Quy định pháp lý về thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước tại UBND phường trên địa bàn quận thủ đức (Trang 39)

hoạt động quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân phường

Quyền tham gia quản lý đất nước là quyền chính trị rất quan trọng của công dân. Đây là một nội dung được các quốc gia trên thế giới quan tâm và thực hiện. Quyền này lần đầu tiên được ghi nhận trong Điều 21 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền “Mọi người đều có quyền tham gia quản lý đất nước mình, một cách trực tiếp hoặc thông qua các đại diện mà họ được tự do lựa chọn. Mọi người đều có quyền được tiếp cận các dịch vụ công cộng ở nước mình một cách bình đẳng”.

Lênin cũng đã từng khẳng định: “Toàn thể công dân, không trừ một ai đều phải tham gia vào việc xét xử và quản lý đất nước và điều quan trọng đối với chúng ta là thu hút toàn thể những người lao động, không trừ một ai tham gia vào việc quản lý đất nước” .

Ở Việt Nam quyền tham gia QLNN của người dân là một quyền được Nhà nước tôn trọng và đảm bảo thực hiện. Quyền tham gia QLNN của người dân và việc thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động QLNN là một nội dung được quy định ở nhiều văn bản pháp lý, có thể kể đến như: Hiến pháp năm 2013; Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2013; Luật Tiếp

dân 2013; Luật Tổ chức Mặt trận; Pháp lệnh dân chủ cơ sở; Luật phòng chống tham nhũng; Luật khiếu nại năm 2011; Luật Tố cáo năm 2011…

Những văn bản trên quy định rất nhiều khía cạnh khác nhau của việc thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động QLNN nói chung và hoạt động QLNN của UBND phường nói riêng. Từ những quy định pháp lý của nhà nước liên quan đến việc thu hút sự tham gia vào hoạt động QLNN của UBND phường có thể khái quát một số nội dung cơ bản sau:

 Quyền tham gia QLNN của người dân là một quyền chính trị quan trọng được Hiến định trong tất cả các bản Hiến pháp của Việt Nam. Quyền tham gia QLNN trên các lĩnh vực cụ thể đã được các văn bản luật và dưới luật cụ thể hóa dựa trên những quy định của Hiến pháp. Điều này tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thu hút của nhà nước cũng như hoạt động tham gia của công dân. Nhà nước tôn trọng và đảm bảo quyền tham gia QLNN của người dân. “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Đồng thời Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định “Công dân có quyền tham gia QLNN và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia QLNN và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”.

 Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo và tạo điều kiện để người dân tham gia vào hoạt động QLNN của UBND phường. Nhà nước phải có những chính sách, biện pháp để thu hút người dân tham gia vào hoạt động QLNN. Những vấn đề quy định có sự tham gia của người dân đòi hỏi chính quyền các cấp phải đảm bảo để người dân được thực hiện. Chính quyền các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia QLNN. “Nhà nước bảo

đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. “UBND phường có trách nhiệm lập, thông qua kế hoạch để lấy ý kiến nhân dân về những nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của UBND phường, trong đó nêu rõ cách thức triển khai, thời gian và trách nhiệm tổ chức thực hiện”.

 Nội dung thu hút người dân tham gia QLNN rất rộng bao gồm nhiều lĩnh vực, nhiều giai đoạn trong tổ chức và hoạt động của UBND phường. Người dân có thể tham gia QLNN thông qua hai hình thức là trực tiếp và gián tiếp. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, HĐND và các cơ quan nhà nước khác.

Với mỗi hình thức lại có nhiều hoạt động cụ thể khác nhau. Chẳng hạn “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND. Việc thực hiện các quyền này do luật định. Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”.

 Văn bản pháp luật cơ bản hiện nay quy định cụ thể về quyền tham gia QLNN của UBND phường là Pháp lệnh dân chủ cơ sở. Pháp lệnh Dân chủ cơ sở là sự cụ thể hóa phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm

tra” ở địa phương, nó đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau nhằm đảm bảo quyền làm chủ của người dân ở địa phương trong đó có quyền tham gia QLNN.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng việc thu hút sự tham gia của ngƣời dân vào hoạt động quản lý nhà nƣớc của Ủy ban nhân dân phƣờng

Việc thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động QLNN không chỉ là đòi hỏi từ sự hội nhập mà quan trọng hơn là từ chính yêu cầu của công

cuộc đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, dân chủ hóa đời sống xã hội và của bản thân Nhà nước. Mở rộng sự tham gia mạnh mẽ của người dân vào các quá trình ra quyết định, các hoạt động QLNN sẽ đóng góp quan trọng cho việc xây dựng một xã hội công bằng và dân chủ, ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hiện nay.

Việc thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động QLNN là vấn đề mang tính tất yếu khách quan, nó có ý nghĩa và vai trò vô cùng to lớn không chỉ đối với người dân mà còn đối với các cơ quan nhà nước. Điều này thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Một là, là cơ sở để đảm bảo quyền dân chủ của người dân, góp phần xây dựng một nhà nước dân chủ

Nhà nước ta là nhà nước dân chủ, Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động QLNN nói chung và hoạt động QLNN của UBND phường nói riêng, là cơ sở để đảm bảo xây dựng một nhà nước của dân do dân vì dân. Một nhà nước dân chủ không thể thực hiện được nếu như thiếu đi sự tham gia của người dân vào hoạt động QLNN. Đây chính là một trong những thước đo quan trọng để đánh giá mức độ dân chủ của mỗi quốc gia. Nó cũng là cơ sở để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được tôn trọng và thực hiện. Quyền dân chủ công dân phải được thực hiện ngay từ chính quyền địa phương.

Việc thu hút người dân còn giúp cho người dân nắm bắt được các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân sẽ được đảm bảo khi họ được tham gia vào hoạt động QLNN. Khi người dân đã nắm bắt được chúng thì việc triển khai của các cơ quan nhà nước sẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra, khi người dân tham gia

vào QLNN thì người dân sẽ dễ dàng đón nhận các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Vì vậy họ sẽ thực hiện chúng một cách nghiêm chỉnh. Người dân sẽ ý thức được trách nhiệm của mình. Một khi người dân đã ý thức được họ sẽ tự nguyện thực hiện.

- Hai là, huy động mọi nguồn lực của xã hội phục vụ cho hoạt động QLNN

Hoạt động QLNN đòi hỏi một nguồn lực tương đối lớn. Và với nguồn lực hạn chế của mình, khi thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội nhà nước gặp rất nhiều khó khăn. Nhu cầu của xã hội là rất lớn, trong khi đó nguồn lực nhà nước ở địa phương thì hạn chế. Vì vậy, thu hút người dân là giải pháp tối ưu có thể khắc phục được điều này. Người dân sẽ tham gia đóng góp không chỉ vật lực mà cả trí lực. Nguồn lực từ người dân là tương đối lớn, UBND phường phải biết cách khai thác và sử dụng nguồn lực này hợp lý. Nếu không thu hút sự tham gia người dân vào hoạt động QLNN thì đây có thể là một sự “lãng phí” tương đối lớn. Đây là cách thức để huy động cả xã hội vào giải quyết những công việc của nhà nước và xã hội với tinh thần “nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Việc đẩy mạnh sự tham gia của người dân sẽ giúp UBND phường huy động được thêm nhiều nguồn lực từ người dân địa phương, đặc biệt là nguồn lực tài chính và lao động. Sẽ có thêm nhiều người muốn đóng góp tích cực cho chính quyền cả về thời gian và tiền bạc nếu họ cảm thấy điều đó là công bằng. Cho nên, sự tham gia ở địa phương là một công cụ để đạt được „hiệu quả‟ và „phát triển‟ cũng như là công cụ dân chủ.

- Ba là, là cơ sở nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động QLNN của UBND phường

Việc người dân tham gia vào hoạt động của UBND phường là một cách thức góp phần làm cho hoạt động của UBND phường ngày một tốt hơn. Ngày

nay trong xu hướng cải cách hành chính, các nước trên thế giới đều tập trung chú trọng và tạo điều kiện để người dân tham gia QLNN. Sự tham gia của người dân là một trong những giải pháp hữu hiệu trong cải cách hành chính nói riêng và nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động của hành chính nhà nước nói chung. Thông qua sự tham gia của người dân giúp cho các chính sách, kế hoạch của UBND phường đến được với người dân một cách nhanh chóng và hiệu quả. Chính quyền sẽ có nhiều thuận lợi khi triển khai thực hiện các chính sách, kế hoạch. Sự tham gia của người dân sẽ đóng góp rất lớn cho hoạt động của UBND phường.

Sự tham gia của người dân sẽ giúp cho hoạt động của chính quyền trở nên năng động hơn. Nó thúc đẩy quan hệ gần gũi và hợp tác giữa người dân và chính quyền, góp phần cải thiện mối quan hệ giữa chính quyền và người dân. Vì vậy, thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động QLNN là một giải pháp hữu hiệu cho hoạt động QLNN nói chung và quá trình cải cách hành chính nói riêng.

Có thể nói rằng sự tham gia của người dân có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với người dân mà còn đối với UBND phường. Nó mang lại lợi ích cho cả người dân và chính quyền địa phương. Vì vậy chính quyền địa phương cần phải chú trọng đến việc thu hút sự tham gia của người dân.

1.6. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng về thu hút sự tham gia của ngƣời dân vào hoạt động quản lý nhà nƣớc của Ủy ban nhân dân phƣờng.

1.6.1. Kinh nghiệm tại thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước. Thành phố đang hướng tới xây dựng một chính quyền đô thị, trong đó trọng tâm là hướng đến một chính quyền thân thiện, phục vụ nhân dân. Thành

phố Hồ Chí Minh cũng là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong quá trình cải cách hành chính, là điển hình để các địa phương tham khảo học hỏi. Nhiều mô hình, cách làm mà Thành phố đang triển khai đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động QLNN nói chung và hoạt động QLNN của UBND phường là một nội dung được Thành phố quan tâm. Thành phố đã triển khai nhiều mô hình và cách thức triển khai hiệu quả như sau:

Thứ nhất, xây dựng kênh đối thoại giữa lãnh đạo với các cơ quan nhà nước của Thành phố và nhân dân. Lãnh đạo các cấp ở Thành phố Hồ Chí Minh thường tổ chức đối thoại trực tiếp của người dân để lắng nghe ý kiến đóng góp của người dân. Chính quyền các cấp của Thành phố rất chú trọng đến công tác tiếp dân, đối thoại trực tiếp với người dân để nắm bắt và xử lý kịp thời các thông tin phản ánh của người dân. Thông qua các cuộc tiếp xúc trực tiếp này một mặt lãnh đạo các cấp chính quyền có thể nắm bắt được các ý kiến, kiến nghị của người dân, mặt khác nó cũng giúp chính quyền giải đáp kịp thời những thắc mắc của người dân. Thành phố chủ trương tạo mối quan hệ gắn bó giữa chính quyền và người dân, hướng đến xây dựng một chính quyền thân thiện.

Thứ hai, xây dựng các kênh tiếp nhận thông tin phản hồi của người dân. Các cấp chính quyền ở Thành phố đã hình thành các kênh thông tin đa dạng để người dân có thể kiến nghị và phản ánh với chính quyền về các vấn đề phát sinh trong hoạt động QLNN. Các ý kiến của người dân được tiếp nhận và xử lý một cách kịp thời và nhanh chóng. Từ đó nhân dân cảm thấy tin tưởng và mạnh dạn hơn trong việc kiến nghị với cơ quan nhà nước. Người dân nhận thức được tham gia vào hoạt động QLNN vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân. Nỗ lực đưa chính quyền đến gần người dân bằng đa dạng hoá các kênh thông tin, xây dựng chính quyền thân thiện, cải thiện mối quan

hệ giữa nhà nước và người dân. Chính quyền các cấp đã tạo mối quan hệ tốt với công dân để hạn chế những “rào cản” giữa chính quyền và công dân.

Thứ ba, xây dựng một chính quyền trách nhiệm với công dân. Lãnh đạo Thành phố và lãnh đạo các phường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh luôn ý thức được trách nhiệm của mình đối với công dân. Họ phục vụ công dân một cách tận tụy và nhanh chóng. Họ hướng đến xây dựng một chính quyền thân thiện, một hình ảnh đội ngũ CBCC đẹp trong mắt nhân dân. Lãnh đạo các cấp chính quyền luôn giáo dục cho đội ngũ CBCC ý thức, trách nhiệm của mình trong thực thi công vụ cũng như trong giao tiếp với công dân. Các thủ tục hành chính, các kiến nghị của người dân luôn được giải quyết thấu đáo và thể hiện tinh thần trách nhiệm cao. Chính quyền luôn lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo cũng như mục tiêu hướng đến của mình.

Thứ tư, tổ chức cho công dân đánh giá CBCC khi tiến hành giao dịch với các cơ quan nhà nước ở địa phương. Công dân sau khi giao dịch với công chức thì có thể đánh giá thái độ, kết quả giải quyết công việc của công chức. Chính quyền các cấp đã xây dựng phần mềm đánh giá công chức, tiến hành phát phiếu khảo sát nhằm thu thập những thông tin của người dân phục vụ cho quá trình đánh giá CBCC. Thông qua việc người dân tham gia đánh giá CBCC đã giúp nâng cao trách nhiệm công vụ của công chức. Mặt khác, nó giúp cho người dân thấy được quyền làm chủ thực sự của mình.

Ngoài ra, Thành phố Hồ Chí Minh còn có chủ trương và đã thực hiện việc người dân trực tiếp bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND phường. Việc này đã được thực hiện tại quận 2, quận 7, quận 11, quận 12….. Thông qua việc bỏ phiếu tín nhiệm trực tiếp mà qua đó để các cấp ủy, chính quyền địa phương nắm rõ hơn sự tín nhiệm của người dân đối với đội ngũ cán bộ của mình, tạo điều kiện cho cán bộ am hiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước tại UBND phường trên địa bàn quận thủ đức (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)