Công tác quản lý thu nợ, dư nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU CHI NHÁNH HUẾ (Trang 58 - 72)

2.2.2.1. Công tác quản lý thu nợ

Hoạt động của ngân hàng là đi vay để cho vay nên nguồn vốn phải không ngừng được bảo toàn và phát triển, nếu có một khoản cho vay nào không thu hồi được không những gây ra thiệt hại cho ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của ngân hàng. Vì vậy, công tác thu hồi nợ

(đúng hạn và đầy đủ) được ngân hàng đặt lên hàng đầu, nếu cho vay nhiều mà không thu hồi được nợ thì đây quả là một điều tồi tệ trong hoạt động tín dụng ngân hàng.

Doanh số thu nợ phản ánh số tiền mà ngân hàng thu được từ những khách hàng đã vay vốn ngân hàng trong một thời gian nhất định. DSTN năm 2011 là hơn 1.384 tỷ đồng, năm 2015 là hơn 386 tỷ đồng giảm so với năm 2014 là 996 tỷ đồng (#72,1%), năm 2016 là hơn 761 tỷ đồng tăng so với năm 2015 là hơn 375 tỷ đồng (#97,3%). DSTN biến động mạnh qua các năm không phải là do dư nợ giảm hay chi nhánh không thu được nợ để nợ quá hạn mà do vòng quay vốn của khách hàng trong năm đó là chủ yếu, khách hàng đến hạn trong năm đó phải thanh toán cho ngân hàng hoặc các khoản vay bổ sung vốn lưu động khách hàng trả trước khi các hợp đồng kinh tế thu được tiền. Đặc biệt các khoản đến hạn phải thu đơn vị cơ bản thu được, đây là kết quả sự nỗ lực của nhân viên ngân hàng trong việc nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình. Cho vay là hoạt động cần thiết cho sự phát triển của đơn vị, tuy nhiên sau khi cho vay có thu được nợ không là vấn đề còn quan trọng hơn

nhiều trong hoạt động tín dụng của bất kỳ một Ngân hàng nào.

2.2.2.2. Công tác quản lý dư nợ

Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Chỉ tiêu này đuợc sử dụng nhiều khi so sánh các ngân hàng với nhau hay được dùng để đánh giá việc hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra, dùng để so sánh với việc nhân viên tín dụng có hoàn thành được chỉ tiêu hay không. Các nhà lãnh đạo Ngân hàng thường đánh giá mức độ sinh lợi trên cơ sở dư nợ thực tế chứ không phải doanh số cho vay. Dư nợ bình quân còn là chỉ tiêu thể hiện chất lượng tín dụng.

Một chỉ tiêu cũng rất quan trọng khi đánh giá dư nợ là tốc độ tăng trưởng tín dụng trong từng thời kỳ nhất định.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng:

= * 100 Tổng dự nợ của đơn vị năm 2015 là hơn 288 tỷ đồng tăng so với năm

2014 là 51 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng hơn 21,7%; năm 2016 là hơn 391 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2015 là hơn 103 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng hơn 35,7%. Tỷ lệ tăng trưởng này cũng phần nào thể hiện được hoạt động tín dụng ngân hàng trong từng thời kỳ kinh tế nhất định. Tuy nhiên, với tiềm lực của ACB và chỉ tiêu đặt ra từ đầu năm các con số này vẫn chưa đạt được như mong muốn.

Để tìm hiểu kỹ hơn về dư nợ tại ACB Huế để qua đó thấy được công tác quản lý rủi ro tín dụng, chúng ta phân tích dư nợ của đơn vị theo đối tượng khách hàng, theo kỳ hạn và theo lĩnh vực kinh tế. Cụ thể như sau:

Tốc độ tăng trưởng tín dụng (%)

Dư nợ cho vay kỳ này Dư nợ cho vay kỳ trước Dư nợ cho vay kỳ trước

a.Dư nợ theo đối tượng khách hàng và kỳ hạn

Bảng 2.4: Dư nợ theo đối tượng khách hàng và kỳ hạn tại ACB Huế 2014 – 2016

ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 SL % SL % 1.Theo đối tượng 236,900 288,222 391,233 51,322 21.7% 103,011 35.7% KHCN 166,610 194,227 217,223 27,617 16.6% 22,996 11.8% -Cá nhân 115,236 142,363 158,751 27,127 23.5% 16,388 11.5% -DNTN 51,374 51,864 58,472 490 1.0% 6,608 12.7% KHDN (Cty) 70,290 93,995 174,010 23,705 33.7% 80,015 85.1% 2.Theo kỳ hạn 236,900 288,222 391,233 51,322 21.7% 103,011 35.7% -Ngắn hạn 107,300 152,668 204,088 45,368 42.3% 51,420 33.7% -Trung dài hạn 129,600 135,554 187,145 5,954 4.6% 51,591 38.1%

Nguồn: Bộ phận hỗ trợ tín dụng – ACB Huế

Bảng 2.4 thể hiện dư nợ của ACB Chi nhánh Huế theo đối tượng khách hàng và theo kỳ hạn, theo đó đối tượng khách hàng của chi nhánh chia thành KHCN và KHDN, theo kỳ hạn chia thành ngắn hạn và trung dài hạn.

Theo đối tượng khách hàng tại chi nhánh chia thành 2 nhóm là KHCN và KHDN, trong đó khách hàng cá nhân chia thành cá nhân và DNTN. Dư nợ theo đối tượng KHCN tại đơn vị luôn chiếm tỷ lệ cao hơn KHDN, năm 2014 tỷ lệ dư nợ KHCN/tổng dư nợ là 70,33% năm 2015 là 67,39% và năm 2016 là 55,52%. Dư nợ của đối tượng khách hàng là DNTN chiểm tỷ lệ nhỏ hơn khách hàng cá nhân bình quân ở mức 36%, riêng năm 2014 là khoảng 45%. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ KHCN qua các năm lần lượt là

16,6% và 11,8%, tốc độ này là vừa phải và ở mức chung của hệ thống. Dư nợ theo đối tượng KHDN chiểm tỷ lệ nhỏ hơn KHCN do quy mô KHDN ở Huế còn hạn chế và đa số các doanh nghiệp lớn là khách hàng của các ngân hàng thương mại nhà nước, bên cạnh đó bộ phận KHDN ở Huế mới tách ra từ đầu năm 2014 nên chưa khai thác được nhiều khách hàng. Tốc độ tăng trưởng dư nợ của đối tượng KHND tại ACB Huế luôn ở mức cao trong năm 2015 (33,7%) và 2011 (85,1%). Có sự tăng trưởng lớn dư nợ ở đối tượng KHDN là do đầu năm 2014 BP KHDN được thành lập với nhiệm vụ là khai thác hiệu quả hơn đối tượng khách hàng của mình và tăng trưởng lớn và dư nợ. Năm 2016 có sự tăng trưởng đột biến là do BP KHDN tập trung tiếp thị chào bán sản phẩm đến với khách hàng, kết quả là đơn vị có 2 dự án làm khách sạn lớn giải ngân trong năm, phát triển đối tượng đối tượng khách hàng theo chiều rộng, nguyên nhân nữa là do một số đối tượng khách hàng là DNTN sau khi phát triển về quy mô thành lập công ty. Thực ra trong năm 2016 đối tượng khách hàng DNTN đã chuyển sang cho bộ phận KHDN quản lý, tuy nhiên để dễ phân tích liền mạch trong 3 năm nên người viết vẫn để đối tượng DNTN vào KHCN.

Nếu phân tích dư nợ theo kỳ hạn tại đơn vị chia thành dư nợ cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, ngắn hạn bao gồm các khoản cho vay có thời hạn đến 12 tháng và trung dài hạn có thời hạn vay từ 12 tháng trở lên. Dư nợ ngắn hạn tăng trưởng nhanh qua các năm, năm 2015 là 42,3% và năm 2016 la 33,7%, dư nợ ngắn hạn bao gồm các lĩnh vực có sử dụng vốn ngắn hạn bổ sung vốn kinh doanh. Tại đơn vị dư nợ cho vay ngắn hạn bao gồm các tổ chức cá nhân hoạt động các lĩnh vực thương mại, sản xuất kinh doanh, một phần trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn…Dư nợ cho vay trung dài hạn chủ yếu dùng đầu tư tài sản cố định trong các lĩnh vực nhà hàng khách sạn, kinh doanh BĐS, đầu tư nhà xưởng sản xuất kinh doanh…trong đó đầu tư vào nhà hàng khách sạn chiếm tỷ trọng lớn nhât. Dư nợ cho vay

ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn trung hạn nhưng không chênh lệch quá lớn, chỉ dao động ở mức 55% so với 45%.

Nhìn chung dư nợ theo đối tượng khách hàng và kỳ hạn có sự tăng trưởng tốt qua các năm, đảm bảo kế hoạch hoạt động của đơn vị trong từng giai đoạn nhất định.

b.Dư nợ theo lĩnh vực kinh tế

Bảng 2.5: Dư nợ theo lĩnh vực kinh tế tại ACB Huế từ 2014 – 2016

ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 SL % SL % 1.Công nghiệp chế biến 3,762 2,199 7,273 -1,563 -41.5% 5,074 230.7% 2.Xây dựng 10,778 10,812 19,107 34 0.3% 8,295 76.7% 3.Thương nghiệp 59,813 65,080 132,776 5,267 8.8% 67,696 104.0% 4.Hoạt động KS nhà hàng 49,049 50,110 85,510 1,061 2.2% 35,400 70.6% 5.Vận tải 1,633 598 3,990 -1,035 -63.4% 3,392 567.2% 6.SX khí đốt 150 89 1,770 -61 1,681 1888.8%

7.Nông lâm ngư

nghiệp 0 600 1,300 600 700

8.Phục vụ CN,cộng

đồng 112,765 158,949 142,241 46,184 41.0% -16,708 -10.5%

Nguồn: Bộ phận hỗ trợ tín dụng – ACB Huế

Nếu phân tích dư nợ tại chi nhánh theo lĩnh vực kinh tế có thể chia ra 8 lĩnh vực cơ bản như sau: công nghiệp chế biến, xây dựng, thương nghiệp, hoạt động khách sạn nhà hàng, vận tải, sản xuất khí đốt, nông lâm ngư nghiệp, phục vụ cá nhân và cộng đồng. Việc phân chia này là theo tình hình

thực tế tại đơn vị và ý kiến chủ quản của người viết nhưng cũng phần nào thể hiện được gần như toàn bộ lĩnh vực hoạt động của khách hàng tại đơn vị. Theo đó lĩnh vực kinh tế có dư nợ lớn nhất là lĩnh vực thương nghiệp (tỷ lệ năm 2016 trong tổng dư nợ là 33,70%) bao gồm các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh buôn bán các mặt hàng: tiêu dung, công nghiệp, thực phẩm…và lĩnh vực này cũng thường phát sinh dư nợ ngắn hạn lớn hơn so với trung dài hạn. Lĩnh vực tiếp theo chiếm dư nợ lớn là hoạt động phục vụ cá nhân và công đồng (tỷ lệ năm 2011 trong tổng dư nợ là 36,10%), thực ra đây là bao gồm các lĩnh vực chung chung liên quan đến các hoạt động phục vụ dịch vụ cho cá nhân và cộng đồng như: dịch vụ du lịch, dịch vụ thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông…Nhóm ngành thứ 3 chiếm tỷ lệ dư nợ tương đối lớn là lĩnh vực kinh doanh nhà hàng khách sạn bao gồm các tổ chức cá nhân kinh doanh dịch vụ liên quan đến phục vụ nhà hàng khách sạn, tỷ lệ dư nợ của nhóm ngành này trong năm 2011 là hơn 21,70%, nguyên nhân là do Huế là thành phố du lịch dịch vụ nhà hàng khách sạn phát triển mạnh, nhóm ngành này thường phát sinh dự nợ trung dài hạn do khách hàng có nhu cầu vay vốn đầu tư tài sản cố định phục vụ hoạt động kinh doanh. Các nhóm ngành còn lại chiếm tỷ lệ dư nợ không lớn lắm bao gồm các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực như: công nghiệp chế biến, thi công xây dựng, vận tải, nông lâm ngư nghiệp, sản xuất khí đốt… đây có thể xem là một số ngành nghề ACB hạn chế phát sinh dư nợ nên tỷ lệ dư nợ thấp, một mặt cũng phù hợp với chính sách hạn chế tối đa rủi ro trong cho vay và tình hình thực tế các ngành nghề này trên thị trường chưa thực sự hiệu quả.

Một vấn đề cũng phải cần quan tâm khi phân tích tình hình dư nợ, đó là tỷ lệ dư nợ so với nguồn vốn huy động .

= * 100

2.2.2.Tình hình huy động

Bảng 2.6: Tình hình huy động tại ACB Huế từ 2014 – 2016

ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 SL % SL % 1. Theo hình thức 711,360 878,666 1,173,744 167,306 23.5% 295,078 33.6% - KKH đến 12 tháng 549,120 668,023 906,048 118,903 21.7% 238,025 35.6% - Trên 12 tháng đến 60 tháng 162,240 210,643 267,696 48,403 29.8% 57,053 27.1% - > 60 tháng 2. Theo loại hình 711,360 878,666 1,173,744 167,306 23.5% 295,078 33.6% - Tiền gửi cá nhân 433,680 600,592 837,751 166,912 38.5% 237,159 39.5% - Tiền gửi KHTN 135,720 142,292 164,221 6,572 4.8% 21,929 15.4% - Tiền gửi KH Doanh nghiệp 141,960 135,782 171,772 -6,178 -4.4% 35,990 26.5%

Nguồn: Bộ phận giao dịch và ngân quỹ Nguồn vốn huy động

Tỷ lệ dư nợ so với nguồn vốn huy động

Tỷ lệ dự nợ so với nguồn vốn huy động 2014: 33,3% Tỷ lệ dự nợ so với nguồn vốn huy động 2015: 32,8% Tỷ lệ dự nợ so với nguồn vốn huy động 2016: 35,6% => Ta có thể thấy tỷ lệ này tương đối thấp.

Nguồn vốn huy động được chi nhánh phải bán vốn về Hội Sở, điều này không những mang lại thu nhập cho đơn vị và đảm bảo tính thanh khoản tốt cho cả hệ thống ACB.

Theo bảng 2.6 tình hình huy động của ACB Huế từ 2014 – 2016, tỷ lệ huy động vốn không kì hạn và trung hạn luôn chiếm tỷ trọng cao qua 3 năm. Điều này phù hợp với cơ cấu doanh số cho vay của chi nhánh: cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn. Như thế, nó sẽ giúp cho chi nhánh hạn chế được rủi ro lãi suất bởi các khoản huy động ngắn hạn được đem cho vay ngắn hạn sẽ giúp cho Ngân hàng linh động hơn trong việc quản lý tài sản.

Khi phân theo loại hình cho thấy tỷ trọng huy động vốn từ tiền gửi cá nhân luôn ở mức cao. Đây là một tín hiệu khả quan bởi nguồn vốn huy động từ KHCN chủ yếu là các khoản tiền gửi tiết kiệm, các khoản tiền gửi không kì hạn có chi phí huy động thấp. Doanh số huy động từ khu vực này càng nhiều, chi nhánh càng có cơ hội nâng cao thu nhập của mình.

Công tác quản lý dư nợ tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Huế

Rủi ro tín dụng xuất phát từ các hoạt động tín dụng khi khách hàng vay vi phạm các điều kiện của hợp đồng tín dụng làm giảm hay mất giá của tài sản có. Để duy trì rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất, từ nhiều năm nay ACB đã thực hiện chính sách tín dụng thận trọng.

Theo quy định của Hôi sở ACB, để thực hiện xét duyệt và quyết định cấp các khoản tín dụng và bảo lãnh, ACB tổ chức thành các cấp: Ban tín dụng tại các chi nhánh → Trung Tâm phê duyệt Tín Dụng Cá Nhân/Doanh Nghiệp (Phê duyệt theo cơ chế chuyên viên) → Ban Tín dụng cá nhân/doanh nghiệp Hội sở → Ủy Ban Tín dụng. Ủy Ban Tín dụng ACB

bao gồm các thành viên HĐQT, Ban Giám đốc và thành viên Ban điều hành. Bên cạnh việc quyết định cấp tín dụng hoặc bảo lãnh, Ủy Ban Tín dụng còn quyết định các vấn đề về chính sách tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, hạn mức phán quyết của Ban tín dụng các cấp. Nguyên tắc cấp tín dụng là sự nhất trí 100% của các thành viên xét duyệt. Các khách hàng vay cá nhân và doanh nghiệp đều được xếp hạng trong quá trình thẩm định. Sau khi thẩm định, phân tích và định lượng rủi ro, các hạn mức tín dụng hoặc các khoản vay độc lập sẽ được cấp cho từng khách hàng. Ngoài ra, ACB luôn nghiêm túc thực hiên trích lập DPRR tín dụng theo đúng quy định của NHNN với mức trích lập đủ các khoản NQH theo quy định của HĐTD.

Tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Huế công tác quản lý dư nợ được thực hiện theo các quy định chung của Hội sở ACB, tuy nhiên để công tác này thực sự có hiệu quả Chi nhánh cũng rất linh động trong việc áp dụng những quy định này sao cho hiệu quả cao nhất nhưng vẫn duy trì được mối quan hệ bền vững với khách hàng. Các biện pháp cụ thể được áp dụng có thể mô tả như sau:

Đối với các khoản dư nợ thuộc nhóm một, nhân viên phụ trách thường xuyên theo dõi việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng, nếu có dấu hiệu gì nghi ngờ khả năng trả nợ của khách hàng hoặc những thay đổi có thể ảnh hưởng đến tài sản của Ngân hàng phải báo cáo ngay với Trưởng đơn vị hoặc Trưởng bộ phận. Hàng ngày trước khi làm việc cán bộ tín dụng phải truy cập vào hệ thống TCBS xem tình hình trả nợ của khách hàng, nếu có khoản vay nào đến hạn trả (lãi hoặc gốc hoặc cả lãi và gốc) phải thông báo cho khách hàng đến trả ngay trong ngày hôm đó. Các khoản nợ đến hạn trong ngày tiếp theo thì gọi điện nhắc nhở khách hàng (nhắc nhở một cách ân cần và nhẹ nhàng chỉ mang tính chất nhắc nhở để khách hàng nhớ ngày mai có nợ phải trả Ngân hàng chứ không phải đòi nợ). Đối với các khoản nợ thuộc nhóm này nhân viên phụ trách phải hết sức tế nhị khi gọi điện nhắc nhở khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU CHI NHÁNH HUẾ (Trang 58 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)