Từ kinh nghiệm của các thành phố đã thành công trong việc xây dựng chính sách nhà ở xã hội đã để lại bài học giá trị cho thành phố Hà Nội trong việc xây dựng phát triểnchính sách nhà ở xã hội nhƣ sau:
- Một là, Nhà nƣớc hỗ trợ trực tiếp thông qua việc cấp vốn, cho vay ƣu đãi hoặc bảo lãnh về vốn đối với ngƣời mua hoặc thuê nhà. Hình thức hỗ trợ trực tiếp này có thể thực hiện thông qua một số biện pháp cụ thể nhƣ:
+ Nhà nƣớc cho các đối tƣợng thu nhập thấp vay vốn ƣu đãi từ ngân sách để mua nhà theo giá kinh doanh hoặc ngân sách hỗ trợ bù phần chênh lệch lãi suất vay vốn tín dụng thƣơng mại để tạo điều kiện cho ngƣời thuộc diện đƣợc vay vốn có thể mua nhà ở theo giá thị trƣờng.
+ Hỗ trợ trực tiếp tiền thuê nhà ở để các đối tƣợng chính sách xã hội tự thuê nhà ở (thông qua hình thức Nhà nƣớc trợ giá thuê nhà ở theo mức quy định và quản lý chặt chẽ việc thực hiện chế độ hỗ trợ tiền nhà ở).
+ Nhà nƣớc bảo lãnh một phần tiền thuê nhà theo nguyên tắc ngƣời thuê nhà đƣợc bảo đảm thanh toán một phần chi phí thuê nhà ở thông qua việc cấp giấy bảo lãnh thanh toán. Bên thuê nhà có thể tự liên hệ để thuê nhà ở trên thị trƣờng và tự thanh toán một phần tiền thuê nhà, số tiền còn lại trong phạm vi định mức hỗ trợ sẽ đƣợc Nhà nƣớc thanh toán thông qua giấy bảo lãnh.
- Hai là, Nhà nƣớc hỗ trợ gián tiếp thông qua việc ƣu đãi cho các doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng nhà ở đi đôi với việc khống chế các tiêu chuẩn về căn hộ, về giá cho thuê, cụ thể là:
+ Nhà nƣớc ban hành cơ chế ƣu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tƣ xây dựng nhà ở để bán trả dần hoặc cho các đối tƣợng chính sách xã hội thuê.
+ Thành lập các doanh nghiệp phát triển nhà ở của Nhà nƣớc đảm nhận vai trò chủ đầu tƣ xây dựng nhà ở để bán trả dần hoặc cho thuê đối với các đối tƣợng chính sách xã hội theo các quy định của Nhà nƣớc.
- Ba là, Nhà nƣớc trực tiếp đầu tƣ vốn để tạo lập quỹ nhà ở nhằm giải
bán trả dần hoặc cho thuê) nhƣ ở Hàn Quốc.
Có thể thấy dù nguồn vốn, cơ chế, đất đai khó khăn nhƣng nếu quan tâm tới phát triển nhà ở xã hội, huy động các nguồn lực từ Nhà nƣớc cũng nhƣ xã hội hóa thì kết quả sẽ tốt hơn hẳn. Đây là hƣớng đi hợp lý của không chỉ Đà Nẵng, Seoul mà còn của nhiều đô thị lớn trên thế giới.
Tiểu kết chƣơng 1
Chƣơng 1 đã đã làm rõ những vấn đề lý luận về chính sách nhà ở xã hội và cũng làm rõ vị trí và tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách nhà ở xã hội. Tác giả đã tập trunglàm rõ khung lý thuyết của chính sách nhà ở xã hội với hệ thống khái niệm: Nhà ở xã hội,chính sách, chính sách nhà ở xã hội, thực thi và thực thi chính sách nhà ở xã hội. Những nội dung của chính sách nhà ở xã hội đƣợc luận văn làm rõ để có cơ sở phân tích thực trạng ở chƣơng 2. Một số kinh nghiệm thực hiện chính sách nhà ở xã hội hội tại Ðà Nẵng và Seuol – Hàn Quốc, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm thực hiện chính sách nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Có thể thấy đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc luôn quan tâm đến phát triển nhà ở xã hội. Việc tổ chức thực hiện chính sách nhà ở xã hội góp phần giải quyết nhà ở cho ngƣời dân, nhất là đối tƣợng thu nhập thấp.Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách còn chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố và ở đây tác giả đã tìm hiểu và đƣa ra một số yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình tổ chức thực hiện để từ đây làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện chính sách đạt hiệu quả cao hơn.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NHÀ Ở XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội ảnh hƣởng việc thực hiện chính sách nhà ở xã hội