Kinh nghiệm của một số bệnh viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại bệnh viên y học cổ truyền trung ương (Trang 36)

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai có địa chỉ tại 78 Giải Phóng, Phƣơng Mai, Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những bệnh viện Bạch Mai lớn nhất của Việt Nam, có uy tín trong việc khám chữa bệnh và nghiên cứu y học. Năm 2006, Bệnh viện Bạch Mai đã đƣợc Bộ y tế công nhận là Bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh hạng đặc biệt đầu tiên của Việt Nam.

Từ năm 2009, Bệnh viện Bạch Mai đã đƣợc đánh giá là trung tâm y tế chuyên sâu với tất cả các chuyên ngành về nội khoa. Trong đó, bệnh viện tập trung phát triển 7 lĩnh vực: tim mạch, hồi sức - cấp cứu - chống độc, thần kinh, y học hạt nhân và ung bƣớu, chẩn đoán hình ảnh, hoá sinh, vi sinh có trình độ khoa học - kĩ thuật ngang tầm các nƣớc trong khu vực và quốc tế. Hiện tại bệnh viện Bạch Mai có 1.400 giƣờng bệnh, tất cả trƣởng khoa, giám đốc các trung tâm đều có trình độ sau đại học. Tỉ lệ tử vong của bệnh nhân chỉ từ 0,8-0,9% và tỉ lệ sử dụng giƣờng bệnh đạt 153% (so với tiêu chí đề ra là 85%).[69]

Bệnh viện Bạch Mai thuộc nhóm đầu tiên trong số các bệnh viện công lập thực hiện quyền tự chủ tài chính. Việc tự chủ tài chính tại đây đƣợc bắt đầu ngay từ sau khi có Nghị định số 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ nhƣng đƣợc triển khai mạnh mẽ từ sau khi có Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Căn cứ vào Nghị định 43/2006/NĐ-CP; thông tƣ 71/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế của các đơn vị sự nghiệp công lập và Quyết định 5550/QĐ- BYT ngày 28/12/2006 của Bộ trƣởng Bộ Y tế về việc trao quyền tự chủ cho

Bệnh viện Bạch Mai và Quy chế chi tiêu nội bộ ban hành ngày 21/5/2007, lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai đã giao quyền tự chủ trực tiếp cho các khoa có nguồn thu. Trong Kế hoạch triển khai cơ chế tự chủ, Bệnh viện Bạch Mai đã thực hiện phân cấp tự chủ tài chính tới cấp khoa chuyên môn theo nguyên tắc tự chủ nhƣ sau:[30, tr.39-45]

- Các khoa chuyên môn có nguồn thu trong Bệnh viện đƣợc chủ động quyết định các biện pháp thực hiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, đƣợc đề nghị mua sắm tài sản, đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất từ quỹ phát triển sự nghiệp của mình theo quy hoạch chung của Bệnh viện, đƣợc liên doanh, liên kết thực hiện các dịch vụ chuyên môn;

- Về nhân sự, lãnh đạo các khoa chuyên môn đƣợc quyền cân đối nhân sự và đề nghị ủy quyền ký hợp đồng khoán nhân lực đối với các công việc không cần bố trí biên chế thƣờng xuyên nhƣng phải đƣợc sự đồng ý của Lãnh đạo bệnh viện.

- Về nguyên tắc tài chính: các khoa đƣợc thu giá dịch vụ theo đúng quy định của Nhà nƣớc và của quy chế chi tiêu nội bộ của Bệnh viện và thực hiện chung thống nhất trên cùng hệ thống kế toán của Bệnh viện tại Phòng Tài chính-Kế toán; đƣợc chi thu nhập tăng thêm cho ngƣời lao động và chủ động sử dụng quỹ thi đua khen thƣởng theo phƣơng án đã đƣợc Lãnh đạo Bệnh viện phê duyệt. Việc chi trả lƣơng tăng thêm đƣợc thực hiện theo nguyên tắc thu nhập tƣơng thích với đóng góp.

Việc triển khai thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại Bệnh viện Bạch Mai đã đạt đƣợc nhiều thành tựu khả quan: đời sống của đội ngũ nhân viên, ngƣời lao động đƣợc cải thiện rõ rệt; nguồn đầu tƣ của Nhà nƣớc giảm dần theo thời gian và cho tới thời điểm hiện tại Bệnh viện đã tự chủ 100%, chủ động về các khoản thu-chi và đầu tƣ phát triển; chất lƣợng dịch vụ tăng lên, hƣớng tới vì lợi ích của ngƣời bệnh.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến Bệnh viện Bạch Mai có thể tự chủ đƣợc sớm và hiệu quả là do Bệnh viện vốn đã có truyền thống và danh tiếng từ lâu, số lƣợng bệnh nhân nhiều. Bệnh viện lại nằm ở trung tâm thủ đô, nơi có mức sống cao và nhiều bệnh nhân có khả năng chi trả ở mức cao cho các dịch vụ y tế.[30, tr.67-80]

1.3.2. Kinh nghiệm của bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Mắt Tp. Hồ Chí Minh trƣớc là Bệnh viện Điện Biên Phủ, đƣợc thành lập từ năm 1978 sau dó đƣợc đổi tên thành Trung tâm Mắt và đƣợc chính thức đổi tên thành Bệnh viện Mắt từ năm 2002 theo quyết định số 1934/QĐ-UB, ngày 07/5/2002 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Qua hơn 30 năm xây dựng, phát triển Bệnh viện hiện nay là một trong những trung tâm đầu ngành về nhãn khoa của khu vực và cả nƣớc với chức năng khám, điều trị các bệnh lý về mắt cho nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và toàn khu vực phía Nam.

Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện bao gồm 25 khoa, phòng với đầy đủ các chuyên khoa sâu đáp ứng cho công tác khám và điều trị các bệnh lý về mắt cho nhân dân. Trải qua quá trình hình thành, phát triển và đầu tƣ trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh đã không ngừng nâng cao về số lƣợng, tăng cƣờng chuyên môn thông qua các khóa đào tạo các chuyên khoa sâu, tập huấn, hội thảo trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong và ngoài nƣớc, thƣờng xuyên cập nhật, thực hiện hầu hết những kỹ thuật nhãn khoa tiên tiến, hiện đại mà ngành Mắt thế giới đã và đang triển khai nhƣ: phẫu thuật Phaco điều trị đục thể thủy tinh, laser điều trị cận, viễn, lọan thị, đặt van điều trị Glaucoma, điều trị đục thủy tinh thể bẩm sinh, phẫu thuật cắt dịch kính và laser nội nhãn, ghép giác mạc phiến, ghép tế bào gốc, phẫu thuât khối u và thần kinh mắt, tầm soát và điều trị võng mạc trẻ sinh non, …. Hiện nay, với đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế hơn 800 ngƣời có trình

độ chuyên môn cao, không ngừng đƣợc đào tạo nâng cao về trình độ chuyên môn để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của ngƣời dân.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế đƣợc chú trọng đầu tƣ nâng cấp ngày càng hiện đại, ngang tầm với các nƣớc trong khu vực với nhiều thiết bị kỹ thuật cao nhƣ máy phẫu thuật Lasik, máy phẫu thuật Phaco, máy chụp OCT 3D… phục vụ đắc lực cho công tác chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân mang lại hiệu quả cao.

Bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh là một trong những bệnh viện công lập đầu tiên của thành phố Hồ Chí Minh thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Để triển khia thực hiện chính sách này, bệnh viện đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn tài chính để có chi trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ để đầu tƣ cơ sở, mua sắm trang thiết bị để mở rộng và phát triển bệnh viện. Thu nhập của ngƣời lao động trong Bệnh viện trong giai đoạn tự chủ tài chính đã tăng lên gấp 3 lần và mỗi năm tăng trung bình 10-15%. Bệnh viện phân phối thu nhập theo nhiều hình thức, đảm bảo đúng chế độ, theo kết quả lao động và hiệu quả công việc của từng cán bộ, công chức…[24]

Tuy nhiên, bệnh viện còn một số khó khăn nhƣ diện tích mặt bằng chật

hẹp chƣa thể cải tạo, mở rộng để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của ngƣời dân. Giá khám chữa bệnh chƣa tính đủ chi phí gây khó khăn cho đơn vị trong

việc phát triển chuyên môn, đào tạo nhân sự, đầu tƣ trang thiết bị. Bị động trong sử dụng nhân sự và tuyển chọn nhân sự. Chế độ kế toán, hạch toán hành chính sự nghiệp hiện chƣa phù hợp với cơ chế tự chủ tài chính... Tuy nhiên, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của bệnh viện chủ yếu mới tập trung vào tự chủ về tài chính, chƣa đƣợc tự chủ về sắp xếp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động cũng nhƣ đầu tƣ cơ sở vật chất và trang thiết bị…Để thực hiện tốt tự chủ tài chính bền vững trong tƣơng lai, bệnh viện cần rà soát lại các hợp đồng tuyển dụng

lao động theo hƣớng tinh gọn bộ máy nhƣng hoạt động hiệu quả; cần quan tâm phân phối thu nhập cho ngƣời lao động sao cho hợp lý, hài hòa trên cơ sở các tiêu chí vị trí việc làm, nhiệm vụ đƣợc phân công và năng lực ngƣời lao động vv…

1.3.2. Những bài học rút ra cho Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Qua kinh nghiệm thực tế của một số Bệnh viện công lập khi triển khai thực hiện chính sách tự chủ tài chính cho các bệnh viện công lập trên đây, có thể rút ra một số bài học cho Bệnh viện y học cổ truyền Trung ƣơng nhƣ sau:

- Việc triển khai thực hiện chính sách tự chủ tài chính cần đƣợc tiến hành cẩn thận, đƣợc lập kế hoạch chu đáo;

- Khả năng thực hiện tự chủ tài chính đối với các bệnh viện công lập khác nhau cũng không giống nhau: Thông thƣờng, các bệnh viện tuyến Trung ƣơng và các thành phố lớn có cơ hội thu hút đƣợc nhiều ngƣời bệnh có khả năng chi trả các dịch vụ kỹ thuật cao và có khả năng huy động vốn đầu tƣ từ nguồn "xã hội hóa" dễ dàng. Còn các bệnh viện ở các vùng khó khăn khả năng tự chủ rất hạn chế, điều đó cũng làm cho tình trạng nhân lực y tế chất lƣợng cao dịch chuyển từ tuyến dƣới lên tuyến trên trở nên ngày càng trầm trọng hơn. Những bệnh viện có truyền thống và uy tín cũng sẽ thực hiện cơ chế tự chủ tài chính thuận lợi hơn so với các bệnh viện quá chuyên sâu hoặc ít bệnh nhân nhƣ Bệnh viện y học cổ truyền.

- Cần tăng cƣờng kiểm soát các bệnh viện khi thực hiện cơ chế tự chủ: có tình trạng các bệnh viện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đã lạm dụng chỉ định sử dụng xét nghiệm, trang thiết bị kỹ thuật cao gây tốn kém cho ngƣời bệnh.

- Cần có cơ chế đặc thù hỗ trợ cho các bệnh viện đặc biệt và các cơ sở khám chữa bệnh ở tuyến dƣới: các bệnh viện thực hiện tự chủ ở tuyến trên có thể "hút" ngƣời bệnh ra khỏi hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu, khuyến

khích ngƣời bệnh bỏ qua việc điều trị ở tuyến dƣới. Hoạt động này đã dẫn đến tình trạng có quá nhiều ngƣời bệnh chuyển lên tuyến trên, thậm chí cả khi ngƣời bệnh hoàn toàn có thể khám, chữa bệnh một cách hiệu quả theo quy trình chăm sóc ban đầu hoặc ở bệnh viện tuyến dƣới.

- Đối với các Bệnh viện công lập, việc thực hiện cơ chế khoán chi và tự trang trải là có thể thực hiện và đem lại hiệu quả vì: việc phân bổ Ngân sách trọn gói, giao đơn vị chủ động về cách thức chi tiêu sẽ thúc đẩy các cơ quan, đơn vị phải tự tiết kiệm chi tiêu trên nguyên tắc hạn chế việc tuyển thêm ngƣời, tổ chức, phân công lại lao động có hiệu quả hơn vì không ai hiểu hơn chính họ về những vấn đề đó.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Chính sách công là một trong những công cụ quản lý của Nhà nƣớc để điều chỉnh, dẫn dắt xã hội phát triển theo mong muốn của Nhà nƣớc. Chính sách công đƣợc ban hành và thực hiện qua một quy trình chính sách gồm nhiều giai đoạn khác nhau trong đó có giai đoạn thực hiện chính sách với mục đích đƣa chính sách vào đời sống, hiện thực hóa các mục tiêu của Nhà nƣớc.

Chính sách tự chủ tài chính tại cho các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các bệnh viện công lập nói riêng ra đời ngay từ những năm 2000 và cho tới nay đã đƣợc triển khai rộng rãi, mang lại những hiệu quả thiết thực nâng cao chất lƣợng hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các bệnh viện công lập nói riêng, giảm chi Ngân sách Nhà nƣớc và nâng cao chất lƣợng cung cấp dịch vụ của các đơn vị này. Trong chƣơng này, tác giả cũng đã nêu ra các nguyên tắc cần quán triệt khi tổ chức công tác quản lý tài chính trong các Bệnh viện công lập cũng nhƣ công tác tổ chức tài chính tại đó. Luận văn đã chỉ ra rằng các Bệnh viện công lập hiện nay thực hiện theo chính sách tự chủ tài chính theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ, quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập có thu cũng nhƣ các cơ quan quản lý hành chính trong lĩnh vực Y tế.

Cuối cùng, trong chƣơng này tác giả cũng đã đƣa ra kinh nghiệm một số bệnh viện công lập trong thực hiện chính sách tự chủ tài chính của một số nƣớc trên thế giới áp dụng quản lý theo đầu ra, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƢƠNG

2.1. Giới thiệu khái quát về Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ƣơng

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ƣơng đƣợc thành lập ngày 07 tháng 6 năm 1957 theo Quyết định số 238/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ có địa chỉ tại số 29 đƣờng Nguyễn Bỉnh Khiêm, phƣờng Nguyễn Du, quận Hai Bà Trƣng, thành phố Hà Nội. Từ khi thành lập đến nay, bệnh viện đã trải qua nhiều tên gọi nhƣ Viện Nghiên cứu Đông y năm 1957; Viện Y học cổ truyền Trung ƣơng năm 1980; Viện Y học cổ truyền Việt Nam năm 1991. Ngày 18/6/2003 Viện Y học cổ truyền Việt Nam chính thức đƣợc đổi tên thành Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ƣơng cho tới nay.

Từ năm 1988, Viện nghiên cứu Đông y nay là Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ƣơng đƣợc tổ chức Y tế Thế giới công nhận là Trung tâm hợp tác của tổ chức y tế Thế giới (WHO) Tây Thái Bình Dƣơng về YHCT. Từ năm 1986 đến nay, bệnh viện đã mở rộng việc khám chữa bệnh ngoại trú, tăng cƣờng hợp tác với các Viện, các Bệnh viện tuyến Trung ƣơng và các Bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ƣơng là bệnh viện đầu ngành về YHCT - Trung tâm hợp tác về y học cổ truyền (YHCT) của Tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam. Bệnh viện có 35 khoa phòng và trung tâm đƣợc chia thành 4 khối: lâm sàng, cận lâm sàng, các trung tâm và khối các phòng ban chức năng. Bệnh viện có gần 500 công chức, viên chức và ngƣời lao động trong đó có 05 Phó Giáo sƣ, 14 Tiến sĩ, 35 Thạc sĩ, 9 Bác sĩ chuyên khoa cấp II, 20 Bác sĩ chuyên khoa cấp I. 1/3 cán bộ đại học và trên đại học. Với đội ngũ các giáo sƣ, tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II, chuyên khoa I và các bác sĩ

giàu kinh nghiệm, bệnh viện là cơ sở điều trị, nghiên cứu, và giảng dạy về YHCT lớn nhất trong cả nƣớc.

Bệnh viện hiện có khoảng 600 giƣờng bệnh, có các khoa lâm sàng Nội, Ngoại, Phụ, Nội Nhi, Châm cứu dƣỡng sinh, Ngƣời có tuổi, Hồi sức cấp cứu, Da liễu, Kiểm soát và Điều trị Ung bƣớu, Khám chữa bệnh tự nguyện chất lƣợng cao v.v..., với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu khoa học.

Kể từ khi thành lập, với chức năng và nhiệm vụ chính là kế thừa, phát huy và phát triển y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại bệnh viên y học cổ truyền trung ương (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)