Kinh nghiệm tại thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước tại UBND phường trên địa bàn quận thủ đức (Trang 44 - 47)

1.6. Kinh nghiệm của một số địa phương về thu hút sự tham gia của ngườ

1.6.1. Kinh nghiệm tại thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước. Thành phố đang hướng tới xây dựng một chính quyền đô thị, trong đó trọng tâm là hướng đến một chính quyền thân thiện, phục vụ nhân dân. Thành

phố Hồ Chí Minh cũng là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong quá trình cải cách hành chính, là điển hình để các địa phương tham khảo học hỏi. Nhiều mô hình, cách làm mà Thành phố đang triển khai đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động QLNN nói chung và hoạt động QLNN của UBND phường là một nội dung được Thành phố quan tâm. Thành phố đã triển khai nhiều mô hình và cách thức triển khai hiệu quả như sau:

Thứ nhất, xây dựng kênh đối thoại giữa lãnh đạo với các cơ quan nhà nước của Thành phố và nhân dân. Lãnh đạo các cấp ở Thành phố Hồ Chí Minh thường tổ chức đối thoại trực tiếp của người dân để lắng nghe ý kiến đóng góp của người dân. Chính quyền các cấp của Thành phố rất chú trọng đến công tác tiếp dân, đối thoại trực tiếp với người dân để nắm bắt và xử lý kịp thời các thông tin phản ánh của người dân. Thông qua các cuộc tiếp xúc trực tiếp này một mặt lãnh đạo các cấp chính quyền có thể nắm bắt được các ý kiến, kiến nghị của người dân, mặt khác nó cũng giúp chính quyền giải đáp kịp thời những thắc mắc của người dân. Thành phố chủ trương tạo mối quan hệ gắn bó giữa chính quyền và người dân, hướng đến xây dựng một chính quyền thân thiện.

Thứ hai, xây dựng các kênh tiếp nhận thông tin phản hồi của người dân. Các cấp chính quyền ở Thành phố đã hình thành các kênh thông tin đa dạng để người dân có thể kiến nghị và phản ánh với chính quyền về các vấn đề phát sinh trong hoạt động QLNN. Các ý kiến của người dân được tiếp nhận và xử lý một cách kịp thời và nhanh chóng. Từ đó nhân dân cảm thấy tin tưởng và mạnh dạn hơn trong việc kiến nghị với cơ quan nhà nước. Người dân nhận thức được tham gia vào hoạt động QLNN vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân. Nỗ lực đưa chính quyền đến gần người dân bằng đa dạng hoá các kênh thông tin, xây dựng chính quyền thân thiện, cải thiện mối quan

hệ giữa nhà nước và người dân. Chính quyền các cấp đã tạo mối quan hệ tốt với công dân để hạn chế những “rào cản” giữa chính quyền và công dân.

Thứ ba, xây dựng một chính quyền trách nhiệm với công dân. Lãnh đạo Thành phố và lãnh đạo các phường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh luôn ý thức được trách nhiệm của mình đối với công dân. Họ phục vụ công dân một cách tận tụy và nhanh chóng. Họ hướng đến xây dựng một chính quyền thân thiện, một hình ảnh đội ngũ CBCC đẹp trong mắt nhân dân. Lãnh đạo các cấp chính quyền luôn giáo dục cho đội ngũ CBCC ý thức, trách nhiệm của mình trong thực thi công vụ cũng như trong giao tiếp với công dân. Các thủ tục hành chính, các kiến nghị của người dân luôn được giải quyết thấu đáo và thể hiện tinh thần trách nhiệm cao. Chính quyền luôn lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo cũng như mục tiêu hướng đến của mình.

Thứ tư, tổ chức cho công dân đánh giá CBCC khi tiến hành giao dịch với các cơ quan nhà nước ở địa phương. Công dân sau khi giao dịch với công chức thì có thể đánh giá thái độ, kết quả giải quyết công việc của công chức. Chính quyền các cấp đã xây dựng phần mềm đánh giá công chức, tiến hành phát phiếu khảo sát nhằm thu thập những thông tin của người dân phục vụ cho quá trình đánh giá CBCC. Thông qua việc người dân tham gia đánh giá CBCC đã giúp nâng cao trách nhiệm công vụ của công chức. Mặt khác, nó giúp cho người dân thấy được quyền làm chủ thực sự của mình.

Ngoài ra, Thành phố Hồ Chí Minh còn có chủ trương và đã thực hiện việc người dân trực tiếp bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND phường. Việc này đã được thực hiện tại quận 2, quận 7, quận 11, quận 12….. Thông qua việc bỏ phiếu tín nhiệm trực tiếp mà qua đó để các cấp ủy, chính quyền địa phương nắm rõ hơn sự tín nhiệm của người dân đối với đội ngũ cán bộ của mình, tạo điều kiện cho cán bộ am hiểu công việc, thái độ phục vụ dân được tốt hơn. Nhiều trường hợp qua bỏ phiếu

tín nhiệm của MTTQ mà Cấp ủy đánh giá đúng thực chất và chính xác, kịp thời thay thế hoặc phân công, bố trí lại cán bộ khi nhân dân không còn tín nhiệm.

Cán bộ lãnh đạo các cấp chính quyền ở Thành phố Hồ Chí Minh luôn quan niệm “Công dân là khách hàng”, CBCC là “Công bộc của nhân dân”. Vì vậy họ luôn giáo dục đội ngũ công chức để họ nhận thức và thực hiện đúng những điều này. CBCC khi thực thi công vụ phải nhận thức và thực hiện nghiêm chỉnh những cam kết và mục tiêu mà lãnh đạo đã đề ra, Thành phố chủ trương xây dựng hình ảnh “Người CBCC đẹp trong mắt người dân”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước tại UBND phường trên địa bàn quận thủ đức (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)