Thanh tra, kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh hải dương hiện nay (Trang 39 - 42)

- Hằng năm, đƣa việc thanh tra, kiểm tra các cơ sở dạy nghề đóng trên địa bàn tỉnh vào kế hoạch kiểm tra pháp luật lao động nói chung và pháp luật dạy nghề nói riêng. Đồng thời hƣớng dẫn, chỉ đạo các cơ sở dạy nghề thực hiện công tác tự thanh tra, kiểm tra.

- Sở Lao động, Thƣơng binh và Xã hội xây dựng kế hoạch và thành lập đoàn kiểm tra, giám sát công tác dạy nghề cho LĐNT của các cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề LĐNT trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phƣờng, thị trấn nơi mở lớp dạy nghề thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát tối thiểu mỗi lớp 01 - 02 lần/khóa đào tạo.

- Nội dung thanh tra, kiểm tra, giám sát gồm:

+ Việc chấp hành các quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề; việc xây dựng điều lệ trƣờng; liên kết ĐTN; việc bổ nhiệm Hiệu trƣởng, Hiệu phó; việc thực hiện công tác tuyển sinh; việc phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp trong việc tổ chức lớp dạy nghề; việc thực hiện mục tiêu chƣơng trình đào tạo, biên soạn giáo trình dạy nghề; việc chấp hành các quy chế, quy định ở tất cả các khâu trong quá trình ĐTN; việc thực hiện quy chế học sinh, sinh viên; việc thực hiện chế độ chính sách đối với GVDN; việc đào tạo bồi dƣỡng GVDN; việc khen thƣởng, kỷ luật học sinh, sinh viên…

+ Kiểm tra việc sử dụng kinh phí chƣơng trình mục tiêu quốc gia giai đoạn từ năm 2010 - 2015 và từ năm 2016 - 2018.

+ Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc quản lý, tổ chức triển khai dạy nghề cho LĐNT, chỉ đạo các địa phƣơng kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện công tác dạy nghề của tất cả các cơ sở dạy nghề trên địa bàn, đặc biệt là các cơ sở có dạy nghề cho LĐNT theo quy định.

Công tác quản lý nhà nƣớc về ĐTN cho LĐNT đã đƣợc tăng cƣờng, đặc biệt là sự phối hợp giữa các Sở; ngành; các huyện, thị xã, thành phố trong công tác kiểm tra, giám sát. Tính đến hết năm 2018, đã thực hiện kiểm tra, giám sát đƣợc 2.013 lƣợt tại 1.252 lớp ĐTN. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quản, chất lƣợng của công tác ĐTN cho LĐNT.

Tiểu kết chƣơng 1

Chƣơng 1 của luận văn đã trình bày khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về đào tạo nghề, chính sách đào tạo nghề cho LĐNT; qua đó luận văn đã trình bày các khái niệm có liên quan đến LĐNT, đặc điểm của nguồn lao động ở nông thôn; các quan điểm, mục tiêu, đặc điểm và đặc trƣng của ĐTN; các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện chính sách đào tạo nghề; những nội dung cơ bản của thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT. Nội dung nghiên cứu ở Chƣơng I sẽ là cơ sở cần thiết cho việc khảo sát, nghiên cứu thực trạng tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ thực tiễn của tỉnh Hải Dƣơng sẽ đƣợc trình bày trong Chƣơng 2 tiếp theo.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh hải dương hiện nay (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)