuyên truyền chính sách

UBND tỉnh đã ban hành Văn bản và kế hoạch thực hiện Quyết định 1956 của Thủ tƣớng Chính phủ. Qua những năm thực hiện đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng khích lệ. Đây sự cố gắng của các ban, ngành trong tỉnh trong đó có vai trò

rất quan trọng của Sở LĐTBXH. Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đã kịp thời thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg ở tỉnh Hải Dƣơng.

Công tác lập kế hoạch thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh là nhanh chóng, kịp thời và giải quyết đƣợc nhiệm vụ trong quá trình thực hiện chính sách của tỉnh.

Tuy nhiên, Công tác tuyên truyền, huy động chính quyền, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội các cấp và nhân dân tham gia vào công tác ĐTN và phát triển ngành nghề nông thôn để tạo cầu việc làm vẫn chƣa thƣờng xuyên, liên tục.

* Xác định nhu cầu lao động qua đào tạo nghề của tỉnh

Theo số liệu của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dƣơng, hiện nay tỉnh Hải Dƣơng đã hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh với 18 khu công nghiệp, tổng diện tích 3.710 ha. Trong đó, đã có 10/11 khu công nghiệp đƣợc phê duyệt quy hoạch chi tiết đã đi vào hoạt động. Các khu công nghiệp này đã thu hút đƣợc 12 dự án đầu tƣ xây dựng và kinh doanh hạ tầng với tổng vốn đầu tƣ đăng ký 9.120 tỷ đồng. Các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn cũng đã ghi nhận 203 dự án đang triển khai đầu tƣ và hoạt động sản xuất - kinh doanh tạo việc làm ổn định cho trên 83.000 lao động, chủ yếu là lao động địa phƣơng. Các dự án này còn tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế của tỉnh. Hằng năm, các doanh nghiệp đóng góp gần 90% nguồn thu ngân sách của tỉnh.

Bên cạnh đó, theo quy hoạch mạng lƣới làng nghề trên địa bàn tỉnh có 66 làng nghề đƣợc UBND tỉnh Hải Dƣơng công nhận là làng nghề truyền thống; cho đến nay có 40 làng nghề đang hoạt động có hiệu quả; các làng nghề truyền thống đều có tiềm năng phát triển gắn với các điểm, tuyến du lịch tại các huyện, thị, thành phố nhƣ: làng nghề gốm Chu Đậu (huyện Nam Sách); làng nghề chạm khắc gỗ Đông Giao (huyện Cẩm Giàng); làng nghề

mộc Cúc Bồ (huyện Ninh Giang); làng nghề vàng bạc Châu Khê, Làng nghề cơ khí Tráng Liệt (huyện Bình Giang); làng nghề thêu ren (huyện Tứ Kỳ); làng nghề sản xuất giầy da Hoàng Diệu (huyện Gia Lộc)… Các làng nghề, làng nghề truyền thống của tỉnh đang sử dụng trên 2.000 lao động các loại. Theo quy hoạch phát triển, đến năm 2020, Hải Dƣơng phấn đấu toàn tỉnh có trên 90 làng đƣợc công nhận danh hiệu làng nghề, đáp ứng đầy đủ các điều kiện về bảo vệ môi trƣờng; có từ 130.000-140.000 lao động tham gia sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

Tuy nhiên, cơ cấu giữa các trình độ đào tạo còn bất cập, số lƣợng đào tạo hệ Trung cấp, Cao đẳng nghề còn thấp (chiếm khoảng 25% trên tổng số lao động đƣợc đào tạo), khoảng 75% là đào tạo trình độ sơ cấp, ngắn hạn; trình độ kỹ năng của lao động đƣợc đào tạo hầu hết chƣa đáp ứng đƣợc so với thiết bị, công nghệ mới sử dụng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp [40].

Qua phân tích trên cho thấy trong những năm tiếp theo nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển KT-XH của tỉnh là rất lớn, cả về số lƣợng và trình độ chuyên môn kỹ thuật; nên đòi hỏi các cấp chính quyền của tỉnh Hải Dƣơng phải tập trung công tác ĐTN cho lao động, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn.

* Kết quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh

Thực hiện Đề án “ĐTN cho LĐNT đến năm 2020” đƣợc phê duyệt theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở LĐTBXH (cơ quan thƣờng trực của đề án) phối hợp với các sở, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội (cơ quan thành viên Ban chỉ đạo) trong công tác thực hiện các hoạt động của Đề án tới các cơ quan ở cấp huyện, cấp xã và các đơn

vị cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong công tác dạy nghề cho LĐNT gắn với chƣơng trình xây dựng nông thôn mới.

Phối hợp với Ban tuyên giáo tỉnh ủy, Báo Hải Dƣơng, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh tuyên truyền về công tác ĐTN cho LĐNT, tƣ vấn học nghề và việc làm.

Dƣới đây là kết quả số lƣợng lao động đƣợc ĐTN ở một số năm của tỉnh Hải Dƣơng đƣợc đào tạo tại các cơ sở dạy nghề nhƣ sau:

Bảng 2.2. Kết quả tuyển sinh dạy nghề cho lao động nông thôn các năm theo đối tượng tuyển sinh

TT Chỉ tiêu báo cáo Đơn vị tính Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng số lớp mới đƣợc mở Lớp 152 137 90

Tổng số tuyển mới dạy nghề: Ngƣời 5.258 4.760 2.996

1 LĐNT thuộc hộ bị thu hồi đất Ngƣời 35 0 0

2 LĐNT thuộc hộ nghèo Ngƣời 72 51 55

3 LĐNT thuộc đối tƣợng là NCC Ngƣời 01 02 0

4 LĐNT là ngƣời khuyết tật Ngƣời 0 02 0

5 LĐNT là phụ nữ Ngƣời 3.881 3.092 1.401

6 LĐNT khác Ngƣời 1.269 1.613 1.540

Bảng 2.3. Kết quả tuyển sinh dạy nghề cho LĐNT theo nhóm nghề

TT Chỉ tiêu báo cáo Đơn vị tính Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Nghề nông nghiệp Lớp 46 41 26

Tổng số tuyển mới dạy nghề: Ngƣời 1.578 1.428 898

2 Nghề phi nông nghiệp Lớp 106 96 64

Tổng số tuyển mới dạy nghề: Ngƣời 3.680 3.332 3.680

Nguồn: Sở LĐTBXH tỉnh Hải Dương Bảng 2.4. Giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn sau học nghề

TT Chỉ tiêu báo cáo Đơn vị tính Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số lao động có việc làm Ngƣời 5.084 4.474 2.937

1 Tỷ lệ % 96 94 98

2 LĐNT đƣợc doanh nghiệp

tuyển dụng Ngƣời 1.661 1.264 1.859

3

LĐNT đƣợc doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh bao tiêu sản phẩm

Ngƣời 747 842 378

4 LĐNT tự tạo việc làm và làm

tại nhà Ngƣời 2.676 2.368 700

Sau khi tốt nghiệp các lớp ĐTN, phần lớn ngƣời lao động đã nắm đƣợc những kiến thức cơ bản để tiếp tục áp dụng vào sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập cho gia đình. Nhiều ngƣời đã vận dụng và phát huy đƣợc những kiến thức đƣợc học để tự tạo việc làm hoặc ký hợp đồng làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Nhóm nghề phi nông nghiệp: nghề may và nghề tiểu thủ công nghiệp có trên 80% vào làm việc cho các cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc đƣợc các cơ sở sản xuất kinh doanh bao tiêu sản phẩm và tự tạo việc làm. (Hai nghề này chiếm 88% trong tổng số LĐNT đƣợc học nghề hằng năm).

- Nhóm nghề nông nghiệp: Về cơ bản 100% đều có việc làm với năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn trƣớc.

* Về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức thực hiện

Tỉnh đã chủ động thực hiện tốt chính sách xã hội hóa lĩnh vực dạy nghề, đã tạo điều kiện cho nhiều tổ chức, cá nhân tham gia dạy nghề cho LĐNT; UBND tỉnh đã ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo 1956 tỉnh Hải Dƣơng và Quyết định thành lập tổ chuyên viên giúp việc BCĐ 1956 kịp thời.

Một số cấp uỷ đảng, chính quyền cơ sở chƣa thực sự quan tâm đối với công tác dạy nghề, chƣa coi dạy nghề là lĩnh vực ƣu tiên trong chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực xây dựng nông thôn mới, là yếu tố quan trọng trong việc giải quyết việc làm, giảm nghèo và đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở LĐTBXH phối hợp với cơ sở dạy nghề, các đơn vị xuất khẩu lao động, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, tỉnh đoàn, UBND huyện tổ chức các buổi tƣ vấn học nghề, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động tại địa phƣơng.

xã, thành phố cũng chỉ triển khai theo hƣớng dẫn của tỉnh và Sở LĐTBXH nên có phần thụ động trong công tác thực hiện chính sách. Đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề ít các huyện không có cán bộ chuyên trách công tác dạy nghề. Chỉ có 01 cán bộ kiêm nhiệm thuộc Phòng LĐTBXH trực tiếp theo dõi quá trình thực hiện chính sách. Nên họ cũng chỉ theo dõi, thống kê hay báo cáo chứ chƣa thực sự thể hiện đƣợc vai trò của mình sâu hơn về công tác ĐTN cho LĐNT.

* Tình hình cho vay vốn tạo việc làm phát triển sản xuất, tạo việc làm cho người lao động sau khi học nghề.

Theo báo cáo của NHCSXH tỉnh, trong giai đoạn từ năm 2016 - 2018 đã thực hiện giải ngân hỗ trợ công tác ĐTN cho LĐNT.

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Loại hình giải ngân

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số Ngƣời Tổng tiền Số Ngƣời Tổng tiền Số Ngƣời Tổng tiền 1 Hỗ trợ ngƣời đi học 115 1.725 92 1.380 62 930

2 Tạo việc làm cho nông

dân sau khi đƣợc đào tạo 124 3.224 105 2.730 74 1.924

Nguồn: Sở LĐTBXH tỉnh Hải Dương

Lao động nông thôn tham gia các lớp đào tạo nghề đƣợc hỗ trợ kinh phí đào tạo theo mức quy định tại Quyết định số 416/QĐ-UBND ngày 21/02/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dƣơng. Riêng đối tƣợng lao động nông thôn thuộc diện: ngƣời bị thu hồi đất canh tác, ngƣời đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng, hộ nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời khuyết tật đƣợc hỗ trợ tiền ăn và tiền đi lại. Lao động nông thôn sau khi đào tạo nghề đƣợc vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc chƣơng trình mục tiêu quốc gia về việc

làm để tự tạo việc làm. Đảm bảo mỗi lao động nông thôn chỉ đƣợc hỗ trợ đào tạo nghề một lần.

* Về thực hiện các chỉ tiêu giám sát, đánh giá

Sự phối hợp giữa UBND các cấp với các cơ sở dạy nghề chƣa chặt chẽ; công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chƣa thƣờng xuyên kịp thời để đề xuất các giải pháp hữu hiệu;

Chất lƣợng dạy nghề của một số nghề chƣa cao. Nhƣ các nghề dệt chiếu cói, mây tre đan, sản xuất gốm, …

Một số lớp dạy nghề chƣa duy trì chế độ học tập theo kế hoạch và tiến độ đào tạo đã báo cáo, ngƣời học còn vắng nhiều, trang thiết bị, nhà xƣởng, phòng học chƣa đảm bảo. Nhƣ một số lớp thuộc nhóm nghề thêu ren, tập trung ở huyện Tứ Kỳ học viên còn vắng nhiều…

Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát các lớp học, Sở Lao động - Thƣơng binh và xã hội đã chuyển kinh phí kiểm tra, giám sát từ Chƣơng trình mục tiêu quốc gia hàng năm cho các huyện, thị xã, thành phố (Phòng Lao động – Thƣơng binh và Xã hội) để chủ động thực hiện công tác kiểm tra, giám sát.

Sở LĐTBXH đã xây dựng kế hoạch và thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát đối với công tác dạy nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh. Phối hợp, hƣớng dẫn phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội các huyện, Uỷ ban nhân dân các xã thƣờng xuyên kiểm tra các lớp dạy nghề (ít nhất là 01 lần/lớp) để kịp thời chấn chỉnh.

Cấp huyện, xã: Chủ động thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các lớp dạy nghề đƣợc tổ chức trên địa bàn. Phối hợp tham gia đoàn kiểm tra, giám sát của tỉnh.

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân tồn tại, hạn chế

Mặc dù nhận thức của các cấp, các ngành, các cơ quan về chính sách đào tạo nghề, trong đó có ĐTN cho LĐNT đã có bƣớc chuyển biến tích cực, nhƣng bên cạnh đó vẫn còn một số các cơ quan, ban, ngành, địa phƣơng chƣa nhận thức đầy đủ, đúng mức về vai trò của công tác đào tạo nguồn nhân lực, ĐTN choLĐNT...

Công tác thông tin, tuyên truyền, tƣ vấn học nghề cho LĐNT ở các địa phƣơng trong tỉnh chƣa đƣợc thực hiện tốt (một số huyện chƣa ban hành kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh hải dương hiện nay (Trang 55)