NHTM
Thực tế quản trị rủi ro hoạt động tín dụng là một khái niệm tương đối và không có một chỉ tiêu tổng hợp nào để phản ánh nó một cách chính xác. Trong phạm vi đề tài này của mình, tôi chỉ xin trình bày các công cụ sử dụng trong quản trị rủi ro tín dụng xét từ góc độ Ngân hàng.
Theo đó, để quản lý rủi ro dụng, NHTM có thể sử dụng một tập hợp các công cụ khác nhau, nhưng về cơ bản bao gồm các công cụ cơ bản sau:
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.
- Theo Thông tư 13/2010/TT – NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của TCTD
Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ được xác định như sau:
=
- Tổng tài sản “Có” rủi ro là tổng giá trị tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro.
- Tài sản “Có” rủi ro của TCTD được phân nhóm theo các mức độ rủi ro như sau: (Theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của TCTD) + Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 0% ; + Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 20%; + Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 50%; + Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 100%; + Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 150%; + Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 250%;
+ Tài sản “Có” rủi ro của các cam kết ngoại bảng.
Giới hạn tín dụng đối với khách hàng [9, Điều 8]
- Tổng dư nợ cho vay của TCTD đối với một khách hàng cá nhân không được vượt quá 15% vốn tự có của TCTD;
- Tổng mức cho vay và bảo lãnh của TCTD đối với một khách hàng không vượt quá 25% vốn tự có của TCTD;
- Tổng dư nợ cho vay của TCTD đối với một nhóm khách hàng có
Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ
Vốn tự có Tài sản “Có” rủi ro
liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của TCTD, trong đó mức cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của TCTD;
- Tổng mức cho vay và bảo lãnh của TCTD đối vối một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có của TCTD;
- Tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một khách hàng cá nhân không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài;
- Tổng mức cho vay và bảo lãnh của Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một khách hàng không vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài;
- Tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của Ngân hàng nước ngoài, trong đó mức cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng;
- Tổng mức cho vay và bảo lãnh của nhánh ngân hàng nước ngoài đối vối một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có của ngân hàng.
Tỷ lệ về khả năng chi trả.
Ngân hàng cần đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả đối với từng loại đồng tiền, vàng như sau:
- Tỷ lệ tối thiều 25% giữa giá trị tài sản “Có”có thể thanh toán ngay và các tài sản “Nợ” sẽ đến hạn thanh toán trong thời hạn 1 tháng tiếp theo;
- Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian 07 ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản “Nợ” phải thanh toán trong khoản thời gian 07 ngày làm việc tiếp theo;
- Tài sản “có” có thể thanh toán ngay bao gồm: + Tiền mặt;
+ Vàng;
+ Tiền gửi tại NHNN;
+ Số chênh lệch lớn hơn giữa tiền gửi không kỳ hạn tại TCTD khác và tiền gửi không kỳ hạn nhận của TCTD đó;
+ Tiên gửi không kỳ hạn tại TCTD khác đến hạn thanh toán;
+ Các loại chứng khoán do Chính phủ Việt Nam phát hành hoặc Chính phủ Việt Nam bảo lãnh;
+ Các hối phiếu của bộ chứng từ thanh toán hàng xuất khẩu đã được ngân hàng nước ngoài chấp thuận thanh toán, có thời hạn thanh toán còn lại 1 tháng trở xuống : 100% số tiền ghi trên hối phiếu;
+ 80% các khoản cho vay có bảo đảm, cho thuê tài chính sẽ đến hạn thanh toàn (gốc, lãi) trong thời gian 1 tháng;
+ 75% các khoản cho vay không có bảo đảm, đến hạn thanh toán; + Các loại chứng khoán khác.
- Tài sản “Nợ” phải thanh toán bao gồm:
+ Số chênh lệch lớn hơn giữa tiền gửi nhận của TCTD khác và tiền gửi tại TCTD đó đến hạn thanh toán;
+ 15% tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức (trừ tiền gửi TCTD khác), cá nhân;
+ Giá trị các cam kết cho vay của TCTD đến hạn thực hiện; + Tất cả các tài sản “Nợ” khác sẽ đến hạn thanh toán.