Đổi mới biện pháp nhằm thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước tại UBND phường trên địa bàn quận thủ đức (Trang 97 - 111)

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện về thu hút sự tham gia của người dân

3.2.4. Đổi mới biện pháp nhằm thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt

vào hoạt động quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân phường

Chính quyền địa phương là yếu tố trụ cột của hệ thống chính trị cơ sở, hiệu quả hoạt động của nó có vai trò hết sức quan trọng trong việc thu hút sự tham gia của người dân. Một chính quyền hoạt động hiệu lực, hiệu quả thì việc thu hút sự tham gia của người dân cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn. Một chính quyền hoạt động hiệu quả sẽ có những giải pháp phù hợp trong việc thu hút sự tham gia của người dân. Ngoài ra, người dân cũng sẽ yên tâm và chủ động hơn trong việc tham gia vào hoạt động QLNN.

Hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương được thể hiện thông qua hiệu quả hoạt động của HĐND và UBND, do đó cần chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của hai nhóm cơ quan này.

Thứ nhất, đối với HĐND phường

Hoạt động của HĐND phường cần đi vào thực chất và hiệu quả hơn. HĐND cần đổi mới và nâng cao chất lượng các kỳ họp của mình. Công tác chuẩn bị cho kỳ họp phải được chú trọng. Phát huy tính dân chủ khi thực hiện các kỳ họp. Ngoài ra, HĐNĐ phường cũng cần thực hiện tốt chức năng giám sát của mình. Để thực hiện tốt chức năng giám sát của mình thì HĐND cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội (đại diện là MTTQ phường). Xây dựng và hoàn thiện cơ chế đối với các cơ quan này.

Đại biểu HĐND phải thực sự là cầu nối giữa chính quyền và người dân. Đại biểu HĐND phường cần gắn bó mật thiết với người dân, thường xuyên lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người dân. Ngoài hai kỳ họp theo quy định

của pháp luật thì mỗi đại biểu HĐND cần tích cực hoạt động hơn nữa. Trong đó đại biểu HĐND phải làm sao để trở thành một địa điểm tin cậy để người dân chia sẻ những đóng góp. Không chỉ liên hệ mật thiết với người dân, đại biểu HĐND cũng cần giám sát chặt chẽ hoạt động của UBND phường. Phát hiện và kiến nghị kịp thời để HĐND xử lý đối với hoạt động của UBND.

HĐND cần phối hợp với MTTQ thực hiện việc xây dựng kế hoạch lấy phiếu tín nhiệm đối với các đại biểu HĐND. Việc lấy phiếu tín nhiệm là hết sức cần thiết. HĐND có thể chủ động việc lấy phiếu tín nhiệm hằng năm, không nhất thiết là hai năm lấy một lần như hiện nay.

Thứ hai, đối với UBND phường

Cần phải chú trọng xây dựng UBND phường thực sự là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, có đủ khả năng thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước thành chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương một cách thiết thực. Có như vậy, dân mới tin tưởng vào chính quyền, mới cùng chính quyền thực hiện tốt hoạt động QLNN. Chúng ta cần phải có những giải pháp để nâng cao chất lượng của đội ngũ CBCC phường. CBCC phường cần phải được trang bị những kỹ năng kiến thức trong thực hiện công việc cũng như trong giao tiếp với người dân. Tổ chức hoặc cử CBCC phường tham gia các khóa bồi dưỡng về kỹ năng dân vận, kỹ năng giao tiếp ứng xử nơi công vụ…

UBND phường cần đẩy mạnh quá trình cải cách hành chính. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính trong các hoạt động của mình, tập trung xây dựng đội ngũ CBCC có phẩm chất, năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao; áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của mình. Lãnh đạo UBND phường cần tăng cường công tác kiểm tra hoạt động của đội ngũ CBCC phường để đảm bảo thực hiện đúng những quy định của pháp luật. UBND

phường cần nghiên cứu và áp dụng các mô hình quản lý có hiệu quả của các địa phương và vận dụng vào hoạt động của mình.

UBND phường cần nghiên cứu áp dụng hiệu quả Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của mình. Hiện nay việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đối với UBND phường là bắt buộc. Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng này sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động QLNN. Mặt khác nó cũng giúp cải thiện mối quan hệ giữa nhà nước và người dân. Trong ISO đòi hỏi chính quyền phải coi công dân là khách hàng và tạo điều kiện để người dân tham gia vào hoạt động của mình. Thực hiện 4 biết: biết chủ trương; biết tiếp thu, biết thấu hiểu; biết cười.

3.2.5. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức phường và năng lực các Trưởng ban điều hành khu phố, Tổ trưởng dân phố

Trong việc thu hút sự tham gia của người dân vào QLNN thì người dân chính là đối tượng của việc thu hút, trong khi đó cơ quan nhà nước, CBCC lại là những chủ thể sẽ thực hiện hoạt động thu hút. Vì vậy để thực hiện tốt hoạt động này của chính quyền địa phương thì trước hết cần nâng cao nhận thức của cả chủ thể và đối tượng về nội dung, ý nghĩa và sự cần thiết của việc thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động QLNN. Nhận thức có vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi người. Chỉ khi nào có nhận thức đúng đắn và đầy đủ thì họ mới có những hành động phù hợp và kịp thời. Sự tham gia của người dân không chỉ mang lại lợi ích cho nhà nước mà còn mang lại lợi ích cho chính người dân. Chính vì vậy họ phải nhận thức đúng đắn về điều này.

Trước hết cần nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBCC. CBCC cần nhận thức được việc thu hút sự tham gia của người dân là trách nhiệm của cơ quan nhà nước, CBCC khi thực thi công vụ. Việc người dân tham gia QLNN không phải là quyền tự chọn, tự quyết định của cơ quan nhà nước mà đây là một nội

dung đã được quy định trong Hiến pháp và nhiều văn bản luật. Mỗi CBCC cần thấy rằng trong xu thế dân chủ hóa hiện nay thì mối quan hệ giữa chính quyền và người dân đã có sự thay đổi. Đó không còn là quan hệ mang tính chất mệnh lệnh một chiều mà đó là quan hệ mang tính chất hai chiều, có sự gắn bó chặt chẽ, sự tương tác giữa chính quyền và người dân ngày một tăng lên. Bên cạnh đó, việc người dân tham gia cũng là một cách thức hỗ trợ cho hoạt động QLNN. Hoạt động QLNN sẽ trở nên hiệu lực hiệu quả hơn, hoạt động của CBCC sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn khi huy động được sự tham gia của người dân.

Trong khi đó đối với người dân việc nâng cao nhận thức này tập trung vào việc nhận thức được vai trò, ý nghĩa cũng như lợi ích của việc tham gia vào hoạt động QLNN ở địa phương. Người dân cần thấy rõ được lợi ích của mình khi tham gia vào hoạt động này. Chính quyền cần làm cho người dân thấy rõ việc tham gia QLNN là cách để người dân thực hiện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Người dân cần hiểu rõ phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và biến nó thành những hành động cụ thể trong thực tế. Bên cạnh đó, người dân cũng cần nắm rõ được nội dung, cách thức và những con đường để tham gia. Chỉ khi họ nắm bắt được những điều này thì việc tham gia của họ mới đầy đủ và thiết thực hơn.

Để Tổ dân phố, khu phố phát huy vai trò của mình trong công tác tập hợp, vận động nhân dân tham gia vào hoạt động QLNN của chính quyền địa phương thì cần thực hiện các biện pháp sau:

Một là, tăng cường tập huấn, bồi dưỡng cho những người đang hoạt động trong các đơn vị tự quản

Các tổ chức tự quản hoạt động một cách tự nguyện, dựa trên sự tin tưởng của nhân dân. Tuy nhiên, để các đơn vị này hoạt động hiệu quả thì cần phải được tổ chức khoa học, bài bản. Đối với những người hoạt động trong

các đơn vị tự quản cần phải được tập huấn, bồi dưỡng các kỹ năng kiến thức về mặt pháp luật cũng như về công tác vận động quần chúng nhân dân. Nếu nắm bắt được các kỹ năng một cách khoa học cũng như hiểu biết đầy đủ về pháp luật, chính sách thì hoạt động của họ sẽ hiệu quả hơn.

Thường xuyên tổ chức các khóa bồi dưỡng cho các Tổ trưởng dân phố, Trưởng khu phố. Nội dung tập trung vào các vấn đề như kỹ năng dân vận, các chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước….

Hai là, nâng cao tinh thần trách nhiệm của những người hoạt động trong đơn vị tự quản ở cơ sở

Sự chủ động của những người hoạt động trong các đơn vị tự quản đóng vai trò quyết định hiệu quả hoạt động của các đơn vị tự quản. Hiện nay những người hoạt động ở các đơn vị tự quản này không được xếp vào nhóm CBCC. Họ không được hưởng lương từ ngân sách nhà nước mà được hưởng các khoản trợ cấp. Hoạt động của những người làm việc bán chuyên trách này dựa trên tinh thần tự nguyện là chính. Tuy nhiên, chính quyền cũng cần tăng cường các khoản hỗ trợ cho họ. Có chính sách hỗ trợ cho họ trong hoạt động của mình. Đồng thời, cũng cần phải khuyến khích và vận động họ thực hiện tốt những công việc tại đơn vị tự quản. Những người hoạt động trong các đơn vị tự quản cần phải gắn bó mật thiết với người dân hơn nữa. Họ phải thực sự đại diện cho tiếng nói và nguyện vọng của nhân dân, phản ánh kịp thời các ý kiến, kiến nghị của nhân dân. Đồng thời, họ cũng phải cùng với UBND phường tuyên truyền vận động người dân thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Chính quyền cũng cần lựa chọn những người thực sự có phẩm chất năng lực, đặc biệt là có trách nhiệm và uy tín để giới thiệu cho người dân địa phương bầu cử.

Để phát huy tính chịu trách nhiệm của những người hoạt động trong Tổ dân phố, khu phố thì chính quyền cũng phải thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo,

nhắc nhở kịp thời họ trong công tác vận động quần chúng. UBND phường cũng cần kiến nghị với các cấp có thẩm quyền tăng các khoản trợ cấp để hỗ trợ cho họ trong hoạt động của mình.

Như vậy để có thể phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội và Tổ dân phố, khu phố thì cần phát huy tính chủ động, sáng tạo và khơi dậy ý thức tự nguyện trong các tổ chức này. UBND phường cũng cần tạo điều kiện để cho các tổ chức này hoạt động hiệu quả hơn, cần chủ động trong công tác tiếp nhận thông tin phản ánh từ các tổ chức trên và giải quyết một cách kịp thời.

3.2.6. Tuyên truyền, vận động sâu rộng đối với người dân nhằm thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân phường

Thứ nhất, tăng cường tuyên truyền giáo dục cho cán bộ công chức và người dân

UBND phường cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục CBCC và người dân thấy rõ được vai trò và ý nghĩa của việc người dân tham gia vào hoạt động QLNN. Phải tuyên truyền để CBCC thấy rõ được tầm quan trọng của người dân trong hoạt động QLNN. Lãnh đạo phường cần thường xuyên tuyên truyền, giáo dục CBCC có nhận thức đúng đắn hơn. Việc tuyên truyền, giáo dục CBCC có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. UBND phường có thể cử CBCC của mình tham gia các lớp tập huấn về vấn đề này. Ngoài ra, cũng cần tạo điều kiện để họ tham khảo các mô hình thu hút có hiệu quả của các địa phương. Từ việc tham khảo và trải nghiệm thực tế của các địa phương sẽ giúp cho CBCC thấy được “bằng chứng sống” về lợi ích, cách thức trong thu hút sự tham gia của người dân. Việc tuyên truyền, giáo dục như vậy sẽ thực sự hiệu quả hơn khi CBCC thấy được những hiệu quả mà các địa phương khác đã làm.

UBND phường phải thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBCC thông qua các cuộc họp thường niên. Trong đó chủ yếu tập trung làm rõ những quy định pháp lý, lợi ích, những cách thức thu hút. Lãnh đạo phường cần phải là những tấm gương trong quá trình thu hút thì việc tuyên truyền đội ngũ CBCC mới thực sự mang lại hiệu quả. Bên cạnh công tác chuyên môn thì cần chú trọng giáo dục đội ngũ công chức về vai trò, ý nghĩa của công tác vận động quần chúng đối với chính quyền, giúp cho công chức thấy rõ được vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác dân

vận.

Đối với người dân thì CBCC cần tích cực tuyên truyền để họ thấy được lợi ích của việc tham gia. Hoạt động QLNN của UBND phường sẽ trực tiếp tiếp xúc của người dân, giải quyết những quyền và lợi ích hợp pháp hàng ngày của người dân. Vì vậy, người dân muốn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì cần tham gia vào hoạt động. Người dân chỉ tham gia khi họ thấy được những lợi ích thực sự mang lại từ việc tham gia. Vì vậy cơ quan nhà nước, CBCC của phường cần làm cho người dân thấy rõ được lợi ích của sự tham gia, với tinh thần “Việc đó là lợi ích cho họ, là nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được”. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định thay vì thông báo cho người dân những người phục vụ của họ thì nên thông báo cho họ những quyền lợi của họ. Cần tuyên truyền để người dân thấy rõ được các lợi ích trực tiếp và gián tiếp, trước mắt và lâu dài đối với việc tham gia QLNN. Chính quyền cần phải gắn với việc tham gia QLNN của người dân với các lợi ích thiết thực của họ để họ chủ động hơn trong việc tham gia.

Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến để nhân dân hiểu rõ về các nội dung trong Pháp lệnh về dân chủ cơ sở như những nội dung dân được biết, dân được bàn, dân quyết định và những việc dân được kiểm tra bằng các hình thức đa dạng như: loa phát thanh, phát tờ rơi, tổ chức hội thi tìm hiểu các nội

dung trong Quy chế dân chủ cơ sở….. Để việc tuyên truyền phát huy hiệu quả thì cần gắn các nội dung về thực hiện dân chủ ở cơ sở vào các cuộc thi, hội thảo, hội diễn của người dân qua đó tuyên truyền tới đông đảo người dân hiểu rõ hơn về quyền tham gia QLNN cũng như về vấn đề dân chủ ở cơ sở. Đối với mỗi chương trình, chính sách cần phải nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tham gia của người dân đối với việc xây dựng và thực hiện những chính sách đó.

Thứ hai, việc tuyên truyền, giáo dục phải gắn liền với việc phổ biến các chính sách, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước

Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của CBCC và người dân phải đặt trong mối quan hệ với việc tuyên truyền phổ biến pháp luật, các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật, kế hoạch của nhà nước. Bởi sự tham gia của người dân vào hoạt động QLNN không phải được quy định chung chung mà nó gắn với từng vấn đề cụ thể trên từng lĩnh vực. Vì vậy, cần nâng cao hiểu biết pháp luật, các chính sách kế hoạch của nhà nước nói chung và của UBND phường nói riêng. Chỉ khi nào họ hiểu chính xác và đầy đủ những vấn đề trên thì việc tham gia mới dễ dàng hơn. Đồng thời, thông qua việc tìm hiểu như vậy sẽ giúp cho họ nắm bắt những nội dung trên để việc triển khai thực hiện thuận lợi hơn.

Việc tuyên truyền chính sách, pháp luật của nhà nước cần phải được tiến hành thường xuyên với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. UBND phường cần phối hợp với các trường học đóng trên địa bàn đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền. Cấp ủy, chính quyền cần thường xuyên tuyên truyền, giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước tại UBND phường trên địa bàn quận thủ đức (Trang 97 - 111)