Nội dung và các hình thức thu hút sự tham gia của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước tại UBND phường trên địa bàn quận thủ đức (Trang 60 - 73)

Việc thu hút người dân tham gia vào hoạt động QLNN của UBND phường thể hiện trên nhiều nội dung, với các hình thức đa dạng và phong phú.

2.2.1.1. Tham gia bầu cử Tổ trưởng dân phố, Trưởng Ban điều hành khu phố

Trong hệ thống các cấp chính quyền thì UBND phường được coi là cấp cơ sở cuối cùng của hệ thống. Điều này có nghĩa là khu phố không nằm trong hệ thống các cấp chính quyền. Tuy nhiên, hệ thống này lại có mối quan hệ hữu cơ gắn bó mật thiết với UBND phường. Các đơn vị tự quản có thể xem là cánh tay nối dài của cơ quan nhà nước và là cầu nối giữa người dân với UBND phường. Các phường rất quan tâm đến tổ chức và hoạt động cho các đơn vị tự quản này nhất là công tác bầu cử những người đứng đầu.

Để tạo điều kiện cho hoạt động của đơn vị tự quản, UBND quận Thủ Đức thường xuyên quan tâm và có những văn bản quy định về tổ chức và hoạt động của các đơn vị này như Quyết định số 269/2010/QĐ-UBND về tổ chức và hoạt động của Tổ dân phố, khu phố. Ngày 24/8/2015 UBND quận Thủ Đức đã ban hành Quyết định số 72/2015/QĐ-UBND về ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Tổ dân phố, khu phố trên địa bàn quận Thủ Đức. Quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Tổ trưởng, Trưởng Ban điều hành khu phố đã được hình thành tương đối rõ ràng và khoa học. Đây là đơn vị do người dân trực tiếp bầu và được hình thành, hoạt động trên sự tín nhiệm của nhân dân. Người dân được tự do đề xuất, lựa chọn những người hoạt động có hiệu quả trong các đơn vị tự quản để đại diện cho tiếng nói của mình. Tỷ lệ người dân tham gia bầu cử Tổ trưởng, Trưởng Ban điều hành khu phố là tương đối cao. So với những người do người dân trực tiếp bầu thì Tổ trưởng và Trưởng Ban điều hành khu phố là người tiếp xúc trực tiếp với người dân nhiều nhất nên mức độ gắn bó giữa họ với người dân là tương đối lớn. Người dân cũng thường tìm đến những người này để phản ánh những thông tin với

UBND phường. Chính vì vậy, UBND phường cũng rất chú trọng đến công tác lựa chọn, bầu cử, tổ chức và hoạt động của các đơn vị tự quản này.

UBND phường đã chủ động tuyên truyền đến người dân tham gia bầu Tổ trưởng, Trưởng Ban điều hành khu phố. Người dân tham gia bầu cử một cách trực tiếp, khách quan, dân chủ trong niềm tin, trách nhiệm và quyền lợi nên hầu hết đều tích cực tham gia bầu cử với tỉ lệ đi bầu đạt từ 85% trở lên; số phiếu bầu cho người trúng cử đều đạt so với yêu cầu, không có Tổ dân phố, khu phố nào phải tổ chức bầu lại, nhiều Tổ dân phố, khu phố số phiếu trúng cử của các ứng cử viên đạt tỷ lệ 100%.

Đối với các ứng cử viên sau khi được trúng cử đều hoạt động theo quy chế do UBND phường ban hành (tập trung chủ yếu là triển khai các chủ trương, công tác chăm lo cho hộ nghèo, gia đình chính sách…..đặc biệt chú trọng đến sự tham gia đóng góp của người dân về hoạt động của Tổ dân phố, khu phố, phường trong xây dựng Tổ, khu phố, phường đạt chuẩn văn hóa).

2.2.1.2. Tham gia đánh giá, bỏ phiếu tín nhiệm cán bộ công chức

Quá trình đánh giá cán bộ công chức ở phường thì người dân cũng được tạo điều kiện để tham gia. Để tạo điều kiện cho việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh ở phường thì HĐND Quận phối hợp với UB.MTTQ Việt Nam Quận ban hành hướng dẫn số 205/HD/MTTQ ngày 07/2/2010 về việc hướng dẫn lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường và kiểm tra lại hiệu quả thực thi nhiệm vụ của từng CBCC trên các lĩnh vực được phân công. Hướng dẫn đã tạo điều kiện thuận lợi cho UBND phường trong việc lấy phiếu tín nhiệm đối với những chức danh này.

Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh lãnh đạo chủ chốt hàng năm ở phường do UB.MTTQ chủ trì ngày càng củng cố niềm tin của người dân đối với đội ngũ cán bộ thực thi nhiệm vụ tại cơ sở, góp phần hạn chế các

hiện tượng tiêu cực. Hàng năm, UBND phường phối hợp với Mặt trận Tổ quốc tổ chức cho người dân góp ý với bản kiểm điểm các chức danh chủ chốt ở phường. Qua 6 năm (2010 - 2016) đã tổ chức được 728 cuộc với 58.247 lượt người tham dự. Việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng Ban điều hành khu phố, Tổ trưởng Tổ dân phố; thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ ở cơ sở…. theo tinh thần Nghị quyết liên tịch của Chính

phủ và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cũng được tổ chức theo đúng định kỳ.

Hiện nay, UBND quận Thủ Đức và UBND 12 phường đều thực hiện việc xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001: 2008 đã tiến hành lấy phiếu khảo sát người dân để đánh giá mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ của cơ quan nhà nước, trong đó có nội dung liên quan đến đánh giá thái độ, cách thức, tiến độ giải quyết công việc của CBCC. Từ những kết quả đánh giá này, bước đầu UBND Quận, phường đã có những điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao thái độ phục vụ người dân của đội ngũ CBCC. Đồng thời, cũng giúp động viên người dân tham gia tích cực vào quá trình đánh giá CBCC. Tuy nhiên, việc lấy phiếu khảo sát này được thực hiện cũng chưa thực sự khoa học và mang tính khách quan. Việc lấy phiếu này chủ yếu đánh giá chung của hoạt động chính quyền chứ không gắn với từng cá nhân CBCC. Ngoài ra, thời gian thực hiện việc lấy phiếu là thời điểm gần cuối năm, trước các đợt đánh giá của ISO vì vậy tính chính xác và kịp thời của các thông tin đánh giá cũng chưa cao.

Việc thu hút người dân tham gia vào đánh giá CBCC đa phần chỉ dừng lại ở việc lấy phiếu tín nhiệm những người đứng đầu HĐND và UBND phường. Trong khi đó đối với các chức danh công chức chuyên môn - những người trực tiếp làm việc với người dân một cách thường xuyên như: cán bộ địa chính, văn hóa thông tin, tư pháp, văn phòng Ủy ban, công an, quân sự…..

thì UBND phường lại không tổ chức lấy ý kiến người dân. Người dân không được tạo điều kiện tham gia vào quá trình này. Kết quả khảo sát của HĐND và UB.MTTQ Quận cho thấy có tới 63,75% cán bộ công chức khi được hỏi cho rằng việc tổ chức đánh giá cán bộ công chức hiện nay thì UBND phường không tổ chức lấy ý kiến người dân, trong khi đó con số này của người dân lên đến 81,23%. Một số nơi có lấy ý kiến nhưng chủ yếu thông qua con đường không chính thức. Có thể nói đây là một thiếu sót của chính quyền khi đã thờ ơ đến việc thu hút người dân tham gia vào quá trình này.

2.2.1.3. Tham gia bầu cử Hội đồng nhân dân của Quận và phường

HĐND của Quận, phường được thành lập vào ngày 22/5/2016. Việc thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động QLNN của UBND phường đã được quận Thủ Đức đặc biệt quan tâm. Người dân được thu hút tham gia vào quá trình bầu cử để thành lập nên các cơ quan nhà nước tại địa phương.

Các phường trên địa bàn Quận đã tiến hành công tác tuyên truyền vận động người dân tích cực tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp đặc biệt là đại biểu HĐND phường. Công tác chuẩn bị và tổ chức bầu cử được thực hiện một cách chu đáo, đúng quy trình và quy định. Bầu cử đã trở thành một ngày hội chính trị của đông đảo người dân trên địa bàn Quận. UBND phường là cấp trực tiếp triển khai các hoạt động bầu cử các cấp, chính vì vậy sự chủ động của UBND phường đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia bầu cử.

Bảng 2.2: Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu Bầu cử Quốc hội,

HĐND các cấp trên địa bàn quận Thủ Đức nhiệm kỳ 2016-2021

Số đơn vị Số khu vực Số cử tri Số cử tri Tỷ lệ

bầu cử bầu cử trong danh sách đi bầu

113 148 330.097 323.695 98,06%

Tỷ lệ cử tri đi bầu cử trên địa bàn Quận đạt tỷ lệ tương đối cao 98,06%. Điều này chứng tỏ việc bầu cử đã thu hút được người dân tham gia. Đạt được tỷ lệ cao như vậy là do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó UBND từ Quận đến phường đã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động người dân. Cả hệ thống chính trị - xã hội của UBND phường đã chủ động tuyên truyền, vận động người dân tham gia bầu cử. Các thông tin về bầu cử đã được công khai minh bạch để người dân nắm bắt kịp thời. Các thông tin về ứng cử viên, quy trình cách thức bầu cử, quyền và nghĩa vụ của cử tri cũng được UBND phường thông tin một cách kịp thời, công khai, đầy đủ và chính xác. Người dân luôn được tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện quyền làm chủ của mình. Công tác tập huấn cho bầu cử, việc lấy ý kiến của cử tri, hiệp thương đã được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. Có thể nói sự thành công của cuộc bầu cử có sự đóng góp rất lớn của toàn hệ thống chính trị - xã hội của UBND phường.

Tuy nhiên, trong công tác chuẩn bị và tổ chức bầu cử HĐND vẫn còn tồn tại một số bất cập. Việc rà soát, lập danh sách cử tri chưa chặt chẽ, còn biến động cử tri đến thời điểm chốt danh sách cử tri mới phát hiện bổ sung tăng hoặc giảm (chủ yếu là cử tri thường trú); công tác niêm yết danh sách cử tri, danh sách những người ứng cử chưa trang trọng, khoa học, còn sơ sài hoặc chưa hợp lý gây khó khăn cho người dân, cử tri khi đối chiếu, theo dõi.

Ngoài ra, công tác tuyên truyền nhìn chung đã triển khai thực hiện theo kế hoạch đã đề ra, nhưng thực tế ở một số địa phương chưa gây sự chú ý nhiều đến người dân, nhất là tuyên truyền bằng hình thức trực quan ở các tuyến đường chính, khu trung tâm chưa tạo khí thế sôi động để cổ động cho ngày bầu cử.

Mặc dù tỷ lệ cử tri tham gia bầu cử tương đối cao, tuy nhiên chất lượng của việc bầu cử là một vấn đề cũng cần phải được xem xét. Hiện nay tình

trạng “bỏ phiếu thay” vẫn còn xảy ra. Một số người dân chưa thực sự quan tâm đến quyền bầu cử của mình.

Trong hệ thống các cơ quan dân cử thì HĐND phường là cấp gần dân nhất vì vậy có nhiều điều kiện để trực tiếp làm việc với người dân. Tuy nhiên, theo kết quả báo cáo hoạt động của HĐND Quận thì tỷ lệ người dân không biết và không nhớ đại biểu HĐND của mình là khá cao (54,5%). Việc tỷ lệ người dân không biết hoặc không nhớ rõ đại biểu của mình có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, chủ yếu là do hoạt động của các đại biểu còn chưa bám sát vào cử tri. Vai trò của các đại biểu HĐND chủ yếu thể hiện ở kỳ họp của HĐND. Hiện nay, HĐND phường chỉ họp 2 kỳ/năm, thời gian còn lại vai trò của các đại biểu này chưa được thể hiện rõ nét. Một số đại biểu HĐND phường cũng không gắn bó nhiều với người dân ở địa phương. Sau kỳ họp các đại biểu tập trung vào cuộc sống hằng ngày của họ, ít tiếp xúc với cử tri để lắng nghe các tâm tư, nguyện vọng của người dân. Điều này đã làm cho mức độ gắn bó giữa đại biểu HĐND phường và cử tri là không cao. Một nguyên nhân cơ bản nữa là việc người dân ít quan tâm đến hoạt động của các đại biểu này. Người dân vẫn chưa ý thức cao về quyền lợi chính trị của mình trong vấn đề bầu cử. Một số người dân tỏ ra khá thờ ơ với hoạt động của các đại biểu dân cử của mình. Kết quả báo cáo của HĐND cho thấy trong 54,5% người dân không biết hoặc không nhớ đại biểu HĐND của mình thì có đến 17,19% trả lời là do không quan tâm, 25% trả lời là tạm thời không nhớ và có đến 64,22% ý kiến được hỏi trả lời là do ít tiếp xúc, ít làm việc với đại biểu HĐND nên không nhớ rõ.

2.2.2. Biện pháp và kết quả đạt được nhằm thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân phường.

Việc người dân tham gia thực hiện các chính sách hiện nay của chính quyền tập trung thu hút vào hai hoạt động chủ yếu là tham gia đóng góp vốn, công sức và tham gia cùng với nhà nước thực hiện các chính sách khi được triển khai thực hiện.

Thứ nhất, tham gia góp vốn, công sức

Bên cạnh việc lấy ý kiến đóng góp của người dân thì UBND phường cũng chú trọng đến việc vận động người dân tham gia đóng góp các nguồn lực vào thực hiện các kế hoạch kinh tế - xã hội. Những nguồn lực người dân tham gia đóng góp đã góp phần đảm bảo các nguồn lực cho việc thực hiện các chính sách này.

Để tạo điều kiện cho việc huy động các khoản đóng góp của người dân vào các quỹ ở phường thì UBND Quận đã ban hành định mức thu các khoản đóng góp đối với từng loại quỹ, quy định đối tượng đóng góp, mức đóng góp Quỹ quốc phòng, an ninh ở phường trên địa bàn quận Thủ Đức. Việc xây dựng các văn bản pháp lý như vậy đã tạo cơ sở để UBND phường huy động các khoản đóng góp được thống nhất và dễ dàng. Dựa trên những văn bản pháp lý này, UBND phường đã tiến hành huy động các khoản đóng góp từ phía người dân. Hiện nay theo quy định thì chỉ có quỹ phòng chống lụt bão là bắt buộc, còn lại các quỹ khác như bảo trợ trẻ em, quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, quỹ đền ơn đáp nghĩa….. là do sự tự nguyện của người dân. Nhưng UBND phường cũng đã chủ động vận động người dân tham gia đóng góp, vì vậy các khoản đóng góp tự nguyện của người dân cũng ngày một tăng lên.

Bảng 2.2: Tổng hợp quỹ vì ngƣời nghèo; nhà tình nghĩa, tình thƣơng; xây dựng “Nông thôn mới” thực hiện theo Pháp lệnh số 34

Năm Các loại quỹ Nhà tình nghĩa, tình Xây dựng Nông

(đồng) thƣơng (Căn) thôn mới (đồng) 2010 540.583.500 38 căn/572.564.000 2011 560.034.000 26 căn/554.686.000 2012 626.284.022 12 căn/241.980.000 2013 628.252.500 14 căn/411.184.000 2014 630.525.778 12 căn/547.327.000 2015 641.493.000 6 căn/220.000.000 720.000.000 2016 659.362.000 16 căn/635.697.000 960.000.000 Tổng 4.286.534.800 124 căn/3.183.438.000 1.680.000.000

“Nguồn: UB.MTTQ Việt Nam quận Thủ Đức cung cấp”

Không chỉ huy động các khoản đóng góp vào quỹ mà UBND phường còn huy động sự đóng góp của người dân vào việc thực hiện trực tiếp các chính sách kinh tế - xã hội. Vì thế, UBND Quận đã tích cực huy động các khoản đóng góp của người dân để thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Nhìn chung, các khoản đóng góp của người dân vào thực hiện kế hoạch ngày càng tăng góp phần xây dựng quận Thủ Đức “Văn minh – nghĩa tình”.

Sự đóng góp của người dân có xu hướng ngày càng tăng lên, các đóng góp của người dân biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như đóng góp vốn trực tiếp, công sức, đất đai..… Đóng góp tự nguyện để đầu tư xây mới hoặc tu sửa các công trình công cộng, dân sinh ở địa bàn dân cư như nhà văn hóa, làm đường, các trường học, công viên.... là một hình thức biểu hiện sự tham gia tự nguyện, chủ động của người dân.

Có được sự đóng góp to lớn như vậy là do UBND Quận nhất là đối với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước tại UBND phường trên địa bàn quận thủ đức (Trang 60 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)