Tưởng cơ bản để phòng ngừa rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU CHI NHÁNH HUẾ (Trang 96 - 97)

Qua quá trình phân tích và tìm hiểu nguyên nhân cũng như các biện pháp quản lý rủi ro cho vay, ta cũng thấy được một số vấn đề cơ bản của quản trị rủi ro cho vay. Trên cơ sở đó để phòng ngừa rủi ro tín dụng phải xây dựng dựa theo các ý tưởng sau:

- Sàng lọc và giám sát: Phải sàng lọc và giám sát một cách chặt chẽ để đảm bảo chất lượng của món vay. Sàng lọc khách hàng để xác định đối tượng khách hàng chính mà ngân hàng muốn hướng kinh doanh của mình vào. Giám sát là việc rất quan trọng trong việc cấp tín dụng cho khách hàng có như thế mới đảm bảo được khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích và thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng theo hợp đồng đã ký kết với ngân hàng.

- Quan hệ khách hàng dài hạn: Thực hiện tốt quan hệ này sẽ tạo được nhiều thuận lợi trong hoạt động cho cả ngân hàng và khách hàng. Quan hệ dài hạn với khách hàng tạo điều kiện để tích lũy thông tin từ khách hàng tạo nhiều thuận lợi cho việc thẩm định khách hàng cho những lần quan hệ về sau. Việc quan hệ với khách hàng thực hiện theo nguyên tắc “quan hệ thật sâu và thật lâu” tận dụng tối đa khai thác các dịch vụ tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển.

- Thế chấp và số dư bù: Đây là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động cho vay của ngân hàng, vừa đảm bảo khả năng thu hồi nợ của ngân hàng mặt khác tạo tâm lý trả nợ của khách hàng buộc họ làm ăn hiệu quả để trả nợ cho ngân hàng. Một số trường hợp ngân hàng bắt buộc khách hàng phải có một số dư nhất định trên tài khoản (tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng số tiền vay của khách hàng) để đảm bảo khả năng chi trả của khách hàng.

- Hạn chế tín dụng: Đối với ngân hàng thì cho vay càng nhiều càng tốt, tuy nhiên trong một số trường hợp không cho vay thì tốt hơn vì như thế sẽ đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng.

- Hạn chế mức cho vay: Đối với từng nhóm khách hàng chi nhánh nên áp dụng một hạn mức tín dụng khác nhau, không nên cho vay vơi tỷ lệ quá cao so với tài sản đảm bảo vì như thế sẽ khuyến khích khách hàng không trả nợ.

Mọi biện pháp để quản trị rủi ro cho vay đều xuất phát từ những ý tưởng này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU CHI NHÁNH HUẾ (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)