Định hƣớng phát triển chung của ngành Y tế và Bệnh viện Y học cổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại bệnh viên y học cổ truyền trung ương (Trang 83 - 86)

3.1. Định hƣớng phát triển chung của ngành Y tế và Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ƣơng truyền Trung ƣơng

3.1.1. Định hướng phát triển chung của ngành Y tế

Theo Quyết định số 153/2006/QĐ- TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 30/06/2006 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020 có nêu rõ những định hƣớng phát triển của ngành y tế Việt Nam là: Việt Nam cơ bản đã trở thành một nƣớc công nghiệp phát triển theo định hƣớng XHCN, có nền nông nghiệp sinh thái phát triển, nền kinh tế đa dạng và năng động, xã hội phát triển lành mạnh trong đó yếu tố con ngƣời và các giá trị nhân văn đƣợc coi trọng. Trong điều kiện kinh tế nhiều thành phần, đời sống nhân dân đƣợc nâng cao hơn thì nhu cầu về chăm sóc sức khỏe sẽ ngày càng tăng và đa dạng. Theo đó, hệ thống y tế Việt Nam đƣợc xây dựng nhằm đạt đƣợc đƣợc mục tiêu chung là từng bƣớc hiện đại, hoàn chỉnh hƣớng tới công bằng, hiệu quả và phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân và bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ của ngƣời dân.

Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trƣờng phát triển sẽ xảy ra sự phân tầng xã hội và tạo ra mức thu nhập không đồng đều giữa các vùng trong đó ngƣời nghèo, ngƣời sống ở vùng khó khăn luôn cần đƣợc quan tâm hơn. Hơn nữa đến năm 2020 dân số sẽ vẫn tiếp tục tăng trong đó cơ cấu dân số ngƣời già cũng sẽ tăng nên cũng đặt ra các vấn đề về chăm sóc sức khỏe. Xuất phát từ những đặc điểm kinh tế xã hội và nhu cầu cần đƣợc chăm sóc sức khỏe của nhân dân, các quan điểm chỉ đạo cũng đã đƣợc xác định trong định hƣớng

2020 là:

- Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con ngƣời và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng ta luôn khẳng định con ngƣời là nhân tố hàng đầu, là nguồn tài nguyên quý giá nhất quyết định sự phát triển của đất nƣớc trong đó sức khỏe là cái gốc để con ngƣời phát triển. Vì vậy đầu tƣ cho sức khỏe là đầu tƣ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc đồng thời nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho mỗi cá nhân và gia đình.

- Thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe là quan điểm nhất quán của Đảng. Với bản chất nhân đạo và định hƣớng XHCN, Nhà nƣớc đảm bảo cho mọi ngƣời đều đƣợc chăm sóc sức khỏe cơ bản, có chất lƣợng, phù hợp với khả năng kinh tế của xã hội.

- Tích cực và chủ động chăm sóc sức khỏe theo phƣơng châm phòng bệnh hơn chữa bệnh bằng cách tạo ra lối sống, môi trƣờng sống, lao động và học tập có lợi trong việc phòng bệnh và tăng cƣờng sức khỏe. Quan điểm này thể hiện sự coi trọng y tế công cộng và các giải pháp cộng đồng, đồng thời chú trọng đến các dịch vụ y tế.

- Tăng cƣờng xã hội hóa sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng do đó để thành công phải huy động rất nhiều nguồn lực và toàn xã hội cùng tham gia vào công tác chăm sóc sức khỏe toàn dân. Trong sự nghiệp này các cơ quan nhƣ Bộ Y tế luôn đóng vai trò nòng cốt. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức chăm sóc sức khỏe, trong đó Y tế Nhà nƣớc đóng vai trò chủ đạo. Trong điều kiện nguồn nhân lực của Nhà nƣớc đầu tƣ cho y tế còn có hạn, thì việc phát triển các loại hình chăm sóc sức khỏe ngoài công lập sẽ phần nào đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân.

- Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc. Y học cổ truyền

cũng cần triển khai nghiên cứu ứng dụng và hiện đại hóa y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại.

Là “bộ mặt” của ngành y tế và giữ vai trò chủ đạo trong tổ chức thực hiện, các bệnh viện không nằm ngoài mục tiêu hoạt động vì sự phát triển của toàn ngành. Với chiến lƣợc và quy hoạch phát triển đến năm 2020, mỗi đơn vị đều phải đặt ra kế hoạch dài hạn cũng nhƣ ngắn hạn và phát triển toàn diện về cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động... Do đó các bệnh viện cần phải nhận thức đƣợc rằng nhiệm vụ của mình ngày càng nặng nề, phạm vi hoạt động ngày càng mở rộng, tính chất bệnh tật ngày càng phức tạp ... nên để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ thì luôn phải lỗ lực hoàn thiện mọi mặt của đơn vị. Vừa đảm bảo công bằng về y tế, vừa đảm bảo tính hiệu quả kinh tế, cân đối thu chi là yêu cầu khắt khe trong việc thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại các bệnh viện công lập hiện nay.

3.1.2. Định hướng phát triển của Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Đề án phát triển của Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ƣơng đã xác định: Mục tiêu lâu dài của Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ƣơng trong những năm tới là phấn đấu giữ vững vai trò trung tâm hàng đầu quốc gia trong lĩnh vực y học cổ truyền, nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh chuyên môn, góp phần đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng trong khám chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe của nhân dân trong địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và các vùng lân cận.

Mục tiêu trƣớc mắt từ nay đến năm 2020 tập trung vào:

- Tăng cƣờng tuyên truyền trong việc giúp nhân dân phòng chống bệnh dịch trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận.

- Nâng số giƣờng bệnh từ 600 giƣờng lên 650 giƣờng bệnh để phục vụ tốt hơn công tác chữa bệnh cho nhân dân.

học cổ truyền với y học hiện đại cho nhân dân.

- Cạnh tranh lành mạnh các lĩnh vực dịch vụ chăm sóc, khám chữa bệnh cho nhân dân, dần dần nâng cao chất lƣợng phục vụ. Đa dạng hóa các hình thức dịch vụ và đồng bộ hóa dịch vụ khám chữa bệnh nhằm đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của ngƣời bệnh và xã hội.

Để thực hiện tốt các mục tiêu nêu trên, xu hƣớng phát triển của Bệnh viện cũng không nằm ngoài xu hƣớng chung của các bệnh viện trong toàn ngành là phải tăng cƣờng tự chủ, trong đó có tự chủ về tài chính. Thực hiện tốt cơ chế chính sách tự chủ tài chính, Bệnh viện không chỉ chủ động trong việc cân đối thu - chi, huy động mọi nguồn lực cả từ ngân sdách Nhà nƣớc và trong xã hội để nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế để đáp ứng tốt các nhu cầu khám chữa bệnh cho ngƣời dân và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong bệnh viện, dần dần rút ngắn nguồn kinh phí do Nhà nƣớc cấp để làm giảm gánh nặng cho NSNN, đồng thời tìm các biện pháp thu hút các nguồn thu khác, tiết kiệm chi tiêu, chống lãng phí, kết hợp chặt chẽ các chính sách kinh tế - tài chính, thúc đẩy xã hội hóa các hoạt động của bệnh viện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại bệnh viên y học cổ truyền trung ương (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)