Mục tiêu thực hiệnchính sách nhà ởxã hội trên địa bànthành phố Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 85)

3.1.Căn cứ đề xuất giải pháp

3.1.1. Mục tiêu thực hiện chính sách nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội thành phố Hà Nội

Nhà nƣớc đóng vai trò chủ đạo trong việc trực tiếp đầu tƣ xây dựng nhà ở xã hội nhằm giải quyết nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức và một số đối tƣợng khó khăn về nhà ở. Đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ tạo lập quỹ nhà ở xã hội để cho thuê, thuê mua theo quy định của Luật Nhà ở.

Quỹ nhà ở xã hội phải đƣợc đầu tƣ xây dựng gắn với các dự án nhà ở thƣơng mại, dự án khu đô thị mới hoặc các khu dân cƣ hiện có để kết hợp khai thác hệ thống hạ tầng sẵn có, đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đồng thời phải đƣợc quản lý chặt chẽ trong quá trình đầu tƣ xây dựng cũng nhƣ khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật.

Nguồn vốn Nhà nƣớc để đầu tƣ xây dựng nhà ở xã hội, bao gồm ngân sách Trung ƣơng (kể cả nguồn vốn trong nƣớc và vốn vay ƣu đãi của tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài), ngân sách của thành phố thu đƣợc từ việc cho thuê, cho thuê mua từ quỹ nhà ở thuộc sở hữu Nhà nƣớc, tiền trích từ nguồn thu tiền sử dụng đất của các dự án nhà ở, dự án khu đô thị mới và nguồn thu ngân sách khác trên phạm vi địa bàn theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nƣớc.

Nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố đƣợc đầu tƣ phải đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế và chất lƣợng xây dựng theo quy định của pháp luật về nhà ở

và pháp luật về xây dựng, phù hợp với khả năng thanh toán của các đối tƣợng có thu nhập thấp.

Quỹ nhà ở xã hội đƣợc cho thuê, cho thuê mua theo đúng đối tƣợng và mức giá do UBND thành phố quy định cụ thể trên địa bàn, đảm bảo phù hợp với các quy định tại Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ theo nguyên tắc bảo toàn vốn, sử dụng có hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí và không quay trở lại cơ chế bao cấp cũ.

Giải quyết vấn đề nhà ở xã hội phải gắn với chƣơng trình cải tạo, chỉnh trang đô thị, góp phần cải thiện và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của cán bộ, công chức và một số đối tƣợng chính sách xã hội là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Trên cơ sở những chủ trƣơng, chính sách phát triển nhà ở xã hội của Nhà nƣớc, thành phố Hà Nội sẽ xây dựng chƣơng trình, kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn thủ đô trong những năm sắp tới. Thành phố coi việc giải quyết vấn đề nhà ở cho cán bộ, công chức, công nhân lao động trong các khuc công nghiệp và các đối tƣợng có khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà thành phố đã và đang áp dụng nhiều giải pháp để tháo gỡ.

Thành phố sẽ đóng vai trò chủ yếu trong việc phát triển quỹ nhà ở trên địa bàn thủ đô trong những năm sắp tới đồng thời kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia xây dựng quỹ nhà ở, thành phố cũng sẽ có những chính sách ƣu đãi cho các doanh nghiệp xây dựng nhà ở, góp phần giải quyết tình trạng thiếu nhà ở cho những ngƣời thu nhập thấp hiện nay.

Quan điểm của thành phố là việc giải quyết vấn đề nhà ở xã hội cho các đối tƣợng hiện nay là rất cần thiết nhƣng phải đƣợc tiến hành theo một lộ trình xác định, việc lựa chọn đối tƣợng đƣợc thuê, thuê mua phải hết sức thận trọng, chất lƣợng nhà ở phải đáp ứng đƣợc những tiêu chuẩn về nhà ở

xã hội do Nhà nƣớc ban hành.

Với Nghị quyết về chƣơng trình phát triển nhà ở giai đoạn 2012 - 2030, định hƣớng đến năm 2030 đƣợc thông qua, thành phố Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu cho từng giai đoạn, cụ thể là:

Đầu tƣ xây dựng 540.000m2

sàn, đáp ứng 41.000 chỗ ở cho sinh viên; 1,600.000m2 sàn đáp ứng chỗ ở cho công nhân, ngƣời lao động làm việc tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao; 1.800.000m2

sàn tƣơng đƣơng 20.000 căn hộ nhà ở xã hội cho ngƣời có công với cách mạng, cán bộ, công chức, viên chức; đầu tƣ 1.400m2

sàn nhà ở công vụ. Để thực hiện đƣợc mục tiêu này cần nguồn vốn khoảng trên 8.500 tỉ đồng.

Đến năm 2020, nâng tỉ lệ nhà kiên cố toàn thành phố lên 91,2%, hoàn thành xóa nhà tạm, nhà đơn sơ. Đầu tƣ 800.000m2

sàn, đáp ứng 130.000 chỗ ở cho sinh viên; đầu tƣ 3.000.000m2

sàn - tƣơng ứng 400.000 chỗ ở cho công nhân, ngƣời lao động; 2.223.000m2

sàn - tƣơng ứng 32.000 căn hộ cho ngƣời có công với cách mạng. Ngoài ra, đầu tƣ xây dựng 2.400.000m2

sàn nhà tái định cƣ - tƣơng ứng 30.000 căn hộ. Nguồn vốn dự kiến bố trí cho mục tiêu nhà ở xã hội giai đoạn này là khoảng trên 7.600 tỉ đồng.

3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế- xã hội nhằm phát triển nhà ở xã hội trên địa bànthành phố Hà Nội

Năm 2011 Thủ tƣớng chính phủ đã phê duyệt quyết định 1081/QĐ- TTgvề Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 với quan điểm xây dựng và phát triển thủ đô thành động lực thúc đấy phát triển đất nƣớc.Theo Quy hoạch, Hà Nội đặt mục tiêu tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân thời kỳ 2011-2015 đạt 12- 13%/năm, thời kỳ 2016-2020 đạt khoảng 11- 12%/năm và khoảng 9,5- 10%/năm thời kỳ 2021-2030.

Đến năm 2015, GDP bình quân đầu ngƣời của Hà Nội đạt 4.100 - 4.300 USD, đến năm 2020 đạt khoảng 7.100 - 7.500 USD và phấn đấu tăng lên 16.000-17.000 USD vào năm 2030.

Quy mô dân số Hà Nội đến năm 2015 đạt 7,2 - 7,3 triệu ngƣời, năm 2020 khoảng 7,9 - 8 triệu ngƣời và năm 2030 khoảng 9,2 triệu ngƣời. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 55% vào năm 2015 và 70 - 75% vào năm 2020, đƣa Thủ đô trở thành trung tâm đào tạo chất lƣợng cao của cả nƣớc và có tầm cỡ khu vực.Trong định hƣớng quy hoạch thành phố, Hà Nội đƣợc đặt ra nhiều mục tiêu lớn để phát triển kinh tế xã hội.

Phát triển mạnh mẽ lĩnh vực dịch vụ. Điều này nhằm hƣớng tới việc khuyến khích phát triển các lĩnh vực dịch vụ bao gồm: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, bƣu chính - viễn thông, khoa học - công nghệ, y tế, giáo dục - đào tạo, tƣ vấn, vận tải công cộng.Từ đó hƣớng tới xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính - ngân hàng hàng đầu ở khu vực phía Bắc và có vai trò quan trọng trong cả nƣớc, đồng thời Hà Nội tiếp tục giữ vai trò là một trong những trung tâm du lịch, là nguồn phân phối du khách lớn của khu vực phía Bắc.

Vấn đề việc làm cũng đƣợc hƣớng đến, định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của thủ đô nhắm tới mục tiêu giải quyết việc làm cho 135 - 140 nghìn ngƣời mỗi năm.

Song song với phát triển kinh tế, Hà Nội cũng tập trung giải quyết vấn đề lao động, việc làm, phấn đấu trung bình mỗi năm giải quyết việc làm mới cho 135 - 140 nghìn ngƣời giai đoạn 2011-2015 và tăng lên 155 - 160 nghìn ngƣời giai đoạn 2016-2020.

Đặc biệt, vấn đề quy hoạch đô thị cũng đƣợc chú trọng và trở thành nội dung chính đƣợc đƣa ra trong Quy hoạch tổng thể của thành phố. Cụ thể là thành phố trong thời gian tới sẽ mở rộng, kết hợp xây mới các trục chính

đô thị.Vấn đề phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đặt ra là giải quyết ách tắc giao thông gắn với xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đầu tƣ xây dựng các tuyến vận tải công cộng lớn nhƣ đƣờng sắt trên cao, tàu điện ngầm, các công trình ngầm...

Tại đô thị trung tâm là bố trí trụ sở, cơ quan trung ƣơng, cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nƣớc và các đoàn thể của quốc gia và thành phố, trụ sở các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế, các cơ sở thƣơng mại, giao dịch, dịch vụ tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, các viện nghiên cứu đầu ngành, trụ sở chính của các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp lớn; các cơ sở đào tạo chất lƣợng cao với quy mô phù hợp.

Đô thị trung tâm đƣợc phát triển mở rộng từ khu vực nội đô về phía Tây, Nam đến đƣờng vành đai 4 và về phía Bắc đến khu vực Mê Linh, Đông Anh; phía Đông đến khu vực Gia Lâm và Long Biên.Từ đó phát triển nhanh các đô thị vệ tinh nhƣ đô thị Hòa Lạc, đô thị Sơn Tây, đô thị Xuân Mai, đô thị Phú Xuyên, đô thị Sóc Sơn.Việc hình thành và phát triển nhanh các đô thị vệ tinh có chức năng hỗn hợp và đặc thù riêng, hoạt động tƣơng đối độc lập để hỗ trợ và chia sẻ với đô thị trung tâm các chức năng về đào tạo, công nghiệp, dịch vụ, nhà ở...

Đối với khu vực ngoại thành cũng sẽ hình thành các vành đai cây xanh gắn với phát triển các công viên sinh thái quy mô lớn. Phát triển các vùng rau, hoa cây cảnh cao cấp, thực phẩm sạch.Nhân rộng các mô hình các khu nông nghiệp công nghệ cao đã và đang hình thành tại Gia Lâm, Đông Anh, Mê Linh.

Theo Quy hoạch, dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tƣ toàn xã hội thời kỳ 2011-2015 là từ 1.400 - 1.500 nghìn tỷvà khoảng 2.500 - 2.600 nghìn tỷ đồng thời kỳ 2016-2020.

3.1.3. Định hướng phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội

Thủ tƣớng Chính phủ đã có quyết định 996/QĐ-Ttg phê duyệt phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2020 và định hƣớng 2030 trong đó vấn đề trọng tâm là phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố.

Cũng theo quyết định này, định hƣớng đến năm 2030 sẽ tiếp tục nâng cao chất lƣợng nhà ở, nhất là đối tƣợng chính sách xã hội khó khăn về nhà ở. Thành phố Hà Nội đề xuất những cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xanh, sạch.Trong đó, diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố là 31,5m2/ngƣời, trong đó khu vực đô thị là 33,8m2/ngƣời; khu vực nông thôn 27,lm2/ngƣời; tiếp tục cải tạo, chỉnh trang nhà ở đã có. Tỷ lệ nhà chung cƣ trong các dự án phát triển nhà ở tại đô thị đạt 90%; tỷ lệ nhà ở cho thuê trong các dự án nhà ở xã hội đạt 30%. Nâng tỷ lệ nhà ở kiên cố toàn thành phố lên thành 93,2%.Tổng vốn đầu tƣ từ ngân sách địa phƣơng khoảng 9.505,8 tỷ đồng (chiếm 1,12% tổng vốn đầu tƣ xây dựng đến năm 2030).

Quyết định này yêu cầu UBND thành phố rà soát, phân loại dự án phát triển nhà ở xã hội đã đƣợc chấp thuận, xác định các dự án điều chỉnh, tạm dừng, dừng hoặc tiếp tục triển khai. Không cho phép triển khai các dự án không tuân thủ pháp luật về nhà ở, kinh doanh bất động sản, không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà chung của thành phố và không đủ điều kiện hạ tầng để đáp ứng nhu cầu tối thiểu về dịch vụ đô thị. Trong đó kiên quyết thu hồi hoặc dừng các dự án chậm triển khai, đã giao đất, nhƣng không sử dụng quá thời gian quy định của pháp luật. Ngoài ra, rà soát quỹ đất 20% tại các khu đô thị, có biện pháp bảo đảm các dự án đƣợc triển khai đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội,công khai các đồ án quy hoạch đô thị, phân khu, quy hoạch chi tiết, kiến trúc nhà ở.

3.2. Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội triển nhà ở xã hội tại Hà Nội

3.2.1. Giải pháp tăng cường sự quan tâm của các cấp ủy Đảng

Thứ nhất , vấn đề phát triển nhà ở xã hội vừa mang tính trƣớc mắt vừa mang tính lâu dài ảnh hƣởng tới sự phát triển bền vững của thành phố. Giải quyết vấn đề nhà ở xã hội là trách nhiệm của mọi cấp, mọi ngành, mọi tổ chức và cá nhân trong toàn thành phố dƣới sự lãnh đạo thống nhất của các cấp ủy Đảng và chính quyền thành phố.Cần đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lƣợc phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.Ðổi mới cơ chế hỗ trợ nhà ở xã hội ở đô thị để có giá thuê, giá mua hợp lý với các đối tƣợng. Tập trung khắc phục những khó khăn về đất đai, quy hoạch, vốn, thủ tục, tạo điều kiện cho các tổ chức kinh doanh tham gia thực hiện các dự án phát triển nhà ở xã hội, có chính sách ƣu đãi cho doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng nhà ở xã hội.

Thứ hai, tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của các cấp ủy

Đảng, chính quyền, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội trong việc thực hiện các chƣơng trình, chính sách về nhà ở, đảm bảo an sinh xã hội. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong chỉ đạo và thực hiện. Báo cáo kết quả công tác hàng năm của cấp ủy và chính quyền các cấp ở địa phƣơng phải có nội dung về thực hiện chính sách nhà ở xã hội.

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật

Thứ nhất,Nhà nƣớc cần sử dụng có hiệu quả các công cụ hỗ trợ về

chính sách, pháp luật để tạo nguồn cung dồi dào về nhà ở, phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng để kéo giá nhà, đất xuống mức có khả năng chi trả của đại đa số ngƣời dân. Để tạo nguồn cung dồi dào, Nhà nƣớc cần hỗ trợ về vốn cho nghiên cứu để đƣa ra đƣợc những chính sách đồng bộ, có hiệu quả

hơn nữa để khuyến khích, tạo mọi điều kiện cho nhà đầu tƣ thực hiện các dự án phát triển nhà ở xã hội dành cho ngƣời thu nhập trung bình và thấp, phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng.

Nhà nƣớc cần có chính sách hiệu quả hơn để tiếp tục phát triển nhà ở xã hội.Phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho ngƣời thu nhập thấp là một giải pháp quan trọng để đảm bảo an sinh xã hội. Nhà nƣớc cần có hệ thống chính sách đồng bộ, có hiệu quả, tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội để ngƣời có thu nhập thấp, hộ gia đình chính sách gặp khó khăn có điều kiện cải thiện chỗ ở.

Thứ hai, Nhà nƣớc nên cho phép nhà đầu tƣ đƣợc miễn tiền sử dụng

đất, tiền thuê đất trong phạm vi dự án, áp dụng thuế suất ƣu đãi thuế giá trị gia tăng ở mức cao nhất, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian tối đa, hỗ trợ tín dụng đầu tƣ từ các nguồn vốn vay tín dụng ƣu đãi hoặc bù lãi suất theo quy định. Đồng thời, hỗ trợ về qũy đất phát triển nhà ở cho thuê và nhà ở xã hội.Nhà nƣớc cũng có chính sách để tạo lập qũy vốn cho xây dựng nhà ở xã hội một cách ổn định. Ngân hàng Nhà nƣớc cần xây dựng chính sách tín dụng với việc cho vay ƣu đãi với lãi suất thấp và xây dựng tổ chức tín dụng nhà ở của Nhà nƣớc để hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện các dự án nhà ở xã hội.

Thứ ba, cùng với việc ổn định giá nhà thì Nhà nƣớc cũng cần có những chính sách hỗ trợ để ngƣời dân có thể tiếp cận đƣợc với thị trƣờng nhà ở xã hội.Bởi lẽ, cho dù giá nhà có giảm xuống mức phù hợp thì đó cũng là một tài sản rất lớn mà không nhiều ngƣời dân có thể chi trả một lần đƣợc.Vì vậy, Nhà nƣớc cần nghiên cứu hình thành Luật về qũy tiết kiệm bất động sản. Về căn bản, mọi đối tƣợng tham gia vào thị trƣờng bất động sản đều thiếu vốn, mọi chủ thể khi muốn mua bất động sản cho nhu cầu của mình đều không có khả năng đủ chi trả một lần trực tiếp cho bất động sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)