Trích lập dự phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU CHI NHÁNH HUẾ (Trang 72)

Quỹ dự phòng rủi ro sẽ tạo ra nguồn bù đắp tổn thất cho ngân hàng khi có rủi ro xảy ra.Vì vậy, lập quỹ dự phòng rủi ro được coi là một trong những biện pháp quan trọng tăng khả năng chống đỡ rủi ro cho Ngân hàng, giúp Ngân hàng có thể ổn định và phát triển được hoạt động kinh doanh trong trường hợp có rủi ro xảy ra.

Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí của đơn vị. Dự phòng rủi ro bao gồm: dự phòng chung và dự phòng cụ thể [ 10, Điều

2, khoản 1]

- Dự phòng cụ thể được trích lập theo quy định của Quyết định 493 của NHNN, tại Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Huế việc trích lập DPRR cụ thể được tính chi tiết cho từng món vay bị chuyển nhóm.

- Dự phòng chung tại NHTM Cổ phần Á Châu – CN Huế trích lập theo quy định của Quyết định 493 : trích lập 0,75% dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4

Mức trích lập dự phòng tại chi nhánh được tổng hợp như sau: Bảng 2.7 Tỷ lệ trích lập dự phòng tại ACB Huế từ 2014 – 2016

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2014 2015 2016

Trích lập dự phòng 2,997 3,261 3,475

- Dự phòng cụ thể 197 112 89

- Dự phòng chung 2,800 3,149 3,386

Nguồn:Phòng hỗ trợ tín dụng –ACB Huế Áp dụng lãi suất nợ quá hạn:

Thu nợ gốc và nợ lãi đúng hạn và đầy đủ là một trong những nội dung quan trọng trong việc quản lý rủi ro tín dụng. Để quản lý tốt vấn đề này đòi hỏi Chi nhánh phải có những biện pháp thật sự hiệu quả, tại ACB – CN Huế đã có những biện pháp để thực hiện vấn đề này như theo dõi kế hoạch trả nợ của khách hàng để nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, trong một số trường hợp không thể nhắc nhở cho khách hàng bằng điện thoại thì nhân viên phụ trách món vay đó phải gửi thư thông báo hoặc trực tiếp đến nhà để thông báo. Ngoài ra, đối với một số khách hàng cố ý không trả nợ đúng hạn và đầy đủ thì Chi nhánh có những biện pháp cương quyết hơn để buộc họ trả đúng hạn. Một trong những biện pháp hàng đầu trong việc này là áp dụng lãi suất NQH đối với các món vay bị chuyển NQH theo quy định của NHNN và

của ACB. Việc áp dụng lãi suất NQH được quy định như PHỤ LỤC 2.2 2.2.4. Đo lường rủi ro và tài trợ rủi ro

Đo lường được rủi ro tín dụng để có các biện pháp quản lý và xử lý là công việc rất quan trọng trong quản lý rủi ro tín dụng của các TCTD, chỉ tiêu có thể thấy được rất rỏ trong đo lường rủi ro tín dụng là nợ quá hạn, nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ.

2.2.4.1. Nợ quá hạn – Nợ xấu

Bảng 2.8: Tình hình nợ quá hạn tại ACB Huế từ 2014 – 2016

ĐVT: triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

2015/2014 2016/2015

SL % SL %

1. Theo đối tượng 1,080 904 753 -176 -19,5% -151 -16,7%

KHCN 780 604 603 -176 -29,1% -1 -0,2% - Cá nhân 780 604 603 -176 -29,1% -1 -0,2% - DNTN 0 0 0 0 0 KHDN ( Cty) 300 300 150 0 -150 -50,0% 2. Theo ngành nghề 1,080 904 753 -176 -19,5% -151 -16,7% Thuơng nghiệp 433 687 404 254 37,0% -283 -41,2% SHTD 647 217 349 -430 - 198,2% 132 60,8% 3.Theo thời hạn 1,080 904 753 -176 -19,5% -151 -16,7% Ngắn hạn 649 550 350 -99 -18,0% -200 -36,4% Trung dài hạn 431 354 403 -77 -21,8% 49 13,8% 4.Theo TSDB( cá nhân) 1,080 904 753 -176 -19,5% -151 -16,7% Có TSĐB 1,038 862 704 -176 -20,4% -158 -18,3% Không có TSĐB 42 42 49 0 7 16,7%

Nguồn: Bộ phận hỗ trợ tín dụng – ACB Huế

Nợ quá hạn là biểu hiên rõ nét nhất của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ quá hạn đồng nghĩa với khoản vay của ngân hàng đã gặp phải rủi ro. Ngân hàng cần phải tìm ra đâu là nguyên nhân dẫn đến việc phát sinh NQH, đồng thời phải tìm ra giải pháp để khắc phục nhằm giảm thiểu đến

mức thấp nhất khoản NQH này. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản trị rủi ro cho vay của ngân hàng, để đánh giá công tác quản trị rủi ro trong cho vay như thế nào người ta hường nhìn vào tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng đó. Bảng 2.7 thể hiện cụ thể tình hình NQH tại ACB Huế từ 2014 đến 2016 theo đối tượng khách hàng, theo ngành nghề, theo kỳ hạn và theo biện pháp bảo đảm. Theo đó nếu xét theo đối tượng khách hàng NQH phát sinh đối với KHCN đặt biệt là cá nhân chiếm tỷ trọng lớn (#72,22%). Theo ngành nghề thì NQH thường tập trung vào lĩnh vực thương nghiệp và sinh hoạt tiêu dung. Theo kỳ hạn tỷ lệ NQH phân bổ đều ở ngắn hạn và trung dài hạn. Theo biện pháp bảo đảm NQH chiếm tỷ lệ lớn ở biện pháp có TSBĐ do tỷ lệ cho vay có TSBĐ chiếm tỷ lệ gần như 100% tại chi nhánh. Nhìn chung NQH tại đơn vị có xu hướng giảm qua các năm do tại chi nhánh có biện pháp hạn chế tuyệt đối phát sinh thêm NQH và các khoản nợ từ các năm trước đang có kế hoạch giải quyết dứt điểm.

Bảng 2.9: Tình hình nợ xấu tại ACB Huế từ 2014 – 2016

ĐVT: triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

2015/2014 2016/2015

SL % SL %

1.Theo đối tượng 707 700 711 -7 -1,0% 11 1,6%

KHCN 407 400 561 -7 -1,7% 161 40,3% -Cá nhân 407 400 561 -7 -1,7% 161 40,3% -DNTN 0 0 0 0 0 KHDN 300 300 150 0 0,0% -150 -50,0% 2.Theo kỳ hạn 707 700 711 -7 -1,0% 11 1,6% Ngắn hạn 449 533 350 84 18,7% -183 -34,3% Trung dài hạn 258 167 361 -91 -35,3% 194 116,2%

Bảng 2.9 thể hiện tình hình nợ xấu của ACB Huế từ 2014 – 2016 chia theo đối tượng khách hàng và theo kỳ hạn. Nếu phân tích theo đối tượng khách hàng tỷ lệ nợ xấu của KHCN chiếm tỷ lệ lớn hơn KHDN. Nợ xấu ở KHCN chủ yếu là của trường hợp khách hàng Trần Hữu Minh, đối với trường hợp này phát sinh nợ xấu từ 2014 tuy nhiên đến cuối năm 2016 vẫn chưa giải quyết được do có sự tranh chấp đất đai giữa các anh em trong gia đình, trong khi bên bảo lãnh là bố mẹ ruột đã qua đời nên chưa giải quyết dứt điểm được. Đối với KHDN là trường hợp của Công ty TNHH Nguyễn Văn, phát sinh nợ xấu từ tháng 3/2009, hiện tại đã có kết quả xử lý của tòa án nhưng khách hàng có thiện chí trả nợ nên đơn vị tạo điều kiện cho khách hàng trả và đến cuối năm 2016 khách hàng đã trả được 50% dư nợ xấu tại ACB. Nếu phân tích theo kỳ hạn nợ xấu trong ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn hơn trung dài hạn, bao gồm các khoản vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh nhưng do gặp khó khăn trong kinh doanh nên khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn.

2.2.4.2. Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ - Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ

= * 100 Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2014: 0,46% Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2015: 0,31% Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2016: 0,19%

Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tại ACB Huế từ 2014 – 2016 Năm

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

1. Tỷ lệ NQH/Tổng dư nợ 0,46% 0,31% 0,19%

2. Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 0,30% 0,24% 0,18%

Nguồn: Bộ phận hỗ trợ tín dụng – ACB Huế Nợ quá hạn

Tổng dư nợ Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ này cũng có thể chấp nhận được so với tình hình dư nợ của Chi nhánh và so sánh với các Chi nhánh của các ngân hàng khác trên địa bàn, tỷ lệ NQH tại đơn vị theo số liệu báo cáo liên tục giảm qua các năm, năm 2014 là 0,46% đến năm 2015 là 0,31% và năm 2016 là 0,19%, trong khi đó tỷ lệ NQH tại đơn vị có thể chấp nhận là 0,50%. Có được tỷ lệ NQH thấp như thế là nhờ vào sự nỗ lực trong công tác thu nợ, xử lý và thu hồi nợ của nhân viên tín dụng, nhân viên phụ trách món vay nào phải theo dõi nghĩa vụ trả nợ của khách hàng để đôn đốc, nhắc nhở họ trả nợ đúng hạn. Nhìn chung tỷ lệ NQH theo số báo cáo của đơn vị như vậy là cực kỳ tốt, tuy nhiên theo đánh giá của người viết tỷ lệ NQH thực tế của đơn vị cao hơn nhiều do tình trạng đảo nợ các món vay đến hạn và đáo nợ các khoản nợ quá hạn cuối năm để duy trì được tỷ lệ NQH cho phép.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của TCTD

Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ năm 2014: 0,30% Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ năm 2015: 0,24% Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ năm 2016: 0,18%

Nếu so sánh với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn thì tỷ lệ này có thể gọi là nhỏ và có thể chấp nhận được.(theo Quyết định 493 tỷ lệ này từ 2-5% là tỷ lệ có thể chấp nhận được)

Xây dựng mô hình dự báo rủi ro trước khi cấp tín dụng:

Xuất phát từ hai đặc tính của rủi ro:

- Thứ nhất, là biên độ rủi ro, đó là sự thiệt hại từ rủi ro gây ra ở mức độ nào

- Thứ hai, là tần số xuất hiện của rủi ro nhiều hay ít

Do đó, nhận dạng rủi ro cho vay tuy là bước rất quan trọng và không thể thiếu nhưng đó mới chỉ là bước khởi đầu của nội dung quản trị rủi ro. Vấn đề là sau khi đã nhận dạng những rủi ro thì phải tiến hành định lượng

(đo lường rủi ro) để xem rủi ro đó tập trung chủ yếu vào những rủi ro nào, loại rủi ro nào gây ra mức độ tổn thất lớn nhất, loại nào yếu nhất, loại rủi ro nào xuất hiện nhiều nhất, loại rủi ro nào tần số xuất hiện ít để có những biện pháp kiểm soát phù hợp.

Vậy đo lường rủi ro cho vay là việc xác định xác suất rủi ro cho vay và mức độ tổn thất trên cơ sở căn cứ vào những thông tin khách hàng cung cấp và những thông tin mà nhân viên ngân hàng tìm hiểu được trong quá trình tìm hiểu thu thập và tổng hợp thông tin để quyết định cho vay.

Hiện nay trên thực tế có nhiều phưong pháp được sử dụng trong việc đo lường rủi ro tín dụng, tuy nhiên chưa ai khẳng định phương pháp nào là hoàn toàn đúng và chính xác nhất. Trong phần này chúng ta nghiên cứu một phương pháp hay được sử dụng để đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay là sử dụng hệ thống tính điểm tín dụng. Ngày nay rất nhiều ngân hàng sử dụng hệ thống tính điểm tín dụng để đánh giá đơn xin vay của khách hàng. Hệ thống tính điểm tín dụng thường dựa trên cơ sở các mô hình đặc biệt hoặc một số kỹ thuật có liên quan...trong đó một vài biến số sẽ được kết hợp lại để đánh giá về điểm số cho mỗi lá đơn. Cơ sở lý luận của hệ thống này là ngân hàng có thể định dạng được các yếu tố về tài chính, kinh tế và động cơ của khách hàng để tách riêng các khoản vay loại tốt và loại tồi thông qua việc quan sát, thu thập và tổng kết từ số đông những khách hàng đã từng vay nợ từ trước tới nay. Hơn nữa ngân hàng giả định rằng các yếu tố tài chính và các yếu tố khác mà trước đây đã tạo ra sự khác biệt giữa những khoản tín dụng tốt và những khoản chất lượng tồi vẫn có thể được áp dụng trong tương lai, với tỷ lệ sai sót rất nhỏ. Rõ ràng là các giả định ngầm này có thể sai sót nếu nền kinh tế hoặc các yếu tố khác thay đổi đột ngột. Và đây là lý do khiến cho hệ thống tính điểm này thường xuyên được kiểm tra lại. Các yếu tố sử dụng để tính điểm trong hệ thống tính điểm tín dụng được mô tả theo PHỤ LỤC 2.3 và PHỤ LỤC 2.4

Bên cạnh đó ngân hàng còn sử dụng hệ thống các chỉ số để đo lường mức độ rủi ro, các chỉ số thường được sử dụng là:

- Tỷ số giữa giá trị các khoản nợ quá hạn so với tổng dư nợ cho vay; - Tỷ số giữa giá trị các khoản nợ xấu so với tổng dư nợ;

- Tỷ số giữa phân bổ dự phòng tổn thất cho vay hàng năm so với tổng dư nợ cho vay.

Trong đó “Nợ quá hạn” là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quán hạn.

Tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Huế áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng bằng chương trình Scoring. Chi tiết các thông tin sử dụng trong chương trình này được mô tả theo PHỤ LỤC 2.5 (áp dụng đối với khách hàng doanh nghiệp).

2.2.4.3. Tài trợ rủi ro tín dụng

Khi rủi ro xảy ra có hai nguồn tài trợ chủ yếu như sau: Tự khắc phục, chuyển giao rủi ro.

Chuyển giao rủi ro bằng cách áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro như: Hợp đồng quyền tín dụng, bán nợ, chứng khoán hóa...Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay thị truờng tài chính chưa phát triển nên việc áp dụng các công cụ này còn gặp nhiều hạn chế nên chưa thể áp dụng được. Do đó, nguồn tài trợ chủ yếu vẫn là tự khắc phục.

Để tự khắc phục rủi ro có hai nguồn quan trọng mà ngân hàng có thể sử dụng là quỹ dự phòng rủi ro và tài sản mà khách hàng cầm cố, thế chấp để vay vốn, trình tự sử dụng các nguồn này để xử lý rủi ro tín dụng được quy định như sau:

Thứ nhất, sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro tín dụng đối với khoản nợ đó.

Thứ hai, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ: Tổ chức tín dụng phải khẩn trương tiến hành việc phát mại tài sản bảo đảm theo thoả thuận

với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.

Thứ ba, trường hợp phát mại tài sản không đủ bù đắp cho rủi ro tín dụng của khoản nợ thì được sử dụng dự phòng chung để xử lý đủ.

Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng được thực hiện theo nguyên tắc sau:

Trường hợp sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng.

- Khách hàng là tổ chức doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo luật định của pháp luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích;

- Các khoản nợ thuộc nhóm 5;

- Việc xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý do Hội đồng xử lý rủi ro quyết định.

Nguyên tắc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng.

- Sử dụng dự phòng cụ thể của khoản nợ để xử lý rủi ro tín dụng cho khoản nợ đó;

- Chỉ xử lý rủi ro tín dụng trong phạm vi dư nợ vốn gốc còn lại của khoản nợ tính đến ngày đề nghị xử lý rủi ro tín dụng;

- Các đơn vị khẩn trương tiến hành phát mại tài sản bảo đảm và các biện pháp xử lý nợ khác theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ;

- Trong trường hợp phát mại tài sản bảo đảm không đủ bù đắp cho rủi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU CHI NHÁNH HUẾ (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)