Những khó khăn và thách thức đối với Chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU CHI NHÁNH HUẾ (Trang 93 - 96)

3.1.2.1. Đối với Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Huế

Bên cạnh những thuận lợi nói trên, Chi nhánh cũng gặp những khó khăn nhất định:

- Thừa Thiên Huế là một tỉnh không lớn nhưng hiện tại có rất nhiều Chi nhánh ngân hàng mở ra trên dịa bàn tỉnh. Vì vậy, việc cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt. Trong đó, các NHTM Quốc doanh đã có thời gian hoạt động lâu dài với lượng khách hàng truyền thống lớn là một trong những khó khăn cho Ngân hàng khi triển khai các hoạt động dịch vụ Ngân hàng.

- Bên cạnh đó, tâm lý người dân Huế cũng khá e dè với các NHTM ngoài Quốc doanh nên việc tìm kiếm, thuyết phục, lôi kéo các khách hàng gặp nhiều khó khăn.

- Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực của chi nhánh còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng nhanh của Chi nhánh.

- Hệ thông thông tin quản trị điều hành (EIS) chưa đáp ứng đầy đủ thông tin cho công tác điều hành.

- Các hình thức động viên, khen thưởng nhân viên chưa đáp ứng được kịp thời do chưa có một chế độ rõ ràng từ Hội sở.

- Các năm gần đây các NHTM liên tục mở rộng mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch trên địa bàn tỉnh TT Huế, do đó tính cạnh tranh ngày càng gia tăng.

- Cơ sở hạ tầng tại Chi nhánh chưa tương xứng với tiềm lực và chưa đảm bảo điều kiện để mở rộng hoạt động.

3.1.2.2. Đối với hoạt động tín dụng

Bên cạnh những thuận lợi nói trên, Chi nhánh cũng gặp phải những khó khăn nhất định trong hoạt động tín dụng:

- Tại chi nhánh, nhiều nhân viên tín dụng còn trẻ, chưa có kinh nghiệm làm việc trong một số lĩnh vực nên nhiều khi họ gặp khó khăn trong giải quyết các vấn đề phát sinh. Do đó, họ phải thường gọi vào Hội sở để được tư vấn nên lãng phí nhiều thời gian.

- Hạn mức phán quyết của Ban Tín Dụng Chi nhánh còn thấp (≤ 2 tỷ đồng và một số quy định ngoại lệ khác).

- Địa bàn Huế không lớn, Chi nhánh lại ra đời muộn nên việc cạnh tranh khá khó khăn. Bên cạnh đó các ngân hàng khác với uy tín sẵn có nên việc lôi kéo khách hàng gặp nhiều khó khăn.

- Lãi suất cho vay của Chi nhánh so với các NHTM cổ phần khác trên địa bàn tỉnh còn cao (đặc biệt giai đoạn đầu năm 2014 đến cuối năm 2015).

Lãi suất ở Chi nhánh do Hội sở quy định, có cho phép điều chỉnh một biên độ nhất định tuy nhiên vẫn không đảm bảo được tính cạnh tranh về lãi suất so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.

- Trong mảng tín dụng, các sản phẩm liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu Chi nhánh vẫn chưa khai thác được nhiều vì đa số khách hàng thường tìm đến ngân hàng Ngoại thương.

3.2. Định hướng hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Huế

Theo định hướng chiến lược 2016 – 2020 Ngân hàng TMCP Á Châu xây dựng “là một trong 4 NHTM hàng đầu ở Việt Nam về quy mô, hiệu quả và an toàn”. Với định hướng tiếp tục giữ vị thế dẫn đầu trong hệ thống NHTM Cổ phần tại Việt Nam, rút ngắn khoảng cách về quy mô với các NHTM Nhà nước, ACB đã xây dựng kế hoạch phát triển với các chỉ số tăng trưởng cao về tổng tài sản, huy động vốn, dư nợ tín dụng...gấp đôi so

với tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành. Bên cạnh yếu tố tăng trưởng, ACB cũng rất chú trọng đến vấn đề ổn định, an toàn và hiệu quả trong hoạt động. Ngân hàng đang hướng dần công tác quản trị và điều hành theo các chuẩn mực quốc tế. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng hoàn toàn phù hợp với định hướng của toàn ngành ngân hàng, sẵn sàng cho thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Để hoàn thành mục tiêu chung của ngôi nhà ACB Hội đồng quản trị đã đưa ra chiến lược cụ thể cho từng đối tượng khách hàng như sau:

- Chiến lược khách hàng cá nhân: giá trị đối với khách hàng “là đối tác tin cậy cung cấp các bó sản phẩm giao dịch tiện lợi và chất lượng vượt trội phục vụ các nhu cầu tài chính suốt đời của các cá nhân”.

- Chiến lược khách hàng doanh nghiệp: giá trị đem lại cho khách hàng “được các khách hàng doanh nghiệp mục tiêu chọn là ngân hàng chính nhờ dịch vụ và các bó giải pháp tài chính được đạt chế một cách phù hợp cho từng nhóm khách hàng”.

Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Huế là một chi nhánh của Ngân hàng TMCP Á Châu, trước hết mọi định hướng về hoạt động phải tuân theo như mục tiêu và định hướng mà Hội sở ACB đã đặt ra. Trên cơ sở mục tiêu và định hướng chung đó Chi nhánh cũng cần có những mục tiêu và định hướng của riêng mình sao cho phù hợp với tình hình và đặc điểm riêng của Chi nhánh và địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tăng cường công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên, tạo lập một đội ngủ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của Chi nhánh.

Đây mới chỉ là một trong số các mục tiêu ngắn hạn mà Chi nhánh phải đạt được trong năm 2017, để thực hiện được những mục tiêu này Chi nhánh phải không ngừng mở rộng quan hệ khách hàng, tiếp cận, lôi kéo khách hàng về với Chi nhánh. Trong điều kiện đầu năm 2017 lãi suất cho vay có

dấu hiệu giảm và ACB xếp vào ngân hàng nhóm 1 được phép tăng trưởng tín dụng 15% - 17%, trong khi các ngân hàng khác trên địa bàn hạn chế cho vay thì đây là cơ hội cho ACB – CN Huế tăng được DSCV, tuy nhiên mở rộng cho vay phải chú ý đến tính an toàn và hiệu quả hoạt động.

Mục tiêu dài hạn của ACB đến năm 2020 là trở thành Ngân hàng Thương Mại lớn thứ tư, Chi nhánh là một phần trong kế hoạch đó, để làm được điều này đòi hỏi phải có những chuẩn bị tích cực từ bây giờ và phải có một lộ trình bước đi thích hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU CHI NHÁNH HUẾ (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)