Kết quả xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực thi hành án dân sựt ạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự tại tỉnh quảng bình (Trang 52 - 63)

Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư pháp, Tổng cục thi hành án dân sự, công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã đạt được được những kết quả

quan trọng góp phần vào việc hoàn thành và ổn định tình hình an ninh, chính trịtrên địa bàn tỉnh. Hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự trong tỉnh không ngừng được củng cố, kiện toàn; đội ngũ cán bộ được tăng cường cả về số lượng và chất lượng; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu công tác của cơ quan thi hành án dân sự trong toàn tỉnh ngày càng được hoàn thiện; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thi hành án dân sựđã từng bước được chú trọng; sự phối kết hợp giữa các cơ quan thi hành án dân sự với các cơ quan liên quan trong công tác thi hành án dân sựđược tăng cường; kết quả công tác thi hành án dân sự có nhiều chuyển biến tích cực, tỉ lệ giải quyết thi hành án dân sự tăng cả về số việc và số tiền, án tồn đọng giảm, nhiều vụ việc phức tạp, tồn đọng kéo dài đã được giải quyết dứt điểm, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, tập thểvà côn dâng theo quy định của pháp luật; hiệu lực quản lý nhà nước ngày càng được củng cốtăng cường, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn, xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh.

Một trong những kết quả quan trọng trong công tác THADS trong 5 năm qua đó là tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, đoàn thể và công dân về công tác THADS. Cơ chế mới đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tạo nên sự gắn kết và phối hợp ngày càng cao nhằm đẩy mạnh hiệu quả công tác THADS trên địa bàn tỉnh. Có được kết quả đó là do lãnh đạo các cơ quan THADS đã tăng cường công tác tham mưu với các cấp ủy, chính quyền về tầm quan trọng của công tác THADS, tích cực cho ý kiến và đôn đốc, kiểm tra, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, chấp hành viên thực thi nhiệm vụ. Nhiều UBND cấp xã chủ động bố trí cán bộ phối hợp với cán bộ thi hành án cung cấp đầy đủ thông tin về đương sự là người của địa phương, hỗ trợ chấp hành viên làm tốt công tác hòa giải, thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án…

Bảng 2.2: Kết quả thi hành án dân thi hành án dân sự về việc của các cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Quảng Bình giai đoạn từ 2016- 2020

Năm Côngtác Tổng số việc phải thi hành Tổng số việc có điều kiện thi

hành Tổng số việc thi hành xong Tỷ lệ thi hành xong/số việc có điều kiện 2016 3.801 3.261 2.956 90% 2017 4.106 3.504 3.173 90% 2018 3.864 3.059 2.747 89% 2019 4.502 3.584 3.041 84% 2020 4.097 3.624 3.136 86%

Nguồn: Báo cáo Tổng kết công tác thi hành án dân sự

giai đoạn2016-2020 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Bình.

Bảng 2.3: Kết quả thi hành án dân sự về tiền của các cơ quan thi hành án dân sựtỉnh Quảng Bình giai đoạn từ 2016 - 2020

Năm công tác Tổng số tiền phải thi hành (1.000đ) Tổng số tiền có điều kiện thi hành (1.000đ) Tổng số tiền thi hành xong (1.000đ) Tỷ lệ thi hành xong/số tiền có điều kiện 2016 293.827.542 132.677.038 46.378.753 35% 2017 448.658.740 150.643.167 70.132.314 46% 2018 325.473.141 182.918.501 113.829.414 62% 2019 1.297.278.785 278.096.818 104.486.594 38% 2020 2.213.088.324 601.246.567 74.567.768 13%

Nguồn: Báo cáo Tổng kết công tác thi hành án dân sựgiai đoạn2016- 2020 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Bình.

Từ số liệu trên, có thể thấy rằng trong 05 năm qua, các cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Bình đã luôn nỗ lực để hoàn thành chức năng nhiệm vụ thi hành án, đảm bảo các bản án, quyết định có hiệu lực được thực thi một cách nghiêm túc, đúng quy định; quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được quan tâm, bảo vệ. Tuy nhiên nếu so sánh kết quả thi hành án dân THADS về việc với kết quả THADS về tiền của các cơ quan THADS tỉnh Quảng Bình giai đoạn từ 2016- 2020 thì tỷ lệ thi hành xong đối với các việc có điều kiện thi hành đạt tương đối cao (đạt 87.8%) so với tỷ lệ thi hành án về tiền (38,8%).Các năm 2019, 2020, tỷ lệ thi hành xong/tổng số các việc và tiền có điều kiện thi hành giảm so với những năm trước, đặc biệt là tỷ lệ thi hành xong về tiền đạt thấp do tài sản kê biên là dây chuyền sản xuất nhà máy đã đưa ra bán đấu giá nhưng chưa có người mua; song song với đó là số việc phải thi hành cũng tăng đáng kểở những năm 2019, 2020.6

Gắn với việc ra quyết định thi hành án để tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án có hiệu quả là việc thực hiện các chế tài có liên quan để xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong quá trình thi hành án, mà chủ yếu là các hành vi vi phạm hành chính, như: Đã nhận giấy báo, giấy triệu tập lần thứ hai nhưng không có mặt để thực hiện việc thi hành án mà không có lý do chính đáng; Cố tình không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án hoặc bản án, quyết định phải thi hành ngay; Không thực hiện công việc phải làm hoặc không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định; Có điều kiện thi hành án nhưng cố tình trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ thi hành án; Tẩu tán hoặc làm hư hỏng tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản; Không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên về việc cung cấp thông tin, giao

6

Báo cáo Tổng kết công tác thi hành án dân sựgiai đoạn 2016-2020 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Bình

giấy tờ liên quan đến tài sản bị xử lý để thi hành án mà không có lý do chính đáng; Sử dụng trái phép, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc thay đổi tình trạng tài sản đã kê biên nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Chống đối, cản trở hay xúi giục người khác chống đối, cản trở; có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm người thi hành công vụ trong thi hành án; gây rối trật tự nơi thi hành án hoặc có hành vi vi phạm khác gây trở ngại cho hoạt động thi hành án dân sự nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Phá hủy niêm phong hoặc hủy hoại tài sản đã kê biên nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Không chấp hành quyết định của Chấp hành viên về việc khấu trừ tài khoản, trừ vào thu nhập, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án.Theo đó Điều 162 Luật THADS đã quy định cụ thể:

Thứ nhất: Hành vi được quy định tại khoản 1 Điều 162“đã nhận giấy

báo, giấy triệu tập lần thứ hai nhưng không có mặt để thực hiện việc thi hành án mà không có lý do chính đáng" có thể được hiểu như sau:Người phải thi hành án mặc dù đã nhận giấy báo, giấy triệu tập đến lần thứ hai của cơ quan có thẩm quyền nhưng không đến địa điểm ghi trong giấy báo, giấy triệu tập để thực hiện việc thi hành án mà không có lý do chính đáng. Lý do chính đáng ở đây có thể là những nguyên nhân khách quan, bất khả kháng đối với người phải thi hành án...

Ví dụ: Người phải thi hành án đang trên đường đến địa điểm ghi trong giấy báo thì bị tai nạn giao thông, bị ốm không thể đi được (có giấy xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền)

Thứ hai: Khoản 2 Điều 162 quy định: “Cố tình không thực hiện quyết

định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án hoặc bản án, quyết định phải thi hành ngay". Được hiểu là người phải thi hành án cố tình không thực

hiện quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án hoặc bản án như biện pháp niêm phong, cấm dịch chuyển tài sản, kê biên tài sản...; hoặc người phải thi hành án không thực hiện quyết định phải thi hành ngay theo quyết định thi hành án, đều được coi là những hành vi vi phạm hành chính trong THADS.

Thứ ba: Người phải thi hành án không thực hiện công việc buộc phải làm như phải tháo dỡ công trình trên đất người khác hoặc không chấm dứt thực hiện công việc mà bản án, quyết định của Toà án tuyên không được chẳng hạn như trong bản án, quyết định của Toà án tuyên một người phải dừng ngay việc khai thác, sử dụng hay xây dựng công trình trên đất... nhưng người đó đã không thực hiện (khoản 3 Điều 162).

Thứ tư: Trường hợp, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án

nhưng không thực hiện nghĩa vụ thi hành án mà không có lý do chính đáng. Thực tiễn công tác THADS cho thấy có nhiều vụ việc người phải thi hành án cố ý không thi hành án và viện dẫn rất nhiều lý do khác nhau cho sự trì hoãn đó. Tuy nhiên, khi chấp hành viên đi xác minh thì lại thấy rằng người đó có đủ điều kiện thi hành và những lý do người đó đưa ra là hoàn toàn không chính đáng. Trong những trường hợp đó, cần thiết phải áp dụng xử phạt để đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật (khoản 4 Điều 162 Luật THADS).

Ví dụ: Người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ trả nhà theo bản án, quyết định của Tòa án. Trong quá trình tổ chức thi hành án, người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án (trong thời gian tự nguyện 10 ngày) và cố tình không thi hành án sau khi hết thời hạn tự nguyện với nhiều lý do như: chưa đồng tình với Bản án, quyết định của Tòa án nên đang khiếu nại lên Tòa phúc thẩm nhưng không có bằng chứng, giấy tờ gì chứng minh đang gửi đơn

khiếu nại lên Tòa phúc thẩm; gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền để nhằm kéo dài thời giant hi hành án.

Thứ năm:Khoản 5 Điều 162 quy địnhhành vi “tẩu tán hoặc làm hư hỏng

tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản”. Tẩu tán tài sản là hành vi trốn tránh nghĩa vụ về tài sản. Tài sản thuộc đối tượng đang tranh chấp mà được mang đi cầm cố, thể chấp, mua bán, tặng cho thì được coi là tẩu tán tài sản. Tẩu tán và làm hư hỏng tài sản đều là hành vi nhằm cản trở việc thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản.

Thứ sáu: Khoản 6 Điều 162 quy định “không thực hiện yêu cầu của

Chấp hành viên về việc cung cấp thông tin, giao giấy tờ liên quan đến tài sản bị xử lý để thi hành án mà không có lý do chính đáng”. Người phải thi hành án không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên về việc giao các giấy tờ liên quan đến tài sản xử lý để thi hành án mà không có lý do chính đáng như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy đăng ký xe và các giấy tờ có liên quan đến việc thi hành án.

Thứ bảy: Các hành vi quy định tại khoản 7,8, 9 của Điều 162 về sử dụng trái phép, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc thay đổi tình trạng tài sản đã kê biên, chống đối, cản trở hay xúi giục người khác chống đối, cản trở; có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm người thi hành công vụ trong thi hành án; gây rối trật tự nơi thi hành án hoặc có hành vi vi phạm khác gây trở ngại cho hoạt động THADS, phá hủy niêm phong hoặc hủy hoại tài sản đã kê biên nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đều là những hành vi vi phạm hành chính trong THADS. Vì tính chất và mức độ chưa đủ để bị truy cứu trách nhiệm hình sự, do đó với các hành vi trên bị xử phạt hành chính theo Luật THADS năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014.

Khác các hành vi vi phạm hành chính thuộc các trường hợp nêu và phân tích ở trên là chỉ áp dụng đối với người phải thi hành án, loại trường hợpthứ bảy này không áp dụng phạt cảnh cáo chỉ áp dụng mức phạt tiền; đặc biệt là đối tượng áp dụng được hiểu không chỉ còn là người phải thi hành án mà đã được mở rộng ra những đối tượng khác, có thể là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hay bất cứ cá nhân nào thực hiện những hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Thứ tám: Khoản10 Điều 162 LTHADS quy định hành vi “không chấp hành quyết định của Chấp hành viên về việc khấu trừ tài khoản, trừ vào thu nhập, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án”. Được hiểu là Chấp hành viên ra quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án. Số tiền khấu trừ không được vượt quá nghĩa vụ thi hành án và chi phí cưỡng chế. Ngay sau khi nhận được quyết định về khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án, cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản phải khấu trừ tiền để chuyển vào tài khoản của cơ quan THADS hoặc chuyển cho người được thi hành án theo quyết định khấu trừ. Thu nhập của người phải thi hành án gồm tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động và thu nhập hợp pháp khác. Khấu trừ vào thu nhập của người phải thi hành án là một trong bốn biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền được quy định tại khoản 2 Điều 71 và Điều 78 Luật THADS yêu cầu cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động, bảo hểm xã hội nơi người phải thi hành án nhận tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động và các thu nhập hợp pháp khác chuyển cho cơ quan thi hành án hoặc người được thi hành án một phần hay toàn bộ thu nhập của người phải thi hành án để thi hành nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định của các cơ quan có thẩmquyền. Trường hợp phát hiện người phải thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân đang giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án thì Chấp

hành viên ra quyết định thu giữ giấy tờ đó để thi hành án.Người phải thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án phải chuyển giao giấy tờ đó cho cơ quan THADStheo quy định của pháp luật. Do đó, nếu như người phải thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân không chấp hành quyết định của chấp hành viên về việc khấu trừ tài khoản, trừ vào thu nhập, thu hồi giấy tờ có giá thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Trong thi hành án dân sự trường hợp xử phạt thứ tám áp dụng đối với cơ quan, tổ chức đang nắm giữ tài sản, giấy tờ có giá của người phải thi hành án nhưng không thực hiện theo quyết định của Chấp hành viên thì cũng bị xử phạt vi phạm hành chính.

Ví dụ: Trong quá trình tổ chức thi hành án Chấp hành viên xác minh được người phải thi hành án có tiền trong tài khoản tại Ngân hàng A đủ để thi hành nghĩa vụ thi hành án theo Bản án, quyết định của Tòa án. Chấp hành viên đã áp dụng biện pháp đảm bảo thi hành án, ra quyết định phong tỏa tài khoản và ra quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án, tuy nhiên Ngân hàng A không thực hiện theo quyết định của Chấp hành viên đã cho người phải thi hành án rút tiền trong tài khoản nhằm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự tại tỉnh quảng bình (Trang 52 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)