3.2. Một số giải pháp hoàn thiện về thu hút sự tham gia của người dân
3.2.3. Đa dạng hóa các hình thức nhằm thu hút sự tham gia của người dân
người dân vào hoạt động quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân phường
Người dân chỉ tham gia và tham gia có hiệu quả khi họ có đầy đủ những thông tin. Muốn vậy, UBND phường cần tiến hành công khai minh bạch các thông tin để người dân nắm bắt kịp thời. Bên cạnh đó việc huy động sự tham gia của người dân nhất là đối với các khoản đóng góp cần phải được công khai minh bạch. Việc công khai minh bạch này một mặt là sự ghi nhận những đóng góp của người dân, mặt khác nó tạo nên cơ chế kiểm soát chặt chẽ các khoản đóng góp, các ý kiến của người dân. Khi những khoản đóng góp, các ý kiến của người dân được công khai minh bạch thì người dân cảm thấy tin tưởng hơn ở chính quyền. Ngoài ra, sự công khai minh bạch còn là cơ sở để việc tuyên truyền vận động các cá nhân khác tham gia đóng góp một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Cùng với việc công khai minh bạch thì UBND phường cũng cần đẩy mạnh hoạt động giải trình đối với việc sử dụng các nguồn huy động đóng góp của người dân, việc giải quyết các ý kiến của người dân. Việc sử dụng đối với các nguồn vốn này cần phải giải thích để cho người dân thấy rõ. Công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình sẽ tạo nên sự tin tưởng, gắn bó giữa chính quyền và người dân. Thực hiện tốt trách nhiệm giải trình là chìa khóa quyết định thành công việc huy động và mở rộng các khoản đóng góp từ phía người dân.
Để thực hiện việc công khai minh bạch và thực hiện trách nhiệm giải trình thì UBND phường cần thực hiện một số biện pháp sau:
Một là, đa dạng hóa các hình thức công khai minh bạch
Chính quyền địa phương cần lựa chọn nhiều cách thức và con đường khác nhau để công khai minh bạch các thông tin liên quan đến QLNN, các khoản đóng góp và ý kiến của người dân. Chính quyền có thể niêm yết tại trụ
sở cơ quan, thông báo trên loa phát thanh của địa phương, thông báo tại các cuộc họp của khu phố, Tổ dân phố….. Tăng cường cung cấp thông tin thông qua các cuộc họp Tổ dân phố, khu phố, hội nghị nhân dân để phổ biến các chính sách đến người dân. Đồng thời, việc niêm yết thông tin cần được tiến hành khoa học để người dân có thể dễ dàng tiếp nhận. Hiện nay các phường đều có hệ thống loa phát thanh, vì vậy chính quyền cần thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật để người dân nắm bắt kịp thời. Để việc công khai minh bạch phát huy hiệu quả thì chính quyền cần kết hợp có hiệu quả các hình thức công khai. Bên cạnh đó, chính quyền cần thường xuyên tiếp xúc để cung cấp thông tin cho người dân. Việc công khai phải đi vào thực chất, tránh căn bệnh “hình thức”. UBND phường cần đảm bảo rằng mọi thông tin được chia sẻ và trao đổi với người dân.
Các khoản đóng góp, các ý kiến của người dân cũng cần được công khai để mọi người nắm rõ. Việc công khai minh bạch không chỉ diễn ra khi ghi nhận các khoản đóng góp, các ý kiến mà quá trình sử dụng các nguồn lực, xử lý các ý kiến cũng cần được công khai minh bạch. Có như vậy việc công khai minh bạch mới thực sự mang lại ý nghĩa….. Và khi người dân có nhu cầu thì những thông tin đó phải được cung cấp đầy đủ và chính xác, tránh hiện tượng “bưng bít thông tin”. Chính quyền cần chủ động cung cấp thông tin chứ không chỉ dừng lại ở việc cung cấp khi người dân có yêu cầu
Hai là, giải quyết kịp thời các ý kiến đóng góp của người dân, sử dụng hiệu quả các khoản đóng góp của người dân.
Mỗi thông tin do người dân cung cấp, các cơ quan nhà nước cần xem xét và giải quyết kịp thời. Có như vậy thì những thông tin người dân cung cấp mới có ý nghĩa và người dân sẽ sẵn sàng cung cấp cho những lần tiếp theo. Nếu thông tin những người dân cung cấp không được cơ quan nhà nước xử lý thì sẽ làm giảm lòng tin của người dân đối với cơ quan nhà nước. Các cơ quan
nhà nước cần làm cho người dân hiểu rằng việc lấy thông tin này không phải là chỉ mang tính hình thức mà những thông tin này sẽ được cơ quan nhà nước tiếp nhận và xử lý. Chính quyền cần chủ động và kịp thời giải quyết các ý kiến phản ánh của người dân, đồng thời công khai minh bạch quá trình giải quyết. Ngoài ra, chính quyền cũng cần thể hiện rõ thiện chí và quyết tâm của mình trong quá trình giải quyết các ý kiến của người dân. Chính quyền cần thông tin kịp thời để người dân nắm bắt kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của mình.
Các khoản đóng góp bên cạnh việc công khai minh bạch thì quá trình sử dụng cũng cần được chú trọng. Đối với các khoản đóng góp của người dân thì UBND phường cần sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm. Việc sử dụng các khoản đóng góp cũng cần tham khảo ý kiến của người dân.
Ba là, việc sử dụng các khoản đóng góp, giải quyết các kiến nghị của người dân cần được giải trình rõ ràng.
Bên cạnh việc công khai minh bạch các khoản đóng góp, các kiến nghị của người dân thì vấn đề trách nhiệm giải trình cũng cần phải được đưa ra và giải quyết một cách thấu đáo. Việc sử dụng nguồn vốn đóng góp của người dân phải có sự giải thích và trình bày rõ ràng và minh bạch để người dân thấy được cách thức và nội dung sử dụng đối với những khoản đóng góp. Khi người dân thắc mắc thì UBND phường cần giải đáp kịp thời. Vấn đề trách nhiệm giải trình đối với người dân – khách hàng là một nội dung hiện nay chúng ta đang chú trọng thực hiện. Tuy nhiên đây lại là một vấn đề mới và rào cản tâm lý của cơ chế quản lý cũ cũng là thách thức đối với trách nhiệm giải trình. UBND phường cần xóa bỏ quan niệm “độc quyền”, cơ chế “xin –cho”. Mọi hoạt động của phường cần phải được giải trình với người dân. Lãnh đạo các phường cần chú trọng và quan tâm đến trách nhiệm giải trình. Đối với UBND phường việc giải trình với người dân là một vấn đề cần phải
được quan tâm và chú trọng. Trong các cấp hành chính thì trách nhiệm giải trình của UBND phường đối với người dân phải được đặt lên hàng đầu. Và trong các cấp hành chính thì UBND phường cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện trách nhiệm giải trình với người dân.