Tiếp tục hoàn thiện các công cụ chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh hải dương hiện nay (Trang 83)

* Đối với người học nghề

Đối với ngƣời học nghề có các chính sách, công cụ chính sách sau: Chính sách học phí học tập; Chính sách học bổng; Chính sách hỗ trợ cho

ngƣời dân tộc thiểu số; Chính sách hỗ trợ ăn ở, đi lại; Chính sách sử dụng lao động sau đào tạo.

- Chính sách học phí: Phải có tác động tích cực tới sự tham gia học tập rộng rãi của ngƣời lao động, tạo sự bình đẳng giữa các loại hình đào tạo, kích thích sự năng động kinh tế của ngƣời lao động. Mức học phí hợp lý sẽ tạo cơ hội cho ngƣời lao động tham gia học tập, tích cực học tập để chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm sau ra trƣờng, ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống. Cần xây dựng, thiết kế lại mức thu học phí đối với học sinh, sinh viên, học viên học nghề trên cơ sở tính đúng, tính đủ các khoản chi phí học tập sát với thị trƣờng, có sự chia sẻ chi phí đào tạo giữa nhà nƣớc, nhà trƣờng và ngƣời học.

- Chính sách học bổng: Tăng mức chi học bổng cho ngƣời học nghề thuộc các đối tƣợng chính sách, ngƣời nghèo, cận nghèo, hộ gia đình bị thu hồi đất sản xuất... nhằm động viên họ cố gắng học tập, đạt thành tích tốt trong học tập; đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời có tài, có năng lực nhƣng điều kiện hoàn cảnh gia đình có khó khăn về kinh tế để họ có thể tham gia học nghề đƣợc liên tục.

- Chính sách sử dụng lao động sau đào tạo: Chính sách thu hút, sử dụng ngƣời tài sau đào tạo có tác dụng tích cực, kích thích sự tham gia học nghề, cố gắng học nghề đạt kết quả tốt của ngƣời lao động. Một số chính sách cụ thể trong thực hiện chính sách sử dụng lao động sau đào tạo nhƣ: Tiền lƣơng, thu nhập, các khoản phúc lợi, điều kiện làm việc, các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp... đối với lao động có chuyên môn kỹ thuật.

- Tiếp tục hoàn thiện các thể chế, chính sách ĐTN, ĐTN cho LĐNT, nhất là cơ chế tài chính bảo đảm lợi ích của ngƣời dạy nghề, ngƣời học nghề, ngƣời lao động qua ĐTN (nhƣ các chính sách hỗ trợ học nghề; chính sách ƣu

đãi, tiền lƣơng, thu nhập, danh hiệu ... cho ngƣời dạy nghề; cho các LĐNT làm việc tốt sau ĐTN...); hoàn thiện chính sách đối với doanh nghiệp tham gia dạy nghề trên địa bàn tỉnh... ; hoàn thiện chính sách hỗ trợ đối với ngƣời lao động tham gia học nghề, trong đó có chính sách vay tín dụng ƣu đãi để học nghề.

- Hoàn thiện chính sách hỗ trợ cho ngƣời tham gia học nghề thuộc các đối tƣợng chính sách, ngƣời ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, LĐNT bị thị thu hồi đất...theo hƣớng nâng mức hỗ trợ, bổ sung thêm môt số nội dung hỗ trợ (ví dụ tiền thuê chỗ ở trong thời gian học nghề...) để ngƣời dân có điều kiện, yên tâm học nghề; bổ sung đối tƣợng đƣợc hƣởng chính sách là những lao động có hoàn cảnh gia đình khó khăn (không thuộc đối tƣợng chính sách đang quy định đƣợc hƣởng), để họ có kinh phí trang trải chi phí học tập, sinh hoạt, đi lại trong thời gian học tại các cơ sở dạy nghề.

* Đối với giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề

+ Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề, cụ thể:

- Tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh để có kế hoạch đào tạo và tuyển dụng, đáp ứng yêu cầu về số lƣợng (đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp mỗi nghề tối thiểu có 01 giáo viên cơ hữu), chất lƣợng và cơ cấu nghề đào tạo;

- Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sƣ, ngƣời lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các Trung tâm khuyến nông - lâm - ngƣ, nông dân sản xuất giỏi tham gia ĐTN cho LĐNT;

- Đào tạo nghiệp vụ sƣ phạm và bồi dƣỡng nâng cao kỹ năng nghề để bổ sung giáo viên cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chƣa có đủ giáo viên cơ hữu; - Bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý và tƣ vấn chọn nghề, tìm và tạo việc làm cho LĐNT;

- Mỗi huyện có 01 biên chế chuyên trách về công tác giáo dục nghề nghiệp thuộc phòng LĐTBXH.

+ Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức xã, cụ thể:

- Xây dựng các tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính sách, cơ chế đãi ngộ phù hợp để thu hút những ngƣời giỏi, có năng lực giảng dạy tại trƣờng chính trị tỉnh, trung tâm chính trị của các huyện và các cơ sở đào tạo trên địa bàn tham gia vào công tác đào tạo, bồi dƣỡng; thu hút những ngƣời có năng lực đang công tác tại các cơ quan đơn vị tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm chức.

- Đào tạo, bồi dƣỡng cho giáo viên, giảng viên của tại trƣờng chính trị tỉnh, trung tâm chính trị của các huyện và các cơ sở đào tạo khác trên địa bànđáp ứng với chƣơng trình, nội dung giảng dạy;

- Đổi mới nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp giảng dạy phù hợp với đối tƣợng ngƣời học; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên đáp ứng đƣợc yêu cầu đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức xã trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

- Kiện toàn tổ chức, biên chế, bổ sung lực lƣợng giáo viên, giảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức xã đặt ra, đặc biệt làtrƣờng chính trị tỉnh, trung tâm chính trị của các huyện.

* Đối với cơ sở dạy nghề

lập phát huy đƣợc tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, bộ máy biên chế, tài chính và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

- Hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tƣ phát triển cơ sở ĐTN tƣ thục và cơ sở ĐTN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài theo quy hoạch chung của tỉnh và quy định của pháp luật.

- Hoàn thiện các quy định về mô hình, quy chế hoạt động các cơ sở ĐTN ngoài công lập; trong đó cơ chế hoạt động phi lợi nhuận.

- Xây dựng cơ chế chính sách Nhà nƣớc hỗ trợ ban đầu có thời hạn cho các cơ sở ĐTN công lập chuyển sang hoạt động theo loại hình ngoài công lập, hỗ trợ để khuyến khích các cơ sở dạy nghề ngoài công lập đăng ký hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách ƣu tiên, ƣu đãi cho việc đầu tƣ, phát triển các cơ sở ĐTN công nghệ cao, cơ sở đào tạo những nghề kinh tế mũi nhọn đất nƣớc đang cần, các nghề truyền thống nhƣ: Chính sách về đất đai; chính sách hỗ trợ, bồi thƣờng giải phóng mặt bằng; chính sách cho thuê đất, bán đất...; chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các cơ sở ĐTN với các cá nhân, doanh nghiệp; đặc biệt là với các cơ sở đào tạo có uy tín trong và ngoài nƣớc để nâng cao chất lƣợng ĐTN trên địa bàn tỉnh. Có chính sách miễn thuế nhập khẩu trang thiệt bị hiện đại, công nghệ mới dùng cho công tác ĐTN.

- Có chính sách khuyến khích nhà giáo trong các cơ sở ĐTN tích cực tham gia học tập, bồi dƣỡng, cập nhật kiến thức mới nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị,…

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách tập trung đầu tƣ đồng bộ cho các cơ sở ĐTN, trong đó có đầu tƣ cơ sở vật chất và thiết bị theo nghề, nhất là các nghề mũi nhọn của các cơ sở dạy nghề.

- Có quy định về tài chính đối với công tác biên soạn, xây dựng, chỉnh sửa chƣơng trình, giáo trình dạy nghề trong lĩnh vực ĐTN, trong đó có việc xây dựng chƣơng trình ĐTN cho LĐNT; tăng cƣờng kết nối, tranh thủ sự tham gia các các doanh nghiệp trong việc xây dựng, biên soạn chƣơng trình, giáo trình phục vụ giảng dạy.

- Xây dựng, hoàn thiện cơ chế liên kết với doanh nghiệp trong việc xây dựng chƣơng trình, giáo trình dạy nghề, trong việc đƣa ngƣời học, ngƣời dạy đến thực tập, kiến tập, làm quen với máy móc, thiết bị và các hoạt động của doanh nghiệp. Tạo cơ chế, chính sách hợp lý để khuyến khích doanh nghiệp tăng cƣờng hợp tác, kết nối chặt chẽ với các cơ sở đào tạo, xem việc này nhƣ là một trong những nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của họ.

3.2.5. Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu

Phát triển chƣơng trình, giáo trình, học liệu đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dƣới 03 tháng

- Đổi mới và phát triển chƣơng trình, giáo trình, học liệu ĐTN cho LĐNT theo yêu cầu của doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động và nhu cầu của ngƣời học, thƣờng xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới;

- Thu hút các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sƣ, ngƣời lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông, lâm, ngƣ, nông dân sản xuất giỏi tham gia xây dựng chƣơng trình, giáo trình, học liệu ĐTN cho LĐNT;

- Nội dung chƣơng trình đào tạo trình độ sơ cấp phải đƣợc xây dựng và phê duyệt theo đúng quy định hiện hành. Nội dung chƣơng trình đào tạo dƣới 03 tháng phải bảo đảm các yêu cầu về kiến thức nghề, kỹ năng nghề và các kiến thức bổ trợ (an toàn lao động, pháp luật lao động, tổ chức liên kết, hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm), có thời gian thực học tối thiểu không dƣới

100 giờ thực học để ngƣời học có năng lực thực hiện đƣợc công việc, vị trí làm việc. Thực hiện lồng ghép các vấn đề về giới, về môi trƣờng, văn hóa xã hội, kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp trong nội dung chƣơng trình ĐTN cho LĐNT.

Tiếp tục triển khai thực hiện chính sách đào tạo nghề theo các chƣơng trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ. Đây là các chƣơng trình có hình thức đào tạo đã đƣợc thực hiện khá ổn định, cần tiếp tục mở rộng đối tƣợng tham gia, không ngừng nâng cao chất lƣợng đào tạo; trong đó cần chú trọng thu hút những ngƣời tham gia đào tạo vào mạng lƣới tiêu thụ sản phẩm; bởi vì chỉ đảm bảo đƣợc “đầu ra” thì ngƣời học nghề mới thực hành nghề đƣợc đào tạo. Chính sách đào tạo nghề cho LĐNT là một trong những nội dung quan trọng của các chƣơng trình này; việc xây dựng, thực hiện có kết quả các chính sách, chƣơng trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ ở địa phƣơng có ý nghĩa hết sức quan trọng, mang tính thuyết phục cao khi ngƣời nông dân đƣợc tận mắt nhìn thấy những kết quả sản xuất nông nghiệp qua việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, từ đó họ tin tƣởng và tự quyết định làm theo.

Bên cạnh đó, hiện nay truyền nghề là hình thức đào tạo phổ biến tại các làng nghề, do đó cần có chính sách hỗ trợ cho các nghệ nhân, thợ lành nghề, nhất là tại các làng nghề. Tăng cƣờng mở các lớp đào tạo nghề theo kiểu truyền nghề, hoặc liên kết với với các trƣờng, trung tâm dạy nghề để đào tạo nghề theo kiểu bán chính quy. Duy trì và tăng cƣờng thực hiện tốt chính sách liên kết đào tạo theo quy định của Bộ Lao động, Thƣơng binh và xã hội, đặc biệt là liên kết đào tạo giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp có thể đảm nhận đến 40% chƣơng trình đào tạo; hai bên cùng hợp tác trong xác định chuẩn đầu ra, xây dựng chƣơng trình, phát triển đội ngũ giảng viên doanh nghiệp; tổ chức tuyển sinh/tuyển dụng; tổ chức đào tạo doanh

nghiệp, ký kết hợp đồng đào tạo với ngƣời học… Có chính sách khuyến khích các cơ sở giáo dục nhà nƣớc, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hợp tác để tổ chức và công nhận kết quả đào tạo một số modun, môn học lý thuyết và thực hành, bao gồm cả phƣơng thức đào tạo tập trung, đào tạo từ xa, học nghề tại cơ sở sản xuất và tự học có hƣớng dẫn...

Tiểu kết chƣơng 3

Chƣơng 3 của Luận văn đã nêu lên các quan điểm tiếp tục hoàn thiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT; định hƣớng, mục tiêu, nhiệm vụ trong giai đoạn đến trong công tác đào tạo nghề, đào tạo nghề cho LĐNT và thực hiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT tại tỉnh Hải Dƣơng.

Để chính sách đào tạo nghề cho LĐNT tiếp tục đƣợc hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả trong điều kiện, đặc điểm, tình hình KT-XH cụ thể của tỉnh Hải Dƣơng, luận văn đã đề xuất các giải pháp chủ yếu, sát thực với địa phƣơng nhƣ: Giải pháp tuyên truyền lợi ích của ĐTN và học nghề, giải pháp ĐTN gắn với giải quyết việc làm; giải pháp nâng cao nhận thức của các cấp uỷ, các cơ quan nhà nƣớc, chính quyền các cấp từ trung ƣơng đến địa phƣơng và đặc biệt nhận thức của ngƣời dân, ngƣời lao động học nghề; giải pháp hoàn thiện công cụ chính sách; giải pháp tăng cƣờng đầu tƣ cho các cơ sở dạy nghề nhƣ: Đầu tƣ cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo, chƣơng trình giáo trình dạy nghề...

Tuy nhiên, để thực hiện thành công và hiệu quả các giải pháp trên các cấp phải tiếp tục triển khai quyết liệt việc ĐTN gắn với sản xuất, nhất là trong quá trình tập huấn lý thuyết phải gắn với thực tế. Các bộ, ngành và địa phƣơng phải thực sự có trách nhiệm trong việc thực hiện chính sách đào tạo cho LĐNT là vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

KẾT LUẬN

Một trong những giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội đó là nâng cao chất lƣợng lao động. Nhiều năm nay, tỉnh Hải Dƣơng luôn quan tâm chú trọng đến công tác này, coi đây là yếu tố quan trọng để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng Hải Dƣơng trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Việc thực hiện chủ trƣơng, chính sách tốt của nhà nƣớc cũng góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống và ổn định xã hội. Một trong những chính sách đó là việc thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tƣớng chính phủ về phê duyệt đề án “ĐTN cho LĐNT đến năm 2020”. Dƣới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnhđã triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg với quyết tâm cao. Thực hiện tốt chính sách đào tào nghề cho LĐNT không những khai thác đƣợc hiệu quả nguồn lực lao động rất lớn trong xã hội phục vụ cho sự nghiệp phát triển KT - XH của đất nƣớc, nâng cao đời sống cho nhân dân.

ĐTN cho LĐNT là sự nghiệp của Đảng, Nhà nƣớc, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lƣợng LĐNT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nhà nƣớc tăng cƣờng đầu tƣ để phát triển ĐTN cho LĐNT, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi LĐNT, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia ĐTN cho LĐNT;

Việc thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tƣớng chính phủ về phê duyệt đề án “ĐTN cho LĐNT đến năm 2020” ở tỉnh Hải Dƣơng cũng là góp phần vào sự thành công chung của toàn bộ Đề án, cũng góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Hải Dƣơng hiện nay, trong đó là việc thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tƣớng chính phủ của tỉnh.Hải Dƣơng là tỉnh nằm giữa “tam giác” phát triển kinh tế năng động: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh có tốc độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh hải dương hiện nay (Trang 83)