Sau một năm, kể từ khi hòa bình lập lại, tình hình cách mạng ở hai miền có nhiều chuyển biến. Miền Bắc đã hoàn thành cải cách ruộng đất, nền kinh tế được khôi phục và bước đầu phát triển, đời sống nhân dân được ổn định, trật tự an toàn xã hội đã được tăng cường, các lực lượng chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng, khối đoàn kết dân tộc ngày càng vững mạnh. Đầu năm 1956, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương họp đã khẳng định "Từ khi hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta đã chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa, bắt đầu thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội".
Đối với Quân đội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 12 đã đánh giá:..." Quân đội ta từ chỗ đơn thuần là bộ binh và phần lớn gồm những đơn vị phân tán, sau hai năm đã trở nên một Quân đội có một số binh chủng mới, tập trung thành những sư đoàn và trung đoàn theo biên chế và trang bị thống nhất"... "....Có sức chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu cao".
Cách mạng miền Nam tuy gặp nhiều khó khăn, phức tạp nhưng bộ mặt phản động của đế quốc Mỹ và hại dân, bán nước của bọn ta sai ngà càng lộ rõ. Phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam ngày càng phát triển.
Trong lúc này, đề quốc Mỹ và tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm tăng cường chiến tranh gián điệp, thu tin mã thám, nhiều toán gián điệp, biệt kích được tung ra miền Bắc đề cải cắm, móc nối nắm bắt các bí mật của Đảng, Nhà nước và phá hoại công cuộc xâ dựng, kiến thiết miền Bắc.
Tình hình chính trị, xã hội của đất nước đã đặt ra một nhu cầu cấp bách về việc phát triển hệ thống thông tin liên lạc mật mã. Các tổ chức Cơ yếu Quân độ,
36
Đảng - Chính, Công an tuy có bước phát triển nhưng còn một số tồn tại, hạn chế như quản lý, chỉ đạo không thống nhất giữa các ngành, các cơ quan, đơn vị có sử dụng Cơ yếu Kỹ thuật mật mã phát triển không đều... Tình hình này đòi hỏi phải xâ dựng Ngành Cơ yếu tập trung, thống nhất, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp toàn diện của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trước mắt phải xây dựng một cơ quan giúp Trung ương Đảng quản lý, chỉ đạo thống nhất công tác Cơ yếu.
Ngày 21 tháng 7 năm 1956, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 10-NQ-TW "Về việc thành lập Ban Cơ yếu Trung ương" "Trước nhu cầu công tác ngày càng phát triển, xét cần phải thống nhất lãnh đạo công tác Cơ yếu của các ngành: Đảng, Chính quyền, Quân đội để đảm bảo hoàn toàn việc giữ bí mật trong việc liên lạc bằng mật mã ở trong nước và ngoài nước".
Để tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác Cơ yếu của Đảng và Nhà nước trong tình hình mới, đồng thời phát huy hiệu lực công tác quản lý về lĩnh vực cơ yếu của Ban Cơ yếu Trung ương ngày 22 tháng 11 năm 1974, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 239/NQ-TW nêu rõ Ban Cơ yếu Trung ương là Cơ quan trực thuộc Trung ương Đảng do Quân ủy Trung ương trực tiếp lãnh đạo và chỉ đạo.
Ngày 27/11/2014 Chính phủ ban hành Nghị định số 09/2014/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Cơ yếu Chính phủ, là cơ quan mật mã quốc gia do bộ trưởng Bộ quốc phòng trực tiếp quản lý, đảm bảo bí mật thông tin lãnh đạo chỉ huy của Đảng và Nhà nước, đồng thời quản lý chuyên ngành về cơ yếu (cơ mật, trọng yếu), có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu.
Trải qua hơn 70 năm xây dựng và trưởng thành, với vai trò là cơ quan tham mưu cho Đảng, Nhà nước về công tác Cơ yếu, Ban Cơ yếu Chính phủ điều hành hoạt động của Ngành Cơ yếu Việt Nam thông suốt, hiệu quả và đảm bảo
37
điều kiện hoạt động cho các cơ quan, đơn vị trong Ban Cơ yếu Chính phủ, xứng đáng với những phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước đã trao tặng.