Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU CHI NHÁNH HUẾ (Trang 81 - 91)

2.3.2.1. Hạn chế

Việc quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Huế cơ bản đạt được những kết quả tốt, tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế cần phải khắc phục

a. Những số tiệu báo cáo về chất lượng tín dụng nhiều khi chưa phản ánh chính xác chất lượng tín dụng tại đơn vị, có một số trường hợp khách hàng đảo nợ hoặc nhân viên tín dụng hỗ trợ khách hàng đảo nợ để duy trì tỷ

lệ nợ quá hạn theo giới hạn cho phép.

b. Dư nợ cuối cùng tại đơn vị có một phần chỉ duy trì trong thời gian ngắn để hoàn thành chỉ tiêu hoạt động từ đầu năm nhưng phần này tạo ra lợi nhuân thấp (hầu như bằng không vì duy trì trong thời gian quá ngắn).

c. Có một số trường hợp quyết định cho vay dựa trên cơ sở phân tích chủ quan của nhân viên tín dụng => mục đích vay vốn không thật sự đúng với nhu cầu vay vốn được thể hiện trên tờ trình thẩm định khách hàng.

d. Công tác quản lý rủi ro tín dụng, quản lý dự nợ thực hiện theo quy định chung của Hội sở ACB nhiều khi tạo ra sự bị động và phụ thuộc nhiều vào Hội sở, nhân viên không chủ động trong công việc. Quy trình quản lý tập trung nhiều nên khi xảy ra trường hợp nợ quá hạn việc xử lý rất mất thời gian và quy trình kéo dài.

e. So với các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, ACB vẫn chưa sếp vào nhóm ngân hàng lớn, chưa có tác động chi phối hoạt động của thị trường.

f. Còn có một số hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín xuất phát từ cách nhìn nhận vấn đề và quan điểm của nhân viên liên quan đến tín dụng, lãnh đạo.

Thứ nhất, vấn đề về văn hóa, thói quen của các cán bộ làm công tác quản lý rủi ro hay các cán bộ liên quan thường coi quản lý rủi ro là công việc thường nhật, mang tính chất thủ tục nhiều hơn. Ví dụ, khi có khách hàng đến xin vay thì sẽ có một danh sách những điều kiện cần kiểm tra và chỉ đánh dấu vào đó, xem là cái gì có, cái gì chưa có... Trên thực tế, công tác quản lý rủi ro không đơn giản như vậy.

Thứ hai, nhiều ngân hàng Việt Nam vẫn coi mảng quản lý rủi ro chỉ là hoạt động hỗ trợ. Thực sự đây là quan điểm sai lầm. Cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua cho thấy, khi các ngân hàng coi nhẹ công tác quản lý rủi ro sẽ dẫn đến những đổ vỡ rất lớn.

Do đó, hiện nay người ta đã coi công tác quản lý rủi ro là đối tác, là một phần gắn kết của ngân hàng khi đặt ra những kế hoạch chiến lược kinh doanh hay là các mục tiêu tăng trưởng. Bởi ngân hàng cũng cần xác định được những rủi ro của mình, sẵn sàng chấp nhận mức rủi ro đến đâu, để từ đó đề ra những biện pháp khắc phục rủi ro và giới hạn danh mục rủi ro của mình.

2.3.2.2. Nguyên nhân

a. Rủi ro đạo đức và chọn lọc bất lợi

Tính không minh bạch của thông tin len lõi vào các quyết định cho vay dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, hai hình thức đáng nói nhất là chọn lọc chọn lọc bất lợi và rủi ro đạo đức.

- Vấn đề “chọn lọc bất lợi” là những khó khăn bên cho vay gặp phải ở giai đoạn đầu tiên của quá trình cho vay, khi bắt đầu phải quyết định có nên cho vay hay không. Nói một cách đơn giản, vấn đề ở đây là phân biệt các mức độ chất lượng. Trong thực tế, không phải lúc nào cũng dễ dàng phân biệt khách hàng tốt khách hàng kém (chất lượng ở đây có nghĩa là lợi nhuận cao và rủi ro thấp). Đương nhiên là các báo cáo tài chính, báo cáo tín dụng, thẩm định tín dụng,...cũng có ích – song đến một mức độ nào đó thôi. Và như chúng ta đã nói, nhà doanh nghiệp sẽ khiến cho toàn bộ việc này không dễ dàng chút nào bởi ai cũng khẳng định là mình tốt – nhưng trong thực tế một số đúng là tốt, một số khác lại hoàn toàn không.

Cụ thể hơn, các nhà kinh tế học tài chính định nghĩa chọn lọc bất lợi trong cho vay là vấn đề nảy sinh khi bên cho vay chào một mức lãi suất đối với một nhóm khách hàng vay không phân loại được rõ ràng. Lãi suất chào này áp dụng cho cả khách hàng tốt lẫn khách hàng kém và có thể làm nản lòng những khách hàng tốt bởi họ biết rằng giá cả món vay đó không có lợi cho họ.

đầu. Bây giờ, người đi vay đã có tiền trong tay. Hơn nữa, anh ta đã có được tiền với một lãi suất đã được thỏa thuận. Chừng nào anh ta vẫn duy trì mức độ rủi ro như cũ thì không vấn đề gì ít nhất là theo quan điểm của chủ nợ. Song trên thực tế, người đi vay có giữ mức độ rủi ro như cũ không? Đáng tiếc, câu trả lời là: không phải lúc nào cũng vậy. Có những khi, công ty bị rơi vào tình trạng khốn đốn, và đe dọa đến các khoản vay nợ. Tuy nhiên, đây lại không phải là vấn đề rủi ro đạo đức. Rủi ro đạo đức tinh vi hơn và khó đối phó hơn nhiều. Vấn đề rủi ro đạo đức bắt nguồn từ động cơ của người vay tiền cố tình tăng mưc độ rủi ro của mình sau khi đã vay được tiền. Động cơ này tồn tại bởi lẽ cho dù rủi ro bao hàm khả năng xảy ra tình huống xấu, song nó cũng bao hàm khả năng xảy ra tình huống tốt. Và chủ sở hữu sẽ nhận phần lớn lời lãi nếu tình hình tốt, còn nếu tình hình xấu thì chủ nợ phải nhận phần lớn tổn thất về mình. Một cách để nhìn nhận vấn đề này là bản thân sự tồn tại của khoản tiền vay đã thôi thúc thêm động cơ của doanh nghiệp theo đuổi những cơ hội làm ăn liều lĩnh hơn.

b. Rủi ro do gian lận của khách hàng

Tính không minh bạch của thông tin còn xuất hiện trong quá trình cho vay với hình thức gian lận. Cho dù món cho vay thương mại nào cũng hàm chứa khả năng gian lận, song thực tế đáng tiết là chính hành vi gian lận đã gây nên những tổn thất to lớn cho Ngân hàng. Gian lận có thể được coi là hậu quả tệ hại nhất khi thông tin không minh bạch. Nếu chủ nợ có thể quan sát được rõ ràng và đầy đủ mọi việc doanh nghiệp làm thì doanh nghiệp không thể gian lận được vì tất cả các hành động bất hợp pháp đều có thể bị phát hiện và lôi ra ánh sáng.

Chủ nợ cần phải hết sức lưu ý với 5 loại gian lận sau:

- Khai khống công nợ và giả mạo vận chuyển hàng hóa; - Khai man hàng hóa hoặc thiết bị;

- Không báo cáo các khoản ghi có đối với hàng hóa bị trả lại;

- Không quay vòng các khoản thu công nợ đã thế chấp cho bên vay. Chú ý rằng hai loại đầu tiên có tính chất chung là những vấn đề tiềm tàn trong các trường hợp cho vay thương mại. Ba loại dưới là những trường hợp thường thấy trong cho vay trên cơ sở tài sản. Còn một lý do nữa giải thích tại sao chủ nợ cho vay trên cơ sở tài sản lại phải đặc biệt quan tâm tới gian lận. Như chúng ta đã nói ở trên, một khách hàng vay nợ trên cơ sở tài sản điển hình thường là những công ty có hệ số đòn bẩy cao, xác suất rơi vào tình trạng túng quẫn tài chính thường cao hơn mức tối thiểu. Khi tình hình tài chính của công ty xuống cấp, động cơ phạm một trong năm hình thức gian lận trên cũng trở nên thôi thúc giống như trường hợp rủi ro đạo đức.

Do đó, xuất phát từ sự cần thiết, chủ nợ cho vay trên cơ sở tài sản cần phải ngăn chặn một cách có hệ thống khả năng thực hiện hành vi gian lận của khách hàng. Rất may là hình thức tài trợ trên cơ sở tài sản được thiết kế nhằm tối đa hóa khả năng phát hiện những thủ đoạn này nếu nó xảy ra. Kiểm tra tại chỗ, xác minh công nợ và các quy trình giám sát tài sản thể chấp là các công cụ phần nào giúp ngăn ngừa động cơ gian lận ngay từ đầu và phát hiện hành vi đó nếu/khi nó xảy ra.

* Cơ chế gian lận báo cáo tài chính:

Gian lận báo cáo tài chính diễn ra dưới nhiều hình thức. Hiệp hội chuyên điều tra gian lận đã xác định 8 thủ đoạn gian lận báo cáo tài chính.

- Ghi nhận doanh thu không đúng-sự khác nhau giữa nội dung và hình thức;

- Ghi nhận doanh thu không đúng kỳ kế toán;

- Hạch toán một số giao dịch thành giao dịch bán hàng sai quy định; - Ghi nhận doanh thu không đúng;

- Xác định giá trị tài sản không đúng;

- Trì hoãn các chi phí và các khoản chi sai quy định; - Phân tích và trao đổi của ban lãnh đạo không đầy đủ.

c. Rủi ro do sai sót của nhân viên ngân hàng.

Những TCTD được quản lý tốt thường thực hiện phân tích các khoản vay đã gây ra tổn thất cho ngân hàng nhằm rút ra bài học kinh nghiệm. Để phân tích chính xác nguyên nhân gây ra tổn thất, TCTD phải thu thập đầy đủ thông tin về chính sách cho vay, chứng từ cho vay, cán bộ tín dụng giải quyết hồ sơ, tình hình biến động của khách hàng, quá trình kiểm tra giám sát vốn vay,... Sau đây là một số trường hợp thường sai sót trong quá trình cấp tín dụng:

- Đánh giá quá cao và không quản lý hợp lý tài sản thế chấp: Khoản vay được căn cứ trên giá trị TSBĐ có giá trị thanh lý đáng ngờ, hoặc các khoản vay được bảo đảm nhưng lại thiếu giới hạn an toàn. Ví dụ định giá tài sản quá cao so với giá trị thực để cấp tín dụng theo yêu cầu của khách hàng và sau khi cấp tín dụng không kiểm soát được tài sản thế chấp;

- Giải quyết nội bộ: TCTD cung ứng tín dụng quá mức cho các cổ đông lớn, hoặc cho những người thân hoặc các quan hệ riêng tư khác. Điều này thường phá vỡ nguyên tắc và quy định cho vay;

- Vi phạm nguyên tắc tín dụng xuất phát từ hành vi tiêu cực trong tiến trình cho vay: Các hành vi tiêu cực, đặc biệt là nạn tham nhũng được thực hiện qua các khâu của quy trình cho vay, như thu nhập và xử lý thông tin, thẩm định tín dụng, quyết định cho vay...đã biến các khoản cho vay không đủ tiêu chuẩn thành các khoản cho vay đủ tiêu chuẩn. Ví dụ có sự câu kêt giữa nhân viên ngân hàng và khách hàng trong việc cấp tín dụng;

- Quá chú trọng đến thu nhập hoặc tăng trưởng dư nợ: thu nhập và rủi ro có môi tương quan lẫn nhau, trong hoạt động tín dụng nếu quá chú trọng đến thu nhập sẽ dẫn đến quyết định cho vay liều lĩnh, thường nghĩ rằng

nguy cơ rủi ro sẽ không xuất hiện trầm trọng, tuy nhiên trong thực tế TCTD phải gánh chịu tổn thất nặng nề. Ví dụ ngân hàng phải chịu áp lực tăng trưởng tín dụng mà không kiểm soát được rủi ro sau khi cấp tín dụng;

- Thông tin tín dụng không đầy đủ và chính xác: thông tin tín dụng đầy đủ và chính xác là yếu tố quyết định để đánh giá khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ của nguời vay, đồng thời là cơ sở để mở rộng tín dụng. Trong hồ sơ tín dụng của khách hàng, TCTD cần phải có các thông tin rõ ràng, đặc biệt là các báo cáo tài chính, như bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, lưu chuyển tiền tệ. Thông tin tín dụng cũng cần chứng minh mục đích, yêu cầu vay, kế hoạch dự định và nguồn chi trả, báo cáo tiến độ và giám sát...Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam, các TCTD thường gặp rất nhiều khó khăn về tính chính xác của thông tin do khách hàng cung cấp vì hoạt động kiểm toán chưa phát triển và tính minh bạch về tài chính còn nhiều hạn chế, mặt khác công tác kế toán và báo cáo tài chính chưa thực hiện đầy đủ theo quy định của pháp luật. Ví dụ nhân viên không thu thập đủ thông tin thực tế từ khách hàng mà chỉ nắm được các thông tin từ phía khách hàng cung cấp;

- Tính chủ quan: Đây là nguyên nhân quen thuộc gây nên những khoản vay khó thu hồi. Tính cách này thể hiện rỏ nét trong hành vi thiếu giám sát đầy đủ, phụ thuộc vào thông tin truyền miệng hơn là dữ liệu tài chính đầy đủ và đáng tin, và có những suy diễn lạc quan về mức độ tín nhiệm. Ngoài ra, TCTD lại không nắm rỏ về những dấu hiệu dự báo khách hàng, nền kinh tế, địa phương, ngành nghề cùng những yếu tố liên quan khác. TCTD cũng có thể gặp phải thất bại trong việc thúc đẩy kế hoạch trả nợ, hoặc không áp dụng các biên pháp thanh lý tạm thời;

- Thiếu kiểm tra giám sát vốn vay: Trong thời gian này, TCTD không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc kiểm tra giám sát khoản vay nên không nắm được những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của khách

hàng, việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích hay không, TSBĐ có được quản lý tốt hay không...Hoặc việc kiểm tra giám sát vẫn được thực hiện nhưng lại thiếu hiệu quả, xuất phát từ tình trạng thiếu thông tin về những sự cố của khách hàng vay. Do vậy, những khoản vay lúc khởi đầu vẫn tốt, sau đó trở thành khoản vay có vấn đề và thua lỗ;

- Thiếu kiểm tra giám sát vốn vay: tức là nhân viên tín dụng thiếu khả năng thu thập thông tin, phân tích báo cáo tài chính, ứng dụng kỹ thuật cho vay...;

- Yếu kém trong việc lựa chọn rủi ro: thông qua các biểu hiện sau; + Mở rộng cho vay vượt quá khả năng chi trả hợp lý của nguời vay; + Các khoản vay để tài trợ dự án mà phân vốn của ngân hàng quá lớn so với vốn đầu tư của doanh nghiệp, hiện tại theo quy định của ACB tỷ lệ vốn tự có tham gia tối thiểu là 30% theo loại hình dự án/đối tượng khách hàng.

+ Các khoản vay dựa trên dự đoán thành công của giao dịch kinh doanh hơn là dựa trên uy tín của khách hàng và các khoản vay đề đầu cơ chứng khoán hoặc hàng hóa;

+ Các khoản cho vay mà khách hàng đang hoạt động ở những khu vực hoặc ngành nghề suy thoái.

- Sai sót của nhân viên hỗ trợ tín dụng:

+ Mua bảo hiểm và theo dõi bảo hiểm không đúng quy định.

+ Hoàn trả chứng từ sở hữu tài sản cho người không đủ thẩm quyền nhận. Ví dụ: Đơn vị nhận thế chấp tài sản của ông A để đảm bảo cho mọi nghĩa vụ của KHCN B. Nhưng khi giải chấp, nhân viên đã trả hồ sơ tài sản cho người đại diện của KHCN B, thay vì phải trả cho ông A

+ Cho khách hàng mượn TSĐB nhưng không theo dõi nhận lại. Ví dụ: Ngày 10/08/11, đơn vị duyệt cho KH mượn sổ tiết kiệm đang cầm cố từ ngày 10/08/11 đến ngày 18/08/11, đến hạn KH vẫn chưa hoàn trả sổ tiệm

cho ACB như cam kết.

+ Kết nối sai tiền khách hàng vào tài khoản vay. Sai lầm này thường là do nhiều khách hàng trùng tên khiến nhân viên tín dụng gặp sai sót trong quá trình kết nối tài khoản khách hàng và tiền của khách hàng.

+ Chưa thực hiện điều chỉnh giá trị tài sản, xuất/nhập tài sản thế chấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU CHI NHÁNH HUẾ (Trang 81 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)