Cơ chế phối hợp nhằm thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước tại UBND phường trên địa bàn quận thủ đức (Trang 35)

hoạt động quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân phường

Các tổ chức chính trị xã hội, các đơn vị tự quản là nơi tập trung đông đảo người dân nhất. Vì vậy để thu hút người dân thì cơ quan nhà nước cần

phát huy vai trò của các tổ chức này để tập hợp, huy động người dân. Các tổ chức này phải thực sự là cầu nối cho mối quan hê mật thiết giữa chính quyền địa phương với người dân.

Một là, nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính quyền địa phương cần có nhận thức đúng đắn hơn về vài trò của các tổ chức chính trị - xã hội. Hiện nay vẫn còn tồn tại tâm lý coi tổ chức chính trị - xã hội là bộ phận của chính quyền địa phương, chính điều này đã là hạn chế đi tính chủ động của các tổ chức chính trị - xã hội. Các tổ chức này không chỉ đơn thuần là các tổ chức đoàn thể mang tính chất phong trào mà còn là nơi bảo đảm quyền làm chủ của người dân. Mặt khác đây cũng là một kênh thu hút người dân rất quan trọng và hiệu quả. Chính quyền cần đặt các tổ chức chính trị - xã hội đúng với vị thế của nó, có như vậy vai trò của các tổ chức này mới được phát huy. Đồng thời bản thân các tổ chức chính trị - xã hội cũng phải nhận thức đúng về mình. Các tổ chức này phải nhìn nhận được vị trí và vai trò của mình đối với chính quyền địa phương cũng như đối với người dân.

Hai là, khuyến khích các tổ chức chính trị -xã hội tập hợp ý kiến phản ánh, kiến nghị của ngƣời dân

Chính quyền cần tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức này tập hợp đông đảo quần chúng. Chính quyền đia phương cần phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng được kênh thông tin tiếp nhận ý kiến, phản ánh của người dân. Cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức này để huy đông người dân ngay từ khâu xây dựng cá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến quá trình triển khai thực hiện chúng.

Các tổ chức chính trị - xã hội cần phải hình thành cơ chế giám sát và phản biện các chính sách của phường. Để các đoàn thể phát huy được vai trò

phản biện của mình thì UBND phường cần công khai minh bạch các chính sách, kế hoạch của mình và tổ chức cho các tổ chức chính trị xã hội tham gia xây dựng, đóng góp. Việc tham gia của các tổ chức này cần được tiến hành ở nhiều khâu, ngay từ giai đoạn lập kế hoạch cho đến việc tổ chức tổng kết đánh giá. Các tổ chức chính trị - xã hội cần chủ động đề đạt các ý kiến đóng góp với phường, chủ động lắng nghe ý kiến của người dân để phản ánh kịp thời với chính quyền. Các tổ chức chính trị - xã hội cần mạnh dạn hơn trong hoạt động phản biện của mình, khắc phục tâm lý “e ngại” khi tham gia phản biện.

Trong vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc thì cần chú trọng đến hoạt động của Ban TTND. Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ban TTND. Cần phải đưa Ban TTND đến gần hơn với người dân. Cần tuyên truyền để người dân thấy rõ được vị trí và vai trò của Ban này.

Ba là, xây dựng cơ chế phản hồi giữa chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội.

Việc các tổ chức chính trị - xã hội tập hợp ý kiến của người dân chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi mà các tổ chức này nắm bắt được quá trình giải quyết các thông tin phản ánh, kiến nghị của người dân. Hiện nay các tổ chức chính trị - xã hội đã tập hợp ý kiến của quần chúng nhân dân gửi đến chính quyền địa phương. Tuy nhiên cơ chế phản hồi việc giải quyết những ý kiến, kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc lại chưa được hình thành. Điều này dẫn đến việc các tổ chức này không biết được quá trình giải quyết của chính quyền đối với các đề xuất của mình ra sao. Việc giám sát đối với các tổ chức này vì thế cũng không hiệu quả. Ngoài ra nó cũng làm hạn chế đi tính chủ động của họ. Vì vậy cần phải xây dựng được cơ chế để các tổ chức đoàn thể có thể giám sát và nắm bắt quá trình giải quyết các ý kiến, kiến nghị mà họ đã cung cấp cho chính quyền. Chính quyền cần thông báo để các tổ chức này nắm bắt thông tin kịp thời để cung cấp cho người dân.

1.4. Cơ sở pháp lý về thu hút sự tham gia của ngƣời dân vào hoạt động quản lý nhà nƣớc của Ủy ban nhân dân phƣờng

1.4.1. Khái niệm thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt độngquản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân phường quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân phường

Tham gia là một quá trình cho phép người tham gia tự tổ chức để xác định nhu cầu và cùng nhau thiết kế, tổ chức thực hiện đánh giá hoạt động và cùng nhau hưởng lợi từ những hoạt động đó.

Mặt khác, tham gia cũng có thể được hiểu là cùng nhau thực hiện một công việc hay hoạt động nào đó của một chủ thể. Sự tham gia thể hiện ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau.

Theo Setty (1991) thì: “Sự tham gia của người dân là quá trình người dân cùng với các cơ quan phát triển xây dựng chương trình hành động, lựa chọn ưu tiên, khởi xướng và thực hiện các dự án bằng cách đóng góp ý tưởng, mối quan tâm, vật liệu, tiền bạc, lao động và thời gian”.

Để một chủ thể tham gia vào một hoạt động hay công việc nào đó thì đòi hỏi phải có sự thu hút để họ tham gia. Thu hút được hiểu là lôi cuốn, làm cho người khác chú ý.

Người dân có quyền tham gia vào các hoạt động của nhà nước. Tham gia bao gồm sự can dự của người dân trong tiến trình ra quyết định, trong thực hiện chương trình phát triển cũng như trong đánh giá những chương trình này. Ở Việt Nam quyền tham gia QLNN của người dân là một quyền được nhà nước quy định trong Hiến pháp và được cụ thể trong nhiều văn bản luật và dưới luật. Quyền này gắn liền với trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo sự tham gia của người dân. Vì vậy nhà nước phải thu hút người dân tham gia vào hoạt động QLNN đặc biệt là đối với hoạt động của UBND phường.

Việc thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động QLNN là một nội dung Hiến định, là một nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động QLNN. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một định nghĩa chính thức về vấn đề này. Từ những nghiên cứu, tổng hợp những tài liệu, luận văn đưa ra cách hiểu về vấn đề này như sau: Thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động QLNN của chính quyền tại phường, xã, thị trấn là toàn bộ những biện pháp, cách thức mà chính quyền tại phường, xã, thị trấn thực hiện để người dân hứng thú, quan tâm vào hoạt động QLNN của chính quyền tại địa phương.

1.4.2. Quy định pháp lý về thu hút sự tham gia của người dân vàohoạt động quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân phường hoạt động quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân phường

Quyền tham gia quản lý đất nước là quyền chính trị rất quan trọng của công dân. Đây là một nội dung được các quốc gia trên thế giới quan tâm và thực hiện. Quyền này lần đầu tiên được ghi nhận trong Điều 21 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền “Mọi người đều có quyền tham gia quản lý đất nước mình, một cách trực tiếp hoặc thông qua các đại diện mà họ được tự do lựa chọn. Mọi người đều có quyền được tiếp cận các dịch vụ công cộng ở nước mình một cách bình đẳng”.

Lênin cũng đã từng khẳng định: “Toàn thể công dân, không trừ một ai đều phải tham gia vào việc xét xử và quản lý đất nước và điều quan trọng đối với chúng ta là thu hút toàn thể những người lao động, không trừ một ai tham gia vào việc quản lý đất nước” .

Ở Việt Nam quyền tham gia QLNN của người dân là một quyền được Nhà nước tôn trọng và đảm bảo thực hiện. Quyền tham gia QLNN của người dân và việc thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động QLNN là một nội dung được quy định ở nhiều văn bản pháp lý, có thể kể đến như: Hiến pháp năm 2013; Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2013; Luật Tiếp

dân 2013; Luật Tổ chức Mặt trận; Pháp lệnh dân chủ cơ sở; Luật phòng chống tham nhũng; Luật khiếu nại năm 2011; Luật Tố cáo năm 2011…

Những văn bản trên quy định rất nhiều khía cạnh khác nhau của việc thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động QLNN nói chung và hoạt động QLNN của UBND phường nói riêng. Từ những quy định pháp lý của nhà nước liên quan đến việc thu hút sự tham gia vào hoạt động QLNN của UBND phường có thể khái quát một số nội dung cơ bản sau:

 Quyền tham gia QLNN của người dân là một quyền chính trị quan trọng được Hiến định trong tất cả các bản Hiến pháp của Việt Nam. Quyền tham gia QLNN trên các lĩnh vực cụ thể đã được các văn bản luật và dưới luật cụ thể hóa dựa trên những quy định của Hiến pháp. Điều này tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thu hút của nhà nước cũng như hoạt động tham gia của công dân. Nhà nước tôn trọng và đảm bảo quyền tham gia QLNN của người dân. “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Đồng thời Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định “Công dân có quyền tham gia QLNN và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia QLNN và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”.

 Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo và tạo điều kiện để người dân tham gia vào hoạt động QLNN của UBND phường. Nhà nước phải có những chính sách, biện pháp để thu hút người dân tham gia vào hoạt động QLNN. Những vấn đề quy định có sự tham gia của người dân đòi hỏi chính quyền các cấp phải đảm bảo để người dân được thực hiện. Chính quyền các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia QLNN. “Nhà nước bảo

đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. “UBND phường có trách nhiệm lập, thông qua kế hoạch để lấy ý kiến nhân dân về những nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của UBND phường, trong đó nêu rõ cách thức triển khai, thời gian và trách nhiệm tổ chức thực hiện”.

 Nội dung thu hút người dân tham gia QLNN rất rộng bao gồm nhiều lĩnh vực, nhiều giai đoạn trong tổ chức và hoạt động của UBND phường. Người dân có thể tham gia QLNN thông qua hai hình thức là trực tiếp và gián tiếp. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, HĐND và các cơ quan nhà nước khác.

Với mỗi hình thức lại có nhiều hoạt động cụ thể khác nhau. Chẳng hạn “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND. Việc thực hiện các quyền này do luật định. Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”.

 Văn bản pháp luật cơ bản hiện nay quy định cụ thể về quyền tham gia QLNN của UBND phường là Pháp lệnh dân chủ cơ sở. Pháp lệnh Dân chủ cơ sở là sự cụ thể hóa phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm

tra” ở địa phương, nó đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau nhằm đảm bảo quyền làm chủ của người dân ở địa phương trong đó có quyền tham gia QLNN.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng việc thu hút sự tham gia của ngƣời dân vào hoạt động quản lý nhà nƣớc của Ủy ban nhân dân phƣờng

Việc thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động QLNN không chỉ là đòi hỏi từ sự hội nhập mà quan trọng hơn là từ chính yêu cầu của công

cuộc đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, dân chủ hóa đời sống xã hội và của bản thân Nhà nước. Mở rộng sự tham gia mạnh mẽ của người dân vào các quá trình ra quyết định, các hoạt động QLNN sẽ đóng góp quan trọng cho việc xây dựng một xã hội công bằng và dân chủ, ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hiện nay.

Việc thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động QLNN là vấn đề mang tính tất yếu khách quan, nó có ý nghĩa và vai trò vô cùng to lớn không chỉ đối với người dân mà còn đối với các cơ quan nhà nước. Điều này thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Một là, là cơ sở để đảm bảo quyền dân chủ của người dân, góp phần xây dựng một nhà nước dân chủ

Nhà nước ta là nhà nước dân chủ, Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động QLNN nói chung và hoạt động QLNN của UBND phường nói riêng, là cơ sở để đảm bảo xây dựng một nhà nước của dân do dân vì dân. Một nhà nước dân chủ không thể thực hiện được nếu như thiếu đi sự tham gia của người dân vào hoạt động QLNN. Đây chính là một trong những thước đo quan trọng để đánh giá mức độ dân chủ của mỗi quốc gia. Nó cũng là cơ sở để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được tôn trọng và thực hiện. Quyền dân chủ công dân phải được thực hiện ngay từ chính quyền địa phương.

Việc thu hút người dân còn giúp cho người dân nắm bắt được các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân sẽ được đảm bảo khi họ được tham gia vào hoạt động QLNN. Khi người dân đã nắm bắt được chúng thì việc triển khai của các cơ quan nhà nước sẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra, khi người dân tham gia

vào QLNN thì người dân sẽ dễ dàng đón nhận các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Vì vậy họ sẽ thực hiện chúng một cách nghiêm chỉnh. Người dân sẽ ý thức được trách nhiệm của mình. Một khi người dân đã ý thức được họ sẽ tự nguyện thực hiện.

- Hai là, huy động mọi nguồn lực của xã hội phục vụ cho hoạt động QLNN

Hoạt động QLNN đòi hỏi một nguồn lực tương đối lớn. Và với nguồn lực hạn chế của mình, khi thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội nhà nước gặp rất nhiều khó khăn. Nhu cầu của xã hội là rất lớn, trong khi đó nguồn lực nhà nước ở địa phương thì hạn chế. Vì vậy, thu hút người dân là giải pháp tối ưu có thể khắc phục được điều này. Người dân sẽ tham gia đóng góp không chỉ vật lực mà cả trí lực. Nguồn lực từ người dân là tương đối lớn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước tại UBND phường trên địa bàn quận thủ đức (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)