* Về kinh tế
Kinh tế Hà Nội đƣợc coi là một trong những nền kinh tế lớn của nƣớc ta. Trong những năm qua, cùng với thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội đã không ngừng phát triển mạnh mẽ về kinh tế, đóng góp vào sự phát triển chung của kinh tế cả nƣớc.Năm 2013, vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt 279.200 tỷ đồng, tăng 12% so với năm trƣớc. Trong đó, vốn nhà nƣớc trên địa bàn tăng 8,1%; vốn ngoài nhà nƣớc tăng 14%, vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tăng 11,3%.
Sau khi mở rộng địa giới hành chính với hơn 7 triệu dân, lực lƣợng lao động của thành phố Hà Nội thuộc loại trẻ và liên tục đƣợc bổ sung bởi số ngƣời đến tuổi lao động nhập cƣ từ các tỉnh lân cận, số lao động từ 15 đến 34 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 57,7%; tiếp theo là nhóm có độ tuổi từ 35 đến 55 tuổi, chiếm 37,8%; từ 56 đến 60 tuổi chiếm 3,3%; số còn lại là lao động dƣới 15 tuổi và trên 60 tuổi. Với độ tuổi lao động trẻ, Hà Nội có lợi thế trong việc thu hút vốn đầu tƣ, phát triển kinh tế, đặc biệt là những ngành và khu vực kinh tế mới hình thành.
Thành phố Hà Nội là trung tâm đầu não về kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nƣớc chính vì vậy, sự phát triển của Hà Nội về kinh tế là rất cao. Hiện nay, Hà Nội đang là điểmthu hút đầu tƣ lớn. Nhà nƣớc cũng nhƣ thành phố đã có rất nhiều chính sách ƣu đãi đầu tƣ vào phân khúc thị trƣờng nhà ở xã hội, đây sẽ là thị trƣờng tiềm năng trong tƣơng lai.
*Về xã hội
Sau khi mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, dân số của Hà Nội tăng nhanh trong những năm gần đây và Hà Nội cũng nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới. Tính đến hết năm 2015, dân số toàn thành phố là 7,5 triệu ngƣời, chiếm hơn 8% dân số cả nƣớc. Mật độ dân số Hà Nội hiện nay cũng nhƣ trƣớc khi mở rộng địa giới hành chính không đồng đều giữa các quận nội thành và khu vực ngoại thành.
Tính đến năm 2014, bình quân mật độ dân số chung của Hà Nội là 2.170 ngƣời/km2
Bảng 2.2: Mật độ dân số tại các quận thành phố Hà Nội năm 2014 STT Quận Mật độ (Ngƣời/km2 ) 1 Hoàn Kiếm 29.500 2 Ba Đình 26.300 3 Đống Đa 40.300 4 Hai Bà Trƣng 31.300 5 Bắc Từ Liêm 7.377 6 Hoàng Mai 8.346 7 Long Biên 3.757 8 Nam Từ Liêm 7.234 9 Tây Hồ 5.442 10 Thanh Xuân 24.583 11 Thanh Trì 3.145 12 Hà Đông 4.149
( Nguồn: Website UBND thành phố Hà Nội)
Với mật độ lớn nhƣ vậy, vấn đề nhà ở thực sự là áp lực lớn với thủ đô, gây nên những sức ép về nhà ở và giao thông tại các khu trung tâm, gây khó khăn trong vấn đề cải thiện chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân.
Việc Hà Nội mở rộng địa giới hành chính cũng tạo ra nhiều khó khăn trong công tác giải quyết nhà ở trên địa bàn thành phố. Theo số liệu thống kê mới nhất của cục thống kê, Hà Nội có khoảng 30 khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao trên địa bàn thành phố với số lƣợng công nhân tăng lên 20% so với Hà Nội cũ, số lƣợng cán bộ, công chức, viên chức tăng lên hơn 2.000 ngƣời. Đây đƣợc coi là một sức ép lớn trong việc phát triển
quỹ nhà ở xã hội trong tƣơng lai khi mà việc giải quyết nhà ở cho các đối tƣợng trên vốn đã gặp nhiều khó khăn khi Hà Nội chƣa sát nhập.
Mặc dù là thủ đô của một quốc gia nghèo, thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp nhƣng Hà Nội lại là một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới và giá bất động sản không thua kém các quốc gia giàu có. Điều này đã khiến ngƣời dân Hà Nội, đặc biệt tầng lớp có thu nhập thấp phải sống trong điều kiện chật chội, thiếu tiện nghi.Chất lƣợng các nhà ở này cũng rất khác nhau nhƣng nhìn chung là chƣa đảm bảo đƣợc những nhu cầu sinh hoạt tối thiểu hiện nay.
Bảng 2.3: Thống kê về nhà ở năm 2010
Thành phố Hà
Nội
Con số thống kê về nhà ở Con số
Quỹ nhà ở 12 triệu m2
Diện tích bình quân 5m2/ ngƣời Có khoảng 3000 ngƣời sống với
diện tích 2m
2/ ngƣời Diện tích cần cải tạo 1.6 triệu m2
(13.3% quỹ nhà)
(Nguồn: Bộ Xây dựng 2010)
Con số thống kê trên cho thấy, với mật độ dân cƣ quá lớn nhƣ hiện nay, thực sự vấn đề nhà ở trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Khi quỹ đất hạn chế, việc quy hoạch nhà ở trên địa bàn thành phố cần có sự tính toán trong dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu ở của ngƣời dân, tránh thất thoát lãng phí trong quá trình triển khai.Với diện tích 332,4 nghìn ha, Hà Nội chỉ có 37 nghìn ha đất dành cho nhà ở.
Bảng 2.4: Diện tích sử dụng đất của TP. Hà Nội năm 2013 (nghìn ha) Tổng diện tích Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở Đất khác 332,4 149,7 24,4 70,0 37,0 88,3 (Nguồn: Tổng cục Thống kê 2013)
2.2.Thực trạng thực hiện chính sách nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.2.1. Về ban hành văn bản, kế hoạch hướng dẫn triển khai thực hiệnchính sách nhà ở xã hội
* Về ban hành văn bản
- Văn bản do trung ương ban hành
Trong lĩnh vực phát triển nhà ở nói chung, nhà ở xã hội nói riêng, hệ thống văn bản pháp luật ở cấp trung ƣơng bao gồm Luật Nhà ở, các Nghị định do Chính phủ ban hành và các quyết định do thủ tƣớng ký nhằm hƣớng dẫn và cụ thể hóa việc thi hành Luật nhà ở, và thông tƣ do các Bộ ban hành hƣớng dẫn chi tiết một số điều của các Nghị định. Ngoài ra việc phát triển nhà ở xã hội còn đƣợc định hƣớng bởi chiến lƣợc phát triển nhà ở do Thủ tƣớng ban hành và điều chỉnh bởi các Luật liên quan nhƣ Luật đất đai, Luật đầu tƣ, Luật kinh doanh bất động sản và các Nghị định và thông tƣ tƣơng ứng.
+ Nghị định số 90/2006/NĐ- CP quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành luật nhà ở 2005 đã dành một mục tiêu Phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
+Nghị định số 71/2010/NĐ-CP quy định chủ đầu tƣ dự án phát triển nhà ở thƣơng mại phải dành diện tích đất xây dựng nhà ở đã đầu tƣ xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong các dự án phát triển nhà ở thƣơng mại,
khu đô thị mới để xây dựng nhà ở xã hội.
+ Nghị định số 34/2013/NĐ- CP về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nƣớc.
+Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. +Quyết định số 2127/QĐ-Ttg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lƣợc phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
+ Quyết định 996/QÐ-Ttg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc Phê duyệt chƣơng trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2020 và định hƣớng đến năm 2030.
+ Quyết định 1081/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030.
Các Nghị định, Quyết định và Thông tƣ đƣợc bổ sung và thay thế một cách thƣờng xuyên. Sự thay đổi này cho thấy sự thích ứng và phản hồi của các cơ quan ban hành chính sách với thực tiễn thi hành chính sách.
- Văn bản do thành phố Hà Nội ban hành
Căn cứ theo các quy định ở văn bản cấp trung ƣơng, thành phố Hà Nội có các Quyết định của UBND, Hội đồng nhân dân quy định chi tiết một số yếu tố đặc thù cũng nhƣ cách thức tiến hành và quản lý phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội.
+Quyết định số 45/2010/QĐ-UBND về việc bán, cho thuê, thuê mua và quản lý và sử dụng nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội.
+ Quyết định số 34/2010/QĐ-UBND về việc bán, cho thuê, cho thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở cho ngƣời có thu nhập thấp tại khu vực đô thị.
nhà ở thành phố Hà Nội năm 2015 và các năm tiếp theo(giai đoạn 2016- 2020).
+ Nghị quyết số 06/2013/NQ-HĐND về việc thông qua chƣơng trình phát triển nhà ở xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030.
+ Nghị quyết số 07/2013/NQ-HĐND về chính sách ƣu tiên đầu tƣ và huy động các nguồn lực đầu tƣ xây dựng các khu đô thị, nhà ở, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ.
* Về kế hoạch hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách nhà ở xã hội
Kế hoạch nhằm cụ thể hóa việc thực hiện các mục tiêu phát triển nhà ở trên địa bàn thành phố Hà Nội, đồng thời kiểm soát công tác phát triển nhà ở năm 2015 và các năm tiếp theo(giai đoạn 2016-2020), Hà Nội tích cực kêu gọi, huy động các nguồn lực xã hội tham gia đầu tƣ phát triển nhà ở xã hội đảm bảo hệ thống an sinh xã hội toàn thành phố, nâng cao chất lƣợng cuộc sống.
Hà Nội là một trong những địa phƣơng đi đầu cả nƣớc xây dựng chƣơng trình phát triển nhà ở xã hội. Tại quyết định số 6336/QĐ-UBND ngày 28/11/2014 của UBND thành phố Hà Nội có phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hà Nội năm 2015 và các năm tiếp theo giai đoạn 2016-2020,cũng xác định mục tiêu đến năm 2015 xây mới 12,5 đến 15 triệu m2nhà ở, đƣa diện tích bình quân đầu ngƣời xấp xỉ đạt đƣợc 23,1m2/ngƣời, trong đó tập trung phát triển 15.500 căn hộ cho ngƣời thu nhập thấp.
Nội dung của việc xây dựng kế hoạch triển khai nhà ở xã hội phải đƣợc đƣa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của thành phố và phải cần quan tâm đến các vấn đề: dự báo số ngƣời có nhu cầu nhà ở xã hội, số căn hộ, diện tích, đơn giá bán.
khi ban hành chính sách luôn bám sát các quy định do Trung ƣơng đề ra.
tạp.
2.2.2. Về phổ biến, tuyên truyền chính sách nhà ở xã hội
Sở Xây dựng phối hợp với Sở -
phƣờng, quận và các đối tƣợng thuộc diện đƣợc hỗ trợ để triển khai thực hiện theo đúng quy định.
Sở Xây dựng thƣờng xuyên công khai danh mục, thông tin các dự án nhà ở xã hội của thành phố trên trang chủ của Sở Xây dựng để huy động nguồn lực xã hội, lựa chọn nhà đầu tƣ tham gia đăng ký đầu tƣ và để ngƣời dân biết, thực hiện các quyền và giám sát cộng đồng.
UBND thành phố Hà Nội đã tập trung chỉ đạo, thực hiện nghiêm pháp luật, chính sách phát triển nhà ở xã hội; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho nhà đầu tƣ xây dựng nhà ở xã hội. Tiếp tục nâng cao công tác tuyên truyền các chính sách về nhà ở xã hội, quan tâm đến công tác vận động trợ giúp các hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn trong công tác xây dựng nhà ở xã hội. Đồng thời các cơ quan chức năng tiếp tục tăng cƣờng giám sát việc thực thi các chính sách và các chƣơng trình nhà ở xã hội giai đoạn 2016-2020 để đảm bảo việc thực hiện theo đúng theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật có liên quan.
Chủ đầu tƣ dự án nhà ở xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các dự án nhà ở xã hội trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng để
ngƣời dân có thể dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu thông tin.
Tuy nhiên, hiện nay một số cơ quan, Ban ngành chƣa chú trọng đến việc phổ biến các chính sách đến ngƣời dân. Cán bộ làm công tác tuyên tuyền năng lực còn thiếu, chƣa nắm bắt đƣợc hết các chủ trƣơng của Đảng, chính sách, quy định của Nhà nƣớc về nhà ở xã hội dẫn đến đôi khi tƣ vấn còn lúng túng, thiếu tính chủ động.
Để thực hiện những chính sách của Nhà nƣớc nói chung và của thành phố Hà Nội nói riêng về nhà ở xã hội, thành phố Hà Nội đãchỉ đạo, phân công trách nhiệm cho các cơ quan chức năng của UBND thành phố tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong việc hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phát triển nhà ởxã hội, cải cách thủ tục hành chính.
* Sở Xây dựng: là cơ quan thƣờng trực giúp UBND thành phố thực
hiện công tác quản lý đầu tƣ và sử dụng toàn bộ quỹ nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố, cụ thể nhƣ sau:
- Tham mƣu cho UBND thành phố ban hành các văn bản, chủ trƣơng, chính sách về phát triển, quản lý và sử dụng; tổng hợp các số liệu, giải quyết các khó khăn vƣớng mắc về quản lý và sử dụng nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố.
- Hƣớng dẫn các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các văn bản, chủ trƣơng, chính sách về quản lý và sử dụng nhà ở xã hội do Chính phủ, các Bộ ngành Trung ƣơng và UBND thành phố ban hành.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và đơn vị liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định. Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc quản lý và sử dụng nhà ở xã hội; báo cáo, đề xuất hình thức xử lý trình UBND Thành phố quyết định đối với các hành vi vi phạm (nếu có) của các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan. Giải quyết thắc mắc, tranh
chấp, khiếu nại của ngƣời mua, thuê, thuê mua về việc quản lý và sử dụng nhà ở xã hội trong phạm vi thẩm quyền.
- Tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm quản lý vận hành nhà ở xã hội, hàng năm báo cáo UBND thành phố.
- Đặt hàng dịch vụ công đối với quỹ nhà xã hội cho đơn vị đủ năng lực và phù hợp chức năng trong đăng ký hành nghề.
- Định kỳ 6 tháng tổng hợp, báo cáo UBND thành phố tình hình quản lý, vận hành nhà ở xã hội, hàng năm báo cáo UBND thành phố.
* Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội:
- Quản lý quỹ nhà bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội sau khi đầu tƣ xây dựng, ký hợp đồng bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội và thu tiền bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội của các hộ gia đình. (Trƣờng hợp cụ thể thành phố sẽgiao đơn vị có đủ năng lực quản lý quỹ nhà ở xã hội theo quy định).
- Lập giá bán, cho thuê, thuê mua và thu hồi vốn đầu tƣ xây dựng quỹ nhà ở xã hội theo chỉ đạo của UBND thành phố, chuyển Sở Tài chính thẩm định giá bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội, trình UBND thành phố phê duyệt.
- Tổ chức việc bảo dƣỡng, duy tu, bảo trì quỹ nhà bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội và vận hành khai thác quỹ nhà ở xã hội.
- Định kỳ 6 tháng tổng hợp, báo cáo Sở Xây dựng tình hình quản lý, vận hành nhà ở xã hội, báo cáo UBND thành phố.
* Sở Tài chính:
- Chủ trì, tham gia quyết toán nguồn vốn đầu tƣ do ngân sách thành phố cấp đối với dự án nhà ở xã hội trình UBND thành phố phê duyệt theo quy định.
lập theo quy định, trình UBND thành phố phê duyệt.
*Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động Thành
phố:
- Phối hợp với Sở Xây dựng, thống kê danh sách các đối tƣợng có nhu cầu và đủ tiêu chuẩn mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, tổ chức xét duyệt danh sách trình UBND thành phố phê duyệt.
- Cấp giấy xác nhận đối tƣợng là ngƣời có công với cách mạng (với các trƣờng hợp chƣa đƣợc hỗ trợ miễn giảm theo Quy định 118/QĐ-TTg; QĐ 117/2007/QĐ-TTg; QĐ 20/2000/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ khi mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.
* UBND phường, quận:
- UBND các quận tổ chức cƣỡng chế đối với trƣờng hợp thu hồi nhà xã hội.
- Chịu trách nhiệm về việc xác nhận về hộ khẩu và tình trạng nhà ở