Kiểm tra, đôn đốc thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại bệnh viên y học cổ truyền trung ương (Trang 66 - 69)

Bệnh viện thành lập Ban thanh tra nhân dân, Ban điều hành 43 để giám sát, phòng quản lý Chất lƣợng bệnh viện để kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách bệnh viện đã ban hành. Cụ thể:

2.2.5.1. Ban thanh tra nhân dân:

Theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 159/2016/NĐ-CP, Ban TTND ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có từ 3 đến 9 thành viên. Căn cứ vào số lƣợng cán bộ, công chức, viên chức, ngƣời lao động tại bệnh viên YHCT TW, Ban chấp hành công đoàn bệnh viện YHCT TW thông qua đại hội công nhân viên chức đã bầu ra 9 thành viên trong Ban thanh tra nhân dân.

Nhiệm vụ của Ban thanh tra nhân dân:

- Tổ chức thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin phản ánh từ các nguồn: Do cán bộ, công chức, viên chức, ngƣời lao động phản ánh trực tiếp; qua hòm thƣ góp ý về các nội dung trong phạm vi giám sát; qua nghiên cứu văn bản tài liệu liên quan đến nội dung giám sát do ngƣời đứng đầu cung cấp. Ban TTND tổng hợp, phân tích đối chiếu với các quy định pháp luật, quy định, quy chế nội bộ để đánh giá việc thực hiện; đề xuất kiến nghị với ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp xem xét giải quyết theo đúng trình tự quy định pháp luật.

- Tiến hành cuộc giám sát theo chƣơng trình, kế hoạch:

+ Xây dựng kế hoạch cuộc giám sát, gồm: Xác định rõ phạm vi, đối tƣợng, nội dung giám sát; thời gian, địa điểm giám sát; Trƣởng đoàn và thành viên tham gia giám sát; kinh phí và điều kiện bảo đảm cho việc giám sát.

+ Ít nhất trƣớc 5 ngày tiến hành cuộc giám sát, phải gửi kế hoạch cuộc giám sát đến BCH công đoàn cơ sở, ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để ngƣời đứng đầu cơ quan chỉ đạo đối tƣợng đƣợc giám sát tạo điều kiện cho Ban TTND thực hiện nhiệm vụ.

+ Gặp gỡ ngƣời phụ trách, điều hành bộ phận đƣợc giám sát trao đổi về phạm vi nội dung giám sát; đề nghị cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung giám sát; phân công thành viên đọc, nghiên cứu tài liệu, đối chiếu với quy định pháp luật hiện hành, quy chế, quy định của cơ quan liên quan đến nội dung giám sát; tiến hành trao đổi, đối thoại với ngƣời có trách nhiệm tại địa điểm giám sát để làm rõ vấn đề còn thiếu thông tin.

+ Lập báo cáo giám sát: Đánh giá mức độ việc chấp hành quy định pháp luật, quy định nội bộ; xác định mặt đƣợc, mặt tồn tại, thiếu sót về công tác quản lý, điều hành của bộ phận đƣợc giám sát; đề xuất, kiến nghị giải pháp khắc phục thiếu sót, tồn tại. Nội dung báo cáo cuộc giám sát phải đƣợc ít nhất trên 70% thành viên tham gia cuộc giám sát tán thành. Báo cáo cuộc giám sát kèm bản kiến nghị phải đƣợc BCH công đoàn cơ sở xác nhận trƣớc khi gửi ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp xem xét, giải quyết.

2.2.5.2. Ban điều hành 43 (thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ)

Thực hiện quy chế tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 4 năm 2006, đồng thời kiểm tra các khoa phòng, cá nhân có thực hiện đúng các quy định Nghị định 43/2006/NĐ-CP chƣa, thực hiện các nội quy, quy định của bệnh viện thế nào; Tiếp thu ý kiến phản hồi từ ngƣời lao động, từ đó tổng kết lại để báo cáo lên ban Giám đốc. Định kỳ thƣờng mỗi tuần Ban điều hành 43 sẽ tiến hành kiểm tra mỗi khoa một lần theo cơ chế ngẫu nhiên để đảm bảo tính dân chủ và công bằng.

2.2.5.3. Phòng quản lý chất lượng bệnh viện - Chức năng, nhiệm vụ

+ Xây dựng kế hoạch và nội dung hoạt động quản lý chất lƣợng trong bệnh viện để trình Giám đốc phê duyệt;

+ Tổ chức thực hiện, theo dõi, giám sát, đánh giá, báo cáo, phối hợp, hỗ trợ việc triển khai các hoạt động về quản lý chất lƣợng và các đề án bảo đảm, cải tiến chất lƣợng tại các khoa phòng.

+ Làm đầu mối thiết lập hệ thống quản lý sai sót, sự cố bao gồm phát hiện, tổng hợp, phân tích, báo cáo và nghiên cứu, đề xuất giải pháp khắc phục;

+ Làm đầu mối phối hợp với các khoa, phòng giải quyết các đơn thƣ, khiếu nại, tố cáo và các vấn đề liên quan đến hài lòng ngƣời bệnh;

+ Thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu, quản lý và bảo mật thông tin liên quan đến chất lƣợng bệnh viện. Phối hợp với bộ phận thống kê, tin học của bệnh viện tiến hành đo lƣờng chỉ số chất lƣợng bệnh viện;

+ Triển khai hoặc phối hợp tổ chức đào tạo, huấn luyện, tập huấn, bồi dƣỡng về quản lý chất lƣợng;

+ Tổ chức đánh giá chất lƣợng nội bộ của bệnh viện dựa trên các bộ tiêu chí, tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng do Bộ Y tế ban hành hoặc thừa nhận;

+ Thực hiện đánh giá việc tuân thủ các quy định và hƣớng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế;

+ Xây dựng và triển khai thực hiện chƣơng trình an toàn ngƣời bệnh.

- Hoạt động chính

+ Phối hợp với tất cả các khoa phòng trong bệnh viện để nâng cao chất lƣợng bệnh viện.

+ Giám sát, xây dựng và cải tiến quy trình tiếp đón, phân luồng ngƣời bệnh, làm giảm thời gian chờ khám và làm xét nghiệm tại khoa Khám bệnh.

+ Xây dựng và triển khai an toàn ngƣời bệnh bằng việc xác định đúng ngƣời bệnh.

+ Duy trì hoạt động theo tiêu chuẩn ISO khối cận lâm sàng, tiếp tục triển khai áp dụng ISO hành chính.

+ Giám sát các quy trình khám chữa bệnh trong toàn bệnh viện để đảm bảo an toàn ngƣời bệnh tránh các sự cố y khoa.

+ Giám sát việc sử dụng kháng sinh an toàn dựa trên các quy trình đã đƣợc phê duyệt.

+ Giám sát thực hiện các quy trình điều dƣỡng.

+ Cải tiến hệ thống quản lý máu và các chế phẩm máu tại khoa Truyền máu. + Xây dựng các Quy trình giúp công việc hành chính hàng ngày tại các khoa lâm sàng thuận tiện.

+ Duy trì hệ thống báo cáo sự cố y khoa.

+ Khảo sát, đánh giá sự hài lòng của ngƣời bệnh.

+ Tƣ vấn cho Ban Giám đốc về các lĩnh vực cần nâng cao chất lƣợng trong bệnh viện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại bệnh viên y học cổ truyền trung ương (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)