Bài học cho quận Thủ Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước tại UBND phường trên địa bàn quận thủ đức (Trang 48 - 51)

1.6. Kinh nghiệm của một số địa phương về thu hút sự tham gia của ngườ

1.6.3. Bài học cho quận Thủ Đức

Từ thực tiễn các mô hình, cách thức mà Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đã thực hiện, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho quận Thủ Đức như sau:

Một là, về mặt nhận thức: Cần giáo dục cho đội ngũ CBCC nhận thức đúng và đầy đủ về quyền tham gia QLNN của người dân cũng như trách nhiệm của nhà nước trong việc thu hút người dân tham gia.

Hai là, về mặt pháp lý: Cần phải có các văn bản quy định để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thu hút. Chính quyền các cấp cần phải cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp và pháp luật liên quan đến quyền tham gia QLNN của người dân.

Ba là, về mặt tổ chức, nhân sự: Cần phải xây dựng bộ máy phục vụ cho công tác thu hút sự tham gia của người dân. Phải có các bộ phận phụ trách công tác tiếp dân, phân công CBCC phụ trách. Xây dựng đội ngũ CBCC tận tâm phục vụ nhân dân, lấy “Sự hài lòng của người dân” làm thước đo để đánh kết quả thực thi công vụ.

Bốn là, về triển khai thực hiện:Cần đa dạng hóa các kênh thông tin để thu hút người dân tham gia. Chính quyền các cấp cần chủ động và linh hoạt trong quá trình thu hút, tránh tình trạng máy móc, cứng nhắc. Chính quyền

các cấp cần chú trọng và đẩy mạnh các kênh thu hút trực tiếp, kết hợp hài hòa cả 2 hình thức thu hút nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Năm là, về phương pháp: Cần mạnh dạn kêu gọi, vận động và tạo điều kiện để người dân tham gia. Áp dụng các phương pháp thu hút có hiệu quả nhằm lôi cuốn người dân tích cực tham gia. Chính quyền địa phương cần chú trọng đến công tác dân vận để vận động lôi cuốn tham gia.

Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh là hai địa phương đi đầu trong cả nước về công tác cải cách hành chính, hướng đến xây dựng chính quyền thân thiện, phục vụ nhân dân. Những cách thức, mô hình mà hai địa phương trên đã xây dựng và triển khai là bài học cần thiết cho các địa phương tham khảo và học hỏi, trong đó có Thủ Đức. Quận Thủ Đức có những nét tương đồng vì vậy khả năng áp dụng và hiệu quả mang lại của các cách thức thực hiện của Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh là tương đối cao. Tuy nhiên tùy vào điều kiện thực tế của mình mà quận Thủ Đức có thể nghiên cứu và áp dụng phù hợp nhằm huy động được sự tham gia của người dân vào hoạt động QLNN của chính quyền tại địa phương.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1, luận văn đã phân tích và làm rõ địa vị pháp lý, đặc điểm là cơ cấu tổ chức, vai trò của chính quyền tại địa phương (UBND phường) trong bốn cấp hành chính ở Việt Nam cũng như khái quát về hoạt động QLNN của UBND phường. Mặt khác, chương 1 cũng đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận và pháp lý liên quan đến thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động QLNN của chính quyền địa phương. Đặc biệt là làm rõ các nội dung thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động QLNN của UBND phường. Bên cạnh đó, chương 1 của luận văn cũng đã giới thiệu khái quát kinh nghiệm của các địa phương trong việc thu hút sự tham gia của người dân và rút ra những bài học kinh nghiệm cho quận Thủ Đức.

Những cơ sở và kết quả nghiên cứu của chương 1 là tiền đề để luận văn tiếp cận thực trạng thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động QLNN của UBND phường trên địa bàn quận Thủ Đức trong chương tiếp theo.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG THU HÚT SỰ THAM GIA CỦA

NGƢỜI DÂN VÀO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN

THỦ ĐỨC

2.1. Đặc điểm tình hình của quận Thủ Đức và hoạt động quản lý nhà nƣớc của Ủy ban nhân dân phƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước tại UBND phường trên địa bàn quận thủ đức (Trang 48 - 51)