Đặc điểm tình hình của quận Thủ Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước tại UBND phường trên địa bàn quận thủ đức (Trang 51 - 60)

Ngày 01/4/1997, quận Thủ Đức được thành lập theo Quyết định số 119/QĐ-UBND ngày 18/3/1997 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh; thực hiện Nghị định số 03/NĐ-CP ngày 06/01/1997 của Chính phủ về việc thành lập quận Thủ Đức, quận 2, quận 9, quận 7, quận 12 và thành lập các phường thuộc các Quận mới – Thành phố Hồ Chí Minh.

Quận Thủ Đức nằm ở cửa ngõ Đông - Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, có diện tích tự nhiên là 4.764 hecta, gồm 12 phường, 73 khu phố và 881 tổ dân phố. Trong đó dân cư 129.954 hộ với 516.427 nhân khẩu; thường trú 58.544 hộ với 257.632 nhân khẩu, tạm trú 71.407 hộ với 258.795 nhân khẩu (số liệu do Công an Quận cung cấp). Quận Thủ Đức là một trong những địa bàn trọng điểm về quốc phòng – an ninh của Thành phố và khu vực, có các tuyến đường lớn quan trọng đi qua như: xa lộ Hà Nội; Quốc lộ 1A (còn gọi là xa lộ Trường Sơn), quốc lộ 13 và đường Kha Vạn Cân (tức quốc lộ 1 cũ). Là địa bàn giáp ranh cả hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy với các quận 2, quận 9, quận Bình Thạnh của Thành phố Hồ Chí Minh và các Thị xã Dĩ An, Thuận An của tỉnh Bình Dương.

Trên địa bàn Quận có nhiều cơ sở kinh tế - văn hóa – xã hội trọng điểm trú đóng như: khu chế xuất Linh Trung I, Linh Trung II; Đại học TDTT; Đại học Ngân hàng; Đại học Nông Lâm; Đại học Luật; Đại học Cảnh sát….và hệ

thống các trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, còn có nhà máy nước Thủ Đức và nhiều cơ sở kinh tế, kỹ thuật, thương mại, dịch vụ quan trọng thuộc Trung ương quản lý….là những điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển từ một Huyện vùng ven Thành phố (Thủ Đức cũ) chuyển sang xây dựng Quận đô thị với tốc độ phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ theo cơ cấu kinh tế công nghiệp – Thương mại dịch vụ và nông nghiệp.

Để thực hiện việc thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động QLNN của UBND phường, các cấp chính quyền trên địa bàn quận Thủ Đức đã tiến hành một số hoạt động cơ bản sau:

Một là, UBND phường và Quận đã ban hành nhiều văn bản pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thu hút. Các văn bản được ban hành dựa trên sự cụ thể hóa các văn bản của Trung ương, UBND Thành phố…. liên quan đến quyền tham gia QLNN của người dân. Các văn bản được ban hành trên nhiều nội dung hoạt động của nhà nước gắn với sự tham gia của người dân.

Hai là, nhằm tạo cơ sở cho hoạt động thu hút sự tham gia của người dân, UBND quận Thủ Đức chú trọng đến việc hoàn thiện bộ máy chỉ đạo trong lĩnh vực này, trong đó hoàn thiện về Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở các cấp, đặc biệt là ở phường. Đến nay 12/12 phường đã thành lập Ban chỉ đạo về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Ba là, UBND từ Quận đến phường tập trung thực hiện công tác dân vận nhằm tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia vào hoạt động QLNN (nhất là tại UBND 12 phường). Quận ủy đã ban hành Chương trình số 08 ngày 4 tháng 3 năm 2010 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận chính quyền trên địa bàn quận Thủ Đức. Đồng thời, UBND Quận đã cụ thể hóa chương trình của Quận ủy thông qua nội dung Kế hoạch số 176 ngày 28 tháng 3 năm 2010 về thực hiện công tác dân vận của chính quyền (hàng năm thông qua quy trình đo lường chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001:2000).

Bốn là, UBND Quận đã tăng cường xây dựng mối quan hệ giữa người dân và chính quyền thông qua các buổi “Tiếp xúc trực tiếp giữa lãnh đạo với nhân dân” nhằm giải tỏa những vấn đề bức xúc chính đáng của dân. Quận Thủ Đức luôn chú trọng đến công tác cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền.

Năm là, UBND quận Thủ Đức còn chú trọng xây dựng các mô hình, cách thức thực hiện có hiệu quả trong thu hút sự tham gia của người dân. Quận Thủ Đức đã chú trọng cả hai hình thức thu hút: là thu hút tham gia trực tiếp và thu hút tham gia gián tiếp. Vì vậy, cơ hội tham gia của người dân ngày càng được mở rộng theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dânkiểm tra”.

2.1.2. Hoạt động quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân phường

2.1.2.1. Quản lý nhà nước về kinh tế – xã hội

UBND quận Thủ Đức nhất là đối với các phường đã có nhiều biện pháp để thu hút sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, hình thức người dân tham gia chủ yếu trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách được thể hiện hết sức đa dạng như đóng góp ý kiến, góp vốn, tham gia tổ chức thực hiện…..

UBND phường cũng chú trọng việc lấy ý kiến của người dân khi xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. UBND phường chỉ đạo khu phố tổ chức các cuộc họp đột xuất để lấy ý kiến của người dân về những vấn đề dân bàn, dân quyết, dân kiểm tra, giám sát. Tại các cuộc họp, người dân đã tham gia phát biểu những ý kiến, kiến nghị của mình về những vấn đề được lấy ý kiến, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, ý kiến phản ánh thể hiện trách nhiệm cao. Những người đại diện cho cơ quan có thẩm quyền đã giải trình về những vấn đề tổ chức lấy ý kiến. Những ý kiến, kiến nghị chính đáng của người dân đã được ghi nhận kịp thời.

Chính quyền, MTTQ và các đoàn thể đã phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức Hội nghị để nhân dân bàn bạc thống nhất các chủ trương, giải pháp trước khi thực hiện, nhất là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của cộng đồng dân cư như: quy ước khu phố; tiêu chí xét hộ gia đình văn hóa, khu phố văn hóa; kế hoạch thực hiện cơ sở hạ tầng, xây dựng và sửa chữa nhà tình nghĩa, tình thương, bình xét cho vay vốn sản xuất kinh doanh hoặc các công trình phúc lợi xã hội có liên quan đến nhiều hộ; thực hiện “3 bình cử 4 công khai” trong tuyển gọi công dân nhập ngũ… Qua 6 năm (2010- 2016), theo thống kê, các phường đã tổ chức 1.536 cuộc họp với hơn 86.016 lượt đại diện hộ gia đình tham dự để bàn luận những vấn đề của địa phương.

CBCC lãnh đạo của UBND phường tham gia trực tiếp tiếp xúc với người dân để nắm bắt kịp thời các ý kiến đóng góp người dân. Chính quyền tại địa phương luôn thể hiện thiện chí trong quá trình lấy ý kiến đóng góp của người dân. Nhiều mô hình cách thức hay trong tập hợp lấy ý kiến người dân đã được chính quyền các cấp, đặc biệt là của UBND phường triển khai thực hiện. Để nắm bắt kịp thời những ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của người dân thì từ tháng 9/2013 UBND quận Thủ Đức đã triển khai thực hiện phong trào “Gần dân, hiểu dân, sát dân” thông qua việc tổ chức đối thoại trực tiếp với nhân dân.

Đối với các vấn đề liên quan đến công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì UBND phường đã trực tiếp tổ chức lấy ý kiến của người dân. Việc lấy ý kiến được tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau. Các ý kiến đóng góp đã được tập hợp thông qua Tổ dân phố, khu phố, các tổ chức chính trị - xã hội. Ngoài ra, đối với những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình

thì UBND phường đã phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để tiếp xúc, trao đổi với người dân.

Tuy vậy, việc thu hút người dân tham gia đóng góp các ý kiến cho UBND phường khi xây dựng chính quyền còn nhiều bất cập. Một số ít chính quyền địa phương khi lấy ý kiến người dân còn mang tính hình thức, chưa tập hợp được đông đảo người dân tham dự nên khi tổ chức thực hiện đôi lúc không được sự ủng hộ của đại bộ phận nhân dân. Ngoài ra mô hình đối thoại trực tiếp với người dân của lãnh đạo chỉ thực hiện tốt ở một số phường. Một số UBND phường chưa thực sự coi trọng đến việc đối thoại, trao đổi trực tiếp với người dân ngoài trụ sở làm việc của chính quyền.

Đối với việc thu hút sự tham gia góp ý xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật do UBND phường ban hành thì hiện nay ít được chú trọng. Thực tế hiện nay hằng năm tỷ lệ ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND phường là không nhiều. Phường chủ yếu tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy, UBND phường chủ yếu tổ chức cho người dân tham gia góp ý đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cấp trên. Tuy nhiên, mức độ tham gia của người dân còn thấp. Mặc khác, do trình độ hiểu biết pháp luật của người dân cũng chưa cao nên khả năng tham gia của người dân bị hạn chế.

2.1.2.2. Quản lý nhà nước về an ninh, quốc phòng

Trong hoạt động bảo vệ an ninh trật tự đặc biệt là ở phường đô thị (Linh Chiểu và Bình Thọ) và các khu công nghiệp, khu chế xuất thì UBND phường cũng rất chú trọng lôi cuốn người dân tham gia. Thực hiện chỉ đạo của Quận ủy, UBND Quận, Công an quận Thủ Đức đã tích cực phối hợp với doanh nghiệp, UBND các phường thành lập các tổ chức tự quản trong doanh nghiệp tại địa bàn dân cư. Vấn đề ANTT ở các phường hiện nay diễn biến phức tạp. Tội phạm và các tệ nạn xã hội có xu hướng tăng lên. Nắm bắt được

điều này UBND phường đã chủ động phối hợp với các Tổ tự quản, Ban bảo vệ dân phố, các chủ nhà trọ tham gia thực hiện tốt công tác đảm bảo ANTT. Các mô hình tự quản đã hình thành và bước đầu đã lôi cuốn sự tham gia và tạo lòng tin của nhiều tầng lớp nhân dân. Đối với đội ngũ công nhân thì họ không có nhiều thời gian, công sức để tham gia đóng góp nhưng việc lôi cuốn họ tham gia gắn với khu vực sinh hoạt của họ là hết sức cần thiết. Chính quyền đã tổ chức vận động, giáo dục để họ thấy được lợi ích và nghĩa vụ của họ trong việc tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm.

Kết quả xây dựng và hoạt động của các mô hình tự quản về ANTT: Mô hình “Hộ, Nhóm hộ, Tổ dân phố tự quản về ANTT”: Công an Quận đã triển khai Kế hoạch số 42/KH-CATĐ ngày 18/04/2011 về “Củng cố kiện toàn về tổ chức và hoạt động của mô hình Hộ, nhóm hộ, tổ dân phố tự quản về ANTT” đến Đảng ủy, UBND 12 phường xây dựng kế hoạch chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các khu phố phối hợp lực lượng Công an phường thực hiện. Đến nay, đã xây dựng được 4.931 nhóm hộ tự quản với 20.428 thành viên. Qua thời gian triển khai thực hiện mô hình, quần chúng nhân dân đã cung cấp 1.499 tin.

Mô hình “Xe ôm tự quản”: Với đặc điểm địa bàn Quận có nhiều tuyến đường huyết mạch như: quốc lộ 13, 1A, 1K… và nhiều trạm dừng đón khách nên lực lượng xe ôm hình thành nhiều. Công an Quận đã chỉ đạo Công an phường rà soát và tham mưu Chủ tịch UBND phường ra quyết định thành lập và hoạt động theo quy chế đề ra, trong đó phường Hiệp Bình Chánh đi đầu làm điểm với nghiệp đoàn xe ôm tự quản.

Mô hình “Nhà trọ tự quản”: được thành lập theo Quyết định số 2347/QĐ-UBND ngày 10/5/2011 của UBND Thành phố về tiêu chuẩn xây dựng nhà ở tập thể, gia đình văn hóa giai đoạn 2011-2015 và chỉ đạo của Thường trực Quận ủy tại Công văn số 176-CV/QU ngày 16/02/2012 về tổ

chức xây dựng nhà trọ, các mô hình tự quản về ANTT. Hiện nay, trên địa bàn Quận có 4.390 nhà trọ đăng ký tự quản, đều có quy ước nhà trọ, cung cấp cho Công an nhiều nguồn tin liên quan đến ANTT, riêng từ đầu năm 2015 đến nay đã cung cấp 112 tin, giúp Công an xử lý 22 vụ 36 đối tượng.

Mô hình “Tổ công nhân tự quản”: Với địa bàn Quận giáp ranh Thị xã Dĩ An, Thị xã Thuận An – Tỉnh Bình Dương, có khu chế xuất, khu công nghiệp, thu hút lượng lớn công nhân lao động từ các tỉnh đến tạm trú trên địa bàn. Liên đoàn Lao động và Công an Quận đã ký Kế hoạch phối hợp số 04/KHPH-LĐLĐ-CA ngày 15/11/2006 về phối hợp hành động giữ gìn ANTT trên địa bàn quận Thủ Đức. Trong đó, có xây dựng mô hình Tổ công nhân tự quản. Liên đoàn Lao động phối hợp với Công an Quận triển khai đến Công Đoàn và Công an 12 phường rà soát, vận động các khu nhà trọ có nhiều công nhân để thành lập, ra mắt Tổ công nhân tự quản, Đến nay, Quận xây dựng được tổng cộng 315 Tổ công nhân tự quản với 1.142 thành viên. Trong quá trình hoạt động, Tổ công nhân tự quản đã cung cấp cho cơ quan Công an nhiều thông tin liên quan đến ANTT, tính từ đầu năm 2015 đến nay đã cung cấp 18 tin, giúp Công an xử lý 04 vụ 04 đối tượng.

Mô hình “Sinh viên tự quản”: thực hiện Kế hoạch 174/KH-UBND ngày 01/8/2011 của UBND Quận về xây dựng mô hình điểm “Nhà trọ sinh viên tự quản về ANTT”. Qua phối hợp giữa Công an và Đoàn phường Linh Trung đến nay đã xây dựng được 47 Tổ sinh viên tự quản với 235 thành viên. Qua quá trình hoạt động từ đầu năm 2015 đến nay đã cung cấp 12 nguồn tin liên quan đến ANTT cho lực lượng Công an, giúp lực lượng Công an xử lý kịp thời các vụ việc liên quan đến ANTT trên địa bàn.

Mô hình “Dân phòng tự quản”: Được tổ chức gồm những thành viên là người có tâm huyết trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, là những quần chúng tiêu biểu, có tinh thần trách nhiệm cao trong đấu tranh phòng

chống tội phạm. Hiện trên địa bàn Quận thành lập 17 Tổ với 87 thành viên. Kinh phí hoạt động do nhân dân trong khu vực đóng góp và thu, chi có sổ sách theo dõi quản lý chặt chẽ. Tổ chức hoạt động theo kế hoạch và hướng dẫn của Công an phường. Thường xuyên tổ chức tuần tra canh gác, hỗ trợ tích cực cho lực lượng Công an phường giải quyết các vụ việc xảy ra, tham gia bảo vệ hiện trường, giữ gìn ANTT trên địa bàn. Từ đầu năm 2015 đến nay đã cung cấp 49 nguồn tin liên quan đến ANTT cho lực lượng Công an, giúp lực lượng Công an xử lý 06 vụ 27 đối tượng, giải tán 75 vụ tụ tập gây mất ANTT trên địa bàn.

Mô hình “Khách sạn, nhà nghỉ tự quản”: Công an phường Linh Trung đã tham mưu UBND phường thành lập và hoạt động từ tháng 12/2013 đến nay với 14 Tổ, 74 thành viên, có quy ước hoạt động, phân công cụ thể từng bộ phận, trang bị hệ thống camera giao lễ tân, bảo vệ quan sát ở hành lang và khu vực xung quanh khách sạn. Thực hiện nghiêm việc khai báo lưu trú với Công an phường theo quy định. Qua hoạt động chủ cơ sở và các nhân viên đã nâng cao ý thức hơn trong phòng, chống tội phạm, mạnh dạn từ chối đối với các trường hợp nghi vấn lưu trú và có báo cáo về Công an phường. Các nhà nghỉ, khách sạn đã cung cấp cho Công an phường 02 tin trong đó có 01 tin có giá trị.

Mô hình “Nhà trọ không tội phạm ẩn náu, hoạt động”: được thành lập và hoạt động với 150 nhà trọ trên địa bàn phường Linh Trung từ năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước tại UBND phường trên địa bàn quận thủ đức (Trang 51 - 60)