Các nội dung nhằm thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước tại UBND phường trên địa bàn quận thủ đức (Trang 90 - 94)

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện về thu hút sự tham gia của người dân

3.2.2. Các nội dung nhằm thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động

hoạt động quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân phường

Việc thu hút sự tham gia của người dân chỉ thực sự phát huy hiệu quả cao khi sự liên kết giữa chính quyền địa phương và người dân được chặt chẽ. Vì vậy, cần phải xây dựng được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với người dân. Cần tạo nên sự tin tưởng từ phía người dân khi tham gia QLNN.

Để tạo được mối quan hệ chặt chẽ giữa người dân và chính quyền thì chính quyền địa phương cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:

Thứ nhất, xây dựng một chính quyền thân thiện, gần dân

UBND phường cần xây dựng một mô hình “chính quyền thân thiện”

đối với người dân. Có như vậy người dân mới thực sự yên tâm và chủ động khi giao dịch hay tham gia QLNN. Tại phường cũng cần chủ động xây dựng một “chính quyền thân thiện”. Để xây dựng được chính quyền thân thiện thì vai trò của đội ngũ CBCC là hết sức quan trọng. Chính thái độ ứng xử, cách thức giải quyết công việc của CBCC là thước đo về một “chính quyền thân thiện”. Chính quyền chỉ thực sự thân thiện khi đội ngũ CBCC hướng tới phục vụ người dân, sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ người dân. CBCC cần xóa bỏ rào cản trong tâm lý của người dân về khoảng cách của chính quyền và người dân. Cán bộ lãnh đạo ở phường cần quán triệt cho đội ngũ CBCC của phường hướng tới phục vụ nhân dân, không quan liêu hách dịch cửa quyền, với tinh thần “chính quyền là bạn là đối tác, là người hướng dẫn tận tình của người

dân”. Lãnh đạo phường cần nhắc nhở CBCC thực hiện nhiệm vụ với tinh thần “Người dân tìm đến cơ quan công sở là tạo cơ hội để CBCC phục vụ”. CBCC phải luôn thể hiện tinh thần phục vụ khi giải quyết những công việc với người dân, phải đảm bảo tôn trọng, cầu thị với người dân. CBCC cần xây dựng một môi trường công sở thân thiện với người dân, với hình ảnh “nụ cười công chức” khi thực thi công vụ.

Mối quan hệ thân thiện không chỉ được thể hiện trong giao tiếp công vụ, trong công sở mà nó cần phải được thể hiện trong đời sống thường nhật. CBCC cần chủ động lắng nghe trao đổi với người dân để nắm bắt kịp thời các thông tin từ phía người dân. Khi về nơi cư trú thì CBCC cũng cần tích cực lắng nghe ý kiến của người dân. Sự cởi mở của CBCC là chìa khóa để lôi cuốn người dân tham gia. Điều này giúp cho sự tin cậy của người dân đối với chính quyền ngày càng tăng lên. Sự cởi mở và chủ động của người dân vì thế cũng được tăng lên.

Thứ hai, mở rộng đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo phường với người dân.

Để tạo mối quan hệ gắn bó giữa lãnh đạo phường với người dân thì cần tăng cường đối thoại giữa lãnh đạo phường với người dân, thực hiện phương châm “Tăng cường đối thoại, tiếp xúc trực tiếp với dân”. Cơ chế đối thoại này có thể do phường trực tiếp tổ chức hoặc thông qua các cuộc họp của khu phố và Tổ dân phố. Thông qua các cuộc đối thoại này, chính quyền và người dân sẽ ngày càng hiểu nhau hơn. Chính quyền và người dân sẽ trao đổi thẳng thắn với nhau những vấn đề còn vướng mắc. Những rào cản trong mối quan hệ giữa chính quyền và người dân sẽ từng bước được xóa bỏ. Chính quyền cần quan tâm, lắng nghe, chia sẻ các vấn đề bức xúc, nguyện vọng chính đáng và giải trình kịp thời của người dân. Lãnh đạo phường cần tổ chức đối thoại

với người dân định kỳ hoặc đột xuất nhằm nắm bắt ý kiến của người dân, tiếp thu ý kiến xây dựng và hợp tác của người dân.

Chính quyền địa phương cần quan tâm và chú trọng đến công tác tiếp dân. Việc tiếp công dân phải được thực hiện đúng theo những quy định của Luật. Tiếp công dân và các văn bản hướng dẫn thi hành. Công tác tiếp dân cần phải được tiến hành thường xuyên và có thể bổ sung thêm tùy theo yêu cầu của người dân. Lịch tiếp công dân cần phải được công khai để người dân biết. Việc công khai này không chỉ dừng lại ở việc niêm yết ở trụ sở mà cần phải được thông báo rộng rãi để cho người dân nắm bắt. Công tác tiếp dân không chỉ dừng lại ở việc giải quyết khiếu nại, tố cáo mà còn là cơ hội để chính quyền địa phương, lãnh đạo lắng nghe ý kiến đóng góp của người dân.

Không chỉ dừng lại ở việc tiếp dân ở trụ sở UBND phường, CBCC phường cần chủ động liên hệ trực tiếp với người dân để lắng nghe các ý kiến đóng góp của người dân. Cần nhân rộng và áp dụng có thực chất phong trào

“gần dân, sát dân” của tỉnh Bình Dương. Cần làm cho phong trào này không chỉ dừng lại ở việc thí điểm mà cần hiện thực hóa thành phương pháp làm việc của CBCC ở phường. UBND phường cần học hỏi cách làm của các xã tại tỉnh Bình Dương để thực hiện có hiệu quả tại quận Thủ Đức. Việc đối thoại trực tiếp với người dân cần phải được chú trọng và dành nhiều thời gian hơn nữa. CBCC phường cần sắp xếp thời gian hợp lý để tiếp xúc với người dân và tăng cường đi cơ sở.

Đối với chính quyền địa phương càng phải tăng cường các hình thức dân chủ trực tiếp, phải thực hiện phương thức “trưng cầu ý dân” khi quyết định các vấn đề quan trọng như sáp nhập, chia tách các đơn vị hành chính – lãnh thổ, phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính, quyết định các nhiệm vụ có tính chất tự quản của cộng đồng như các công trình dự án do nhân dân

đóng góp xây dựng, các công việc tôn tạo di tích lịch sử, phong tục tập quán, truyền thống, lễ nghi…

Bên cạnh các việc góp ý thông qua khu phố, Tổ dân phố thì tỷ lệ người dân mong muốn góp ý trực tiếp cũng khá cao. Vì vậy chính quyền cần chủ động liên hệ trực tiếp với người dân để nắm bắt ý kiến của người dân. Chính quyền cần quan tâm và khai thác các kênh thông tin trực tiếp.

Thứ ba, nâng cao chất lượng các cuộc họp dân

Họp dân là một hình thức giao tiếp trực tiếp chủ yếu và phổ biến hiện nay giữa chính quyền địa phương và đông đảo người dân. Việc họp dân chủ yếu được thực hiện thông qua Tổ dân phố, khu phố. Để các cuộc họp này phát huy hiệu quả thì chính quyền địa phương cần có sự tham gia đầy đủ với các cuộc họp này. Hiện nay, mức độ tham gia các cuộc họp Tổ dân phố, khu phố của lãnh đạo phường là không cao. UBND phường cần chỉ đạo các Tổ dân phố, khu phố có sự chuẩn bị chu đáo và thông báo rộng rãi đến đông đảo người dân tham gia. Việc lựa chọn thời gian họp phải đảm bảo thuận tiện để có thể tập hợp đông đảo người dân tham gia. Trong cuộc họp chính quyền và người dân cần thẳng thắn trao đổi để làm rõ các vấn đề vướng mắc. Chính quyền cần khuyến khích người dân tham gia phát biểu, đặc biệt là các ý kiến góp ý, phản biện. Chất lượng cuộc họp không chỉ được phản ánh và đánh giá khi cuộc họp kết thúc mà còn thể hiện sau đó. Những vấn đề bàn trong cuộc họp thì UBND phường cần ghi nhận và giải quyết thấu đáo để người dân thấy rõ được các lợi ích và kết quả mang lại của các cuộc họp. Cũng cần làm cho người dân nhận thức được rằng họp dân là để người dân bày tỏ tâm tư nguyện vọng của mình chứ không phải để thu các khoản đóng góp của người dân. Phải gắn nội dung các cuộc họp với các vấn đề mà người dân quan tâm, có như vậy họ mới tham gia đầy đủ và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước tại UBND phường trên địa bàn quận thủ đức (Trang 90 - 94)