Tổng quan về hoạt động của Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU CHI NHÁNH HUẾ (Trang 47 - 55)

nhánh Huế

2.1.3.1. Nội dung hoạt động

- Huy động vốn ngắn hạn, trung dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước.

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. - Làm dịch vụ thanh toán giữa các ngân hàng.

- Huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được NHNN cho phép.

- Hoạt động bao thanh toán.

2.1.3.2. Các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Huế

Trên cơ sở những sản phẩm tín dụng chung của Ngân hàng TMCP Á Châu, tùy vào điều kiện cụ thể tại từng Chi nhánh để có thể áp dụng hết tất cả các sản phẩm hay một số sản phẩm tín dụng chung đó.

Tại NHTM Cổ phần Á Châu các sản phẩm tín dụng được chia thành 2 nhóm như sau:

a. Nhóm sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân bao gồm

- Cho vay trả góp mua nhà ở, nền nhà: đây sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn, giúp khách hàng mua được nhà nền nhà như mong muốn.

- Cho vay trả góp xây dựng sửa chữa nhà: đây là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng xây dựng, sữa chữa, trang trí căn nhà của mình theo ý thích.

- Cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng: đây là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn, giúp khách hàng mua sắm vật dụng gia đình, sữa chữa nhà ở, sữa xe cơ giới, làm kinh tế hộ gia đình, thanh toán học phí, chữa bệnh, ma chay cưới hỏi...và các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống.

- Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ: đây là sản phẩm hỗ trợ nguồn vốn, giúp khách hàng bổ sung nguồn vốn lưu động hoặc đầu tư mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, nâng cấp cơ sở vật chất, mở rộng nhà xưởng.

- Cho vay sản xuất kinh doanh trả góp: đây là sản phẩm tín dụng tài trợ vốn lưu động thường xuyên, giúp khách hàng nhanh chóng tăng nguồn vốn kinh doanh nhưng không phải chịu áp lực trả nợ khi đến hạn.

- Cho vay mua xe ô tô trả góp, cầm cố bằng chính xe mua: đây là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn, giúp khách hàng mua xe ô tô phục vụ cho nhu cầu đi lại, giao dịch và kinh doanh với tài sản thế chấp bằng chính xe mua.

- Cho vay du học: đây là sản phẩm hỗ trợ tài chính, giúp khách hàng thực hiện việc đầu tư cho con em mình đi du học.

- Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do ACB phát hành : đây là sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân có sổ riết kiệm, giấy tờ có giá và có nhu cầu cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá để vay vốn hoạt động sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng hợp pháp.

- Cho vay thẻ tín dụng: đây là sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân sở hữu thẻ quốc tế hay thẻ nội địa (do ACB phát hành) đã sử dụng số tiền trên thẻ nhưng chưa thể hoàn trả khi đến hạn thanh toán.

b. Nhóm sản phẩm tín dụng dành cho khách hành doanh nghiệp bao gồm

- Tài trợ thương mại trong nước: giúp doanh nghiệp thanh toán tiền mua nguyên vật liệu, hàng hóa của các nhà cung cấp trong nước và các chi phí sản xuất khác của doanh nghiệp.

Tài trợ xuất nhập khẩu:

- Tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng: giúp các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động để thu mua, sản xuất, chế biến gia công, kinh doanh hàng hóa,

dịch vụ xuất khẩu.

- Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu: giúp doanh nhiệp thanh toán tiền mua nguyên vật liệu, hàng hóa, chi phí sản xuất, để thu mua, gia công sản xuất hàng xuất khẩu thông qua chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu.

- Tài trợ nhập khẩu: giúp doanh nghiệp thanh toán tiền nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư, hàng hóa và dịch vụ.

- Cho vay đầu tư tài sản cố định, đầu tư dự án: giúp doanh nghiệp thanh toán các chi phí để đầu tư mới hoặc sữa chữa, nâng cấp thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải, văn phòng làm việc, nhà xưởng, nhà kho, ...hoặc các nhu cầu bổ sung vốn để thực hiện dự án đầu tư mới.

- Cho vay đồng tài trợ: các ngân hàng cùng góp vốn để cho vay cùng một dự án mà một doanh nghiệp không có đủ khả năng để trợ, mục đích vay của khách hàng tương tự như cho vay đầu tư tài sản cố định, đầu tư dự án.

Các sản phẩm cho vay đặc biệt:

- Cho vay thấu chi: đây là sản phẩm tín dụng dành cho các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam có tài khoản tại ACB, có doanh thu tương đối lớn, thanh toán chủ yếu qua ACB theo hạn mức thấu chi được cấp. Mục đích là để thanh toán cho các nhu cầu vốn lưu động tạm thời thiếu hụt thông qua việc khách hàng chi vượt số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn mở tại ACB theo hạn mức thấu chi được cấp.

- Cho vay mua xe ô tô chế chấp bằng chính xe mua: đây là sản phẩm tín dụng dành cho các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam và các tổ chức khác được thành lập theo pháp luật Việt Nam. Mục đích của khách hàng là mua xe ô tô sử dụng làm phương tiện đi lại, phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, hạn chế trường hợp mua xe để kinh doanh vận tải, cho thuê,... với tài sản thế chấp là chính xe mua.

- Cho vay bổ sung vốn kinh doanh trả góp: đối tượng vay là công ty trách nhiệm hữu hạn ,công ty cổ phần, hợp tác xã có nhu cầu bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất, kinh doanh... Mục đích là thanh toán tiền mua nguyên vật liệu, hàng hóa của các nhà cung cấp trong nước và các chi phí sản xuất khác của doanh nghiệp.

- Các chương trình tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ: Tài trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ từ nguồn vốn của châu Âu (SMEDF); Tài trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ từ nguồn vốn của Nhật Bản (SMEEP); Bảo lãnh tín dụng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMELG).

- Dịch vụ bảo lãnh: đây là sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp cần có sự bảo lãnh của ngân hàng trong hoạt động giao dịch, kinh doanh để công việc được thuận lợi. Thư bảo lãnh có thể được phát hành bằng tiêng Việt hoặc tiếng Anh theo yêu cầu của khách hàng.

Bao thanh toán: đây là sản phẩm tín dụng dành cho các doanh nghiệp bán hàng trả chậm nhưng lại thiếu vốn lưu động để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngân hàng sẽ ứng trước tiền cho doanh nghiệp trên giá trị khoản phải thu. Sau đó, ACB sẽ thu lại từ bên mua hàng khi khoản phải thu đến hạn và trả phần còn lại cho doanh nghiệp sau khi đã trừ đi phần ứng trước.

2.1.3.3. Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Huế

a. Kết hoạt quả động kinh doanh.

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh tại ACB Huế 2014 – 2016

ĐVT: triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

1. Thu nhập lãi và các khoản tương tự 70,770.43 79,755.67 87,441.02

2. Chi phí lãi và các khoản tương tự 54,361.93 60,707.97 67,244.02 I. Thu nhập thuần từ lãi 16,408.50 19,047.70 20,197.00

3. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 1,994.33 2,218.51 2,514.86

4. Chi phí hoạt động dịch vụ 62.79 68.92 75.98

II. Thu nhập thuần từ hoạt động

dịch vụ 1,931.54 2,149.59 2,438.88

5. Thu nhập từ HĐKD ngoại hối 1,249.83 1,378.98 1,588.54

6. Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại

hối 697.77 784.11 857.57

III. Lợi nhuận từ HĐKDngoại hối 552.06 594.87 730.97 VIII. Các khoản thu nhập khác 289.90 315.04 354.46 X. Chi phí hoạt động 7,473.51 8,420.64 9,042.95 XI. Tổng lợi nhuận trước thuế 11,708.49 13,686.56 14,678.36

Nguồn: Phòng giao dịch và ngân quỹ - ACB Huế

Kết quả hoạt động cuối cùng của bất kỳ lĩnh vực nào cũng được thể hiện qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị đó và đối với chi nhánh Ngân hàng TMCP Á Châu - Huế cũng thế. Bảng 2.1 thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ 2014 đến 2016. Từ khi đi vào hoạt động chi nhánh đã dần tạo được uy tín của mình, điều này được chứng tỏ khi thu nhập của Chi nhánh không ngừng tăng lên. Trong các nguồn thu thì thu từ lãi cho vay vẫn là bộ phận quan trọng nhất điều này phù hợp với mục tiêu hoạt động trong những năm đầu của Chi nhánh là lôi kéo, thu hút khách hàng bắt đầu từ hoạt động cho vay rồi dần dần phát triển các sản phẩm khác đến với khách

hàng. Thu nhập thuần từ lãi tăng trưởng tốt qua các năm, 2015 tăng so với 2014 là hơn 16,1 và 2016 tăng so với 2015 là 6% và phần này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập thuần của đơn vị, nguyên nhân là lĩnh vực huy động và cho vay đang chiếm tỷ lệ hơn 90% quy mô hoạt động, các mãng khác cũng đang phát triển dần nhưng do điều kiện đặc thù của địa bàn hoạt động nên hiệu quả không cao.

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ tuy chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ nhưng cũng tăng trưởng mạnh qua các năm, trong đó chủ yếu là thu từ dịnh vụ thanh toán và bảo lãnh, đơn vị thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ, chuyển tiền trong nước, quốc tế. Các dịch vụ bảo lãnh cũng đang phát triển tương đối tốt tại đơn vị, bảo lãnh chủ yếu thực hiện đối với khách hàng là tổ chức bao gồm: bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh đối ứng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành…doanh số bảo lãnh năm 2016 khoảng 40 tỷ đồng. Tuy nhiên, dịch vụ bảo lãnh vẫn còn một số hạn chế nhất định như: tỷ lệ ký qũy tương đối cao, biện pháp bảo đảm tương đối chặt chẽ và một phần nào đó là phí dịch vụ …điều này cũng khiến cho thu nhập từ dịch vụ bảo lãnh tương đối còn hạn chế.

Tuy nhiên, vượt qua được tất cả các khó khăn, thách thức chung của nền kinh tế biến động từ 2014 đến 2016 hoạt động kinh doanh của đơn vị cũng đạt được những kêt quả khả quan, lợi nhuận tăng trưởng tốt qua các năm. Lợi nhuận trước thuế của đơn vị năm 2015 tăng so với năm 2014 hơn 1.978 triệu đồng (#16,9%), năm 2016 tăng so với 2015 hơn 991 triệu đồng (7,2%). Với việc đạt lợi nhuận tuyệt đối hơn 14 tỷ đồng năm 2016 ACB Huế lọt vào nhóm G20 của Ngân hàng TMCP Á Châu, điều này cũng tạo tâm lý làm việc cho đội ngũ nhân viên tạo tiền đề cho một năm thắng lợi tiếp theo của ACB Huế năm 2017. Số liệu cụ thể về hoạt động kinh doanh của ACB – CN Huế từ 2014 – 2016 có thể tham khảo PHỤ LỤC 2.1

Biểu đồ 2.1. Kết quả hoạt động kịnh doanh ACB Huế 2014 - 2016 0.00 5,000.00 10,000.00 15,000.00 20,000.00 25,000.00 2014 2015 2016 TNTL TNDV TN KDNH TN KHÁC CPHĐ LNTT

Nguồn: Phòng giao dịch ngân quỹ - ACB Huế b. Tình hình khai thác và sử dụng nguồn vốn.

Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán tại ACB Huế từ 2014 - 2016

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu

2014 2015 2016 TÀI SẢN

I. Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 29,842 33,826 37,109

II. Tiền gửi tại NHNN 1,311 1,342 1,586

IV. Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD 1,867 2,254 2,359

VII. Cho vay khách hàng 236,900 288,222 391,233

X. Tài sản cố định 1,023 1,145 1,238

XI. Tài sản có khác 491,509 635,759 499,364

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 762,452 962,548 932,890 NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU

A. NỢ PHẢI TRẢ 750,546 949,573 918,726

I. Tiền gửi của KBNN và các TCTD khác 1 0 2

III. Tiền gửi của khách hàng 593,516 425,595 347,035 VI. Phát hành giấy tờ có giá 117,652 480,181 452,977

VII. Các khoản nợ khác 39,377 43,797 118,712

B. VỐN VÀ CÁC QUỸ 11,905 12,976 14,164

5. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 11,905 12,976 14,164 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 762,452 962,549 932,889 Nguồn: Phòng giao dịch và ngân quỹ - ACB Huế

Bảng cân đối kế toán thể hiện toàn bộ các hoạt động của đơn vị liên quan đến toàn bộ quá trình khai thác và sử dụng nguồn vốn, đầu tư tài sản sao cho có hiệu quả nhất. Bảng 2.2 thể hiện đầy đủ và rõ ràng bảng cân đối kế toán của đơn vị từ 2014 đến 2016. Theo bảng này các khoản cho vay các tổ chức cá nhân chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản có của đơn vị (năm 2014 – 2016 tỷ lệ tương ứng là 31%, 30% và 42%), khoản mục này cũng mang lại thu nhập tương đối lớn cho đơn vị. Trong phần tài sản khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất là các khoản điều chuyển nội bộ (năm 2014 – 2016 tỷ lệ tương ứng là 64%, 66% và 53%), nguyên nhân là ACB quản lý quỹ theo nguyên tắc tập trung, các đơn vị huy động được vốn phải bán lại cho Hội Sở ACB, khi nào có nhu cầu sử dụng vốn phải mua lại vốn từ Hội Sở, theo nguyên tắc này ACB – CN Huế bán vốn lại cho Hội Sở phần vốn mình huy động được nên khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn. Nhờ áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung nên ACB luôn đảm bảo khả năng thanh khoản tốt và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, tận dụng tối đa các nguồn lực hiện có để đảm bảo hiệu quả kinh doanh tối đa, một hạn chế của phương pháp này là có sự chênh lệch giữa giá mua – bán vốn giữa KPP và Hội sở tuy nhiên Khối ngân quỹ luôn đưa ra mức giá phù hợp nhất trong từng thời kỳ để đảm bảo hiệu quả nhất của các bên. Tiền mặt, vàng bạc đá quý tại đơn vị là các khoản đầu tư và tồn cuối ngày. Nhìn chung, các khoản mục trong phần tài sản của đơn vị đều có sự tăng trưởng qua các năm, thể hiện hoạt động hiệu quả của đơn vị.

Trong phần tài sản một bộ phận nữa cũng chiếm tỷ trọng rất lớn là bộ phận tài sản“Có” khác, bộ phận này là tập hợp của các khoản mục chi tiết nhỏ khác như: các khoản đầu tư, góp vốn với các ngân hàng khác, đầu tư tài chính, cho thuê tài chính...thể hiện sự đa dạng về lĩnh vực hoạt động của chi nhánh.

Nguồn vốn hoạt động chủ yếu của đơn vị là tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá, hai khoản mục này chiếm

hơn 90% tổng nguồn vốn hoạt động của đơn vị, các khoản mục này có sự tăng trưởng tốt qua các năm. Nguồn vốn này chủ yếu là huy động tiền gửi tiết kiệm từ dân cư, phát hành chứng chỉ VND, vàng, ngoại tệ của đơn vị. Có được kết quả này là do ACB đã xây dựng được đội ngũ bán hàng có chuyên môn tốt và nhiệt tình hăng say trong công việc.

Vốn chủ sở hữu của chi nhánh chiểm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt động (<5%), chủ yếu là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Cơ chế của ACB là vốn chủ sở hữu tập trung tại Hội Sở, chỉ có Hội sở là đơn vị duy nhất quản lý và khai thác nguồn vốn này, chi nhánh chỉ là kênh tiếp nhận.

Tình hình hoạt động của đơn vị tương đối tốt, khả năng khai thác và sử dụng nguồn vốn hiệu quả.

Nhìn chung tất cả các khoản mục trong bảng cân đối kế toán năm sau đều tăng so với năm trước, đây là dấu hiệu thể hiện sự phát triển của Chi nhánh qua các thời kỳ, thể hiện sự phát triển đúng hướng của Chi nhánh. 2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU CHI NHÁNH HUẾ (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)